theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới..."/>theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới..."/>

Thế giới ảo xâm lấn truyền thống kiểu cũ

05:54 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười Hai, 2006

Cơn lốc thế giới ảo với blog, chia sẻ video, hình ảnh... đã cuốn theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới.

Chỉ với các dịch vụ tán ngẫu, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh, Myspace đã có gần 100 triệu người đăng ký sử dụng tính đến tháng. Chín năm nay, trung bình mỗi tuần có hơn 1,5 triệu người đăng ký vào trang này. Trong khi đó, theo Nidsenlnetratings, Youtube có 34 triệu khách viếng thăm trong tháng tám và số lượng người đăng ký cũng không thua kém Myspace.

Sau khi trở thành biểu tượng của sự bùng nổ Internet, lúc này những website, hay có thể gợi là không gian ảo "cyberspace" như YouTube và Myspace đang được nhắc đến như một công cụ định hình lại phương thức kinh doanh của giới truyền thông truyền thống.

Nhóm dân số dưới 18 tuổi chiếm một phần ba dân sổ toàn thế giới, hường vào giới trẻ với thế giới mạng ảo là con đường tất yếu. Cả triệu giờ được giới này bỏ vào mấy trang web khiến các nhà đầu tư và các hãng tìm cách kiếm tiền đầu tư thông qua các quảng cáo và nguồn khác. Ông trùm giới truyền thông Rupert Murdoch của Tập đoàn News Corporation đã quyết định mua lại Myspace vào năm 2005 với giá 600 triệu USD và dự kiến khai trương ngay MySpace ở Trung Quốc đề chinh phục thị trường truyền thông của quốc gia 1,3 tỷ dân này. Trong khi đó, mới đây Google phải bỏ ra 1,65 tỷ USD mới mua lại được Youtupe.

Sự đầu tư của những ông trùm truyền thông như Murdoch vào Cyberbace cũng là dấu hiệu cho thấy các công cụ truyền thông kiều cũ đang bị Internet xâm lấn dần. Càng bỏ nhiều thời giờ lang thang trên mạng, độc giả trẻ càng tách khỏi truyền thông truyền thống. Một nghiên cứu do Accenture thực hiện với 10.000 người ở 9 nước cho thấy, 56% người dưới 24 tuổi muốn tự tạo và chia sẻ nội dung của họ, và 44% trong nhóm này thích xem video trên mạng hơn là TV. TạiAnh, cơ quan quản lý Ofcom cho biết, trung bình lớp người 15 - 24 tuổi xem TV ít hơn một tiếng so với người bình thường.

Một xu thế khác cũng cần được nhìn nhận là truyền thông đang ngày càng được "cá nhân hóa" nhờ những công cụ tạo nội dung kỹ thuật số như blog, podcast, wiki, game. Quá trình phân phối nội dung cũng trở nên rẻ và dễ dàng hơn thông qua điện thoại di động và Internet, nền tảng có quy mô toàn cầu và là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất hiện nay. Tính “cá nhân” trong truyền thông còn thể hiện ở chỗ người xem không còn ở thế bị động nữa mà chuyển sang “tương tác” nhiều hơn, tức khán giả có thể trở thành những biên tập viên viết, chỉnh sửa và đưa ra ý kiến…

Theo số liệu của Technorati, sau 5 năm ra đời, hiện trên Intemet đã có 57 triệu nhật ký mạng (blog) và ngày càng tăng với tốc độ 100.000 blog mới ra đời mỗi ngày. Thống kê cho biết mỗi ngày, các cư dân trên mạng đưa 1,3 triệu ghi chép cá nhân vào loại "nhật ký" này tất cả các vấn đề trên thế giới...

Trước sự bùng nổ quá nhanh của các hình thức giao tiếp Internet, các chuyên gia cho rằng: nếu báo chí được coi là quyền lực thứ tư thì giờ đây blog đang dần trở thành một thứ quyền lực thứ năm, góp phần vào việc tạo và gây sức ép dư luận. Mặt khác, phương tiện giao tiếp trên Intemet đang dần thay thế radio, báo chí và các kênh truyền hình, đặc biệt là nhũng kênh nhắm vào thị rường trẻ.

Chính vì vậy, các hãng truyền thông lớn trên thế giới như BBC, CNN cũng đã định hướng lại chiến lược lâu dài là phải vượt qua khỏi việc phát hình, phát thanh để hướng đến dịch vụ tìm kiếm, chơi đùa và chia sẻ. Trong khi đó, những tạp chí, nhật báo nổi tiếng nhất thế giới khi xuất bản trên mạng cũng đã đưa blog vào kênh giao tiếp, thu thập thông tin của mình. AshleyHighfeld, Giám đốc BBC về Internet và công nghệ nhận định rằng: "Khi thế hệ Myspace trưởng thành, media là cyberspace...".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một thế giới chìm trong Internet

    19/08/2006Thiên Ý (Theo CNN)"Chỉ vài năm nữa thôi, Internet sẽ làm đảo lộn mọi công việc kinh doanh. Hoặc bạn hãy chuẩn bị đối phó - hoặc là chết".
  • Những website làm thay đổi thế giới

    16/08/2006Trung Hà (theo The Guardian)Nhân kỷ niệm 15 năm ngày ra đời của mạng World Wide Web, John Naughton, tác giả của cuốn Lược sử tương lai đã công bố 15 website có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay...
  • Tin tức trực tuyến và vòng đời ...36 giờ

    18/07/2006Vừa có một báo cáo kết quả nghiên cứu được công bố nhằm lý giải bí ẩn trong lòng các nhà xuất bản, quản lý toà soạn, biên tập và cả người đọc: "Khi nào thì tin mới được coi là tin cũ?"
  • Công nghiệp nội dung có thể tăng vượt ngành phần mềm

    18/07/2006Thanh Lương"Công nghiệp nội dung số và phần mềm không mâu thuẫn mà hỗ trợ nhau. Nhưng nội dung số lợi thế hơn, vì phát huy được đặc thù văn hoá dân tộc. Nếu có chiến lược thích hợp, ngành này có thể phát triển vượt phần mềm", Vụ trưởng Vụ công nghiệp CNTT, Bộ BCVT, Nguyễn Anh Tuấn, mới trao đổi với VnExpress.
  • Net là một phần văn hóa

    17/12/2005“Net là một phần văn hóa quan trọng trong đời sống hiện nay”, đa số các bạn trẻ tham dự ngày hội internet lần 5 khai mạc tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM sáng nay đều cùng chung quan điểm như vậy...
  • Những nghịch lý trong ứng dụng CNTT

    15/10/2005Một cuộc nghiên cứu trên quy mô toàn cầu do tập đoàn khảo sát thị trường IDC thực hiện mới đây cho kết quả đáng kinh ngạc: Mọi đối tượng người dùng phần mềm từ các nhà quản lý cao cấp cho tới những nhân viên "quèn" trung bình chỉ khai thác chưa tới 15% các tính năng của phần mềm
  • Công nghệ thay đổi cách xem tin của độc giả Internet

    27/07/2005P.K. (theo AP)J.D. Lasica trước đây hay truy cập từ 20 đến 30 website để đọc tin. Hiện nay, số địa chỉ mà anh tìm đến chỉ còn 3 nhưng lượng tin tức mà biên tập viên của tờ The Sacramento Bee này “tiêu thụ” lại tăng lên nhiều lần.
  • Kỷ nguyên di động - bước phát triển tiếp theo của PC

    15/06/2005Trong thời gian tới, điện toán tốc độ với bộ nhớ cơ sẽ sớm trở nên lạc hậu, và một thế hệ máy tính mới, nhỏ hơn, thời trang hơn, sẽ chiếm ngôi vị thống soái của những chiếc PC đơn điệu, thô kệch.
  • Cuộc sống ở xã hội ảo

    22/10/2004Bên cạnh một thế giới thực mà mỗi người đang góp mặt, một thế giới khác cũng có thật và đang tồn tại với đầy đủ các cung bậc của đời thường. Xã hội ấy được tìm thấy trên mạng Internet...
  • Máy tính sẽ trở thành "oxy của tương lai"

    02/10/2004Tới năm 2010, các nhà khoa học dự đoán chúng ta sẽ ngập trong một biển máy tính tí xíu. Khi đó, người ta sẽ dùng chúng một cách tự nhiên mà không nhận ra điều đó...
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • Internet thay đổi thế giới kinh doanh một lần nữa...

    28/07/2004Khủng hoảng "dot-com" là một bi kịch không ai muốn, nhưng sự phát triển của TMĐT quả là một mối đe doạ đối với các nhà kinh doanh thuộc hầu hết các lĩnh vực, bởi khả năng cạnh tranh rất mạnh của nó. Mối đe doạ đó lại đang nổi lên một lần nữa, với tiềm năng lớn hơn rất nhiều so với lần trước...
  • xem toàn bộ