Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin
Khi đọc cái gì, cũng không nên quá để ý đến chuyện tác giả "thực sự nghĩ gì", mà cần quan tâm chủ yếu đến cái thông tin mình đọc được hay thu nhận được, sao cho mình có thể khai thác tối đa từ đó để rồi vận dụng. Tôi cho rằng, thế giới xung quanh là một "thế giới của thông tin", thậm chí là thông tin ngẫu nhiên, vấn đề là mình lấy nó thế nào...
Có nhiều cách để lấy thông tin, đọc một quyển sách, xem một bức tranh, nghe một bản nhạc, nghe thuyết trình, hay đơn giản chỉ là ngắm mấy con kiến con ong....
Trong trường hợp mình tiếp nhận thông tin từ thực thể biết tư duy như con người, thì đã đành là phải quan tâm đến việc họ nghĩ gì, ý đồ của họ là gì... nhưng nếu là một thực tế không biết tư duy như hòn đá viên sỏi, hay tư duy cấp thấp như loài vật, thì đâu có thể học từ cái bọn nó nghĩ, mà là "mình nghĩ suy được gì từ nó"...
Suy rộng ra, chẳng cần quan trọng hóa quá về việc thông tin đấy ra đời thế nào, hay tác giả nghĩ gì, cứ theo thuyết Duyên, thông tin cứ bày ra trước mắt, vô tình hay hữu ý, là ta chộp lấy, và tư duy theo cách sao cho thông tin ấy bổ ích nhất...
Một ví dụ nhỏ, có lần một anh đi đến chỗ đào vàng, nghe một thằng thợ lò văn hóa chưa hết lớp 3, chửi một thằng cùng bọn "cái dạng mày, quần chân ống thấp, chân ống cao, đứng lòng khòng giữa nhà nhìn bóng đèn mà cười khì khì" thì lấy làm tâm đắc lắm. Phải nói câu này quá đắt, không nhắc đến một từ điên, mà quá đủ hình ảnh để người nghe có thể hình dùng; ai nghĩ đấy là một kẻ văn hoá lớp 3. Vậy thì hắn nghĩ được thế chăng, hay là tình cờ buột miệng được ra. Nếu ta cứ khăng khăng chỉ học nếu tác giả thực sự nghĩ được thế, thì đã bỏ qua biết bao cơ hội...
Một ví dụ khác rộng hơn, mọi người thường băn khoăn về bình luận văn học, là chắc quái gì lão tác giả đấy nghĩ được nhiều thứ đến thế mà mấy bố phê bình phân tích ra nhiều cái thế. Cái này thì đúng. Nhưng không đủ. Bởi vì thầy tôi có lần nói, "một kiệt tác ít ra một tác phẩm hay không phải là sản phẩm của con người đơn thuần, mà còn có bàn tay của Chúa thông qua anh ta trong một phút giây xuất thần thăng hoa"; nghĩ cũng đúng, vì đâu phải thiên tài nào cũng sản xuất luôn luôn được kiệt tác, đâu phải thằng dân đen bình thường thì không bao giờ có một cái gì đó có ích cho đời...
Một tác phẩm để đời chính là nhờ tài năng của tác giả, cộng với Duyên (theo cách Phật nói) hay Bàn tay của Chúa (theo Thiên chúa), mà cái phần cộng thêm đấy trớ trêu lại mang "tính quyết định" nhiều hơn nếu không nói là có ý nghĩa "chìa khoá", còn phần tài năng và lao động giống như cánh cửa căn phòng nếu không có chìa khoá thì không mở nổi... Trong một phút giây thăng hoa, tất cả cái hay cái đẹp cùng lúc tụ tập vào một tác phẩm, gồm những cái tác giả nghĩ, và cả những cái tác giả không nghĩ đến, tình cờ thế là sinh ra kiệt tác. Như vậy, kiệt tác có thể sinh ra từ hư vô, hoàn toàn do ngẫu nhiên, nhưng mà cái này thì xác suất nhỏ lắm, nhưng cũng không phải không ít, từ các di sản thiên nhiên cho đến con kiến con ong cũng đều do tạo hoá thần kì. Còn kiệt tác trong đời thực rất cần cái nền, đó là sự lao động và tài năng của tác giả, họ cứ miệt mài rồi một ngày nào đó, tài năng loé sáng hào quang của Chúa...
Hơi lòng vòng chút, nhưng tôi chỉ muốn nói, không nên quá băn khoăn về chuyện tác giả có nghĩ được đến thế không, mà ta cứ mặc sức tư duy, để khai thác được nhiều thông tin và ý tưởng nhất từ một tác phẩm, hay quyển sách, hay câu nói... với một nhận thức là ta đang đối diện không phải là một người hay nhóm người, mà là cả thế giới thông tin. Đây là câu giải thích cho việc có thể bị coi là ngớ ngẩn của nhưng nhà phân tích phê bình nói chung, và phê bình văn học nói riêng, họ là người giúp chúng ta khai thác thông tin tối đa từ một cái gì đó...
Quay lại chuyện Lady Borton và Tuyên ngôn của Bác, mà tôi đã nói trong một ví dụ phía trước. Có người nêu quan điểm: „Câu mà Lady Borton nói về Tuyên ngôn độc lập đó chẳng qua là cách nói lấy được nhằm tôn vinh đối tượng nghiên cứu của bà ấy (nghĩa là Hồ Chí Minh), với cả trong một rừng nghiên cứu về cùng một đối tượng Miss Borton cũng phải cố tìm ra cái mới mà nói” (1). Hoặc một người khác cũng bổ sung rằng: “Lady Borton khen HCM sửa thế thực không hẳn là khen HCM mà là để đề cao phong trào nữ quyền. Chữ man từ trước là để chỉ chung con người, như là trong các từ human, mankind...HCM dịch câu All men are created equal thành mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng là dịch hoàn toàn đúng nghĩa chữ man, chẳng có thay đàn ông đàn bà gì hết” (2).
Thực tế, tôi cũng không để ý lắm đến cái chuyện bà ta có ý này nọ khi phân tích về men => người. Nhưng từ đấy, tôi mới nảy ra một giả thiết, phải chăng từ Men trước đây (ít nhất là 400 năm) chỉ đại diện cho Đàn ông nếu xét tình hình văn hóa xã hội lúc đó, sau này, khi phụ nữ bắt đầu có tiếng nói, ý nghĩa của Men mới dần đại diện cho Con người nói chung. Mà cái này cũng không phải chỉ Tiếng Anh đâu, trong tiếng Đức (anh em họ gần với tiếng Anh) cũng tương tự.
Người ta nói “học một để biết mười“, hoặc "đọc một hiểu mười“ phải chăng là như thế...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường