Các nguồn lực trong thời đại mới.

03:51 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Tám, 2003

Sau đây là cách tự học qua 4 bước theo quan điểm của giáo sư: Học-hỏi-hiểu-hành.


“Học” có nghĩa là bạn phải thu thập thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, các nguồn thông tin ngày càng đa dạng. Bạn có thể lấy thông tin qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Nói về sách, đó là một nguồn thông tin có tính chất hệ thống cao, tuy nhiên đó lại là một nguồn thông tin thường sớm bị lạc hậu. Bạn sẽ cần phải sử dụng nguồn thông tin từ báo chí vì thông tin từ báo chí thường được cập nhật hàng ngày và rất sinh động. Nhược điểm duy nhất của nó là ko có tính chất hệ thống cao bằng sách. Tôi được thấy rất nhiều bạn có thể rất chăm đọc sách nhưng lại ko bao giờ đọc báo. Như vậy nếu ta so việc học của các bạn này với việc một bài văn thì các bạn đó mới chỉ làm được một điều là viết dàn ý nhưng lại ko có các ý cụ thể. Mặt khác bạn có thể nói lý thuyết rất hay nhưng bạn lại hoàn toàn ko hiểu gì về xã hội. Rằng xã hội đang cần gì, rằng xã hội đang thiếu gì .

Các nhà khoa học và danh nhân thường có tính ham đọc sách nhưng bên cạnh đó việc đọc báo hàng ngày cũng là một nhu cầu tất yếu. Ngoài ra nguồn thông tin từ các phương tiện truyền hình cũng là một nguồn thông tin đáng quý vì nó rất sinh động và phản ánh khá chân thực cuộc sống. Theo ý kiến của riêng tôi, chí ít thì các bạn nên hàng ngày xem bản tin thời sự của các kênh truyền hình. Và điều cuối cùng là thông tin từ Internet, đó là một nguồn thông tin khổng lồ mà các bạn ko thể ko tiến tới chiếm hữu và sử dụng nó. Với Internet các khoảng cách sẽ bị xoá nhoà.


Sau khi hoàn thành bước thứ nhất: Bạn sẽ phải tiến hành công việc thứ hai là việc “hỏi”. Nền giáo dục của chúng ta đã gần như bỏ rơi việc dạy cách hỏi. Theo GS. Trần Văn Hà thì việc hỏi sẽ phản ánh lại cho bạn rằng bạn đã hiểu vấn đề đó đến đâu. Bạn hiểu về vấn đề đó đúng hay là sai. Ngoài ra việc hỏi sẽ giúp bạn giao lưu kiến thức và khiến bạn có thể hoàn chỉnh mở rộng kiến thức rất nhiều. Tôi thấy ở VN có một nhược điểm, các bạn trong lớp ko dám hỏi giáo viên và giáo viên ko cho phép học sinh-sinh viên hỏi. Điều đó khiến cho việc học chỉ gồm có chép và chép. Tức là chỉ có mới thu thông tin nhưng chưa kiểm chứng thông tin, trong lớp chỉ có một không khí im lặng, cam chịu ngay cả trước những kiến thức có thể là sai, và đó chính là “một không khí chết của một nền giáo dục”. Bản thân tôi nhiều khi đứng lên để hỏi một vấn đề ko rõ, thì các sinh viên khác nhìn tôi lườm nguýt và tự hỏi là có phải thằng này là thằng điên ko, khi mà toàn đặt ra các câu hỏi. Nhưng liệu họ có thể tự mình đặt ra một câu hỏi thật sự có ích cho bản thân ko? Hay họ chỉ là những câu hỏi của thầy cô, những câu hỏi chỉ có thể đem áp dụng vào lý thuyết, còn khoảng cách của nó tới thực tế vẫn còn xa và rất xa. Theo tôi một kỹ năng mà các bạn phải rèn luyện đó là phải biết đặt câu hỏi để hỏi và tự đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức của mình.


“Hiểu” là một bước đệm để tiến tới “hành”, bạn chỉ có thể hành khi hiểu vấn đề một cách sâu sắc, và hiểu chỉ có thể có khi mà bạn luôn tiến hành việc hỏi. Theo Giáo sư Trần Văn Hà, “hiểu” còn có nghĩa là bạn phải “suy”, bạn cần phải vận dụng kiến thức của mình đã có để phán đoán, suy ra, kết luận rằng vấn đề này có đúng hay ko. Như vậy kiến thức của bạn lại càng chắc chắn hơn và rõ ràng hơn.

Bước cuối cùng của việc học là việc hành. Hành ở đây ko đơn thuần là việc “thực hành” trên lớp, mà là bạn còn phải vận dụng vào thực tế. Kiến thức của bạn có đúng hay ko, mức độ nông sâu đến mức nào, chỉ có thể kiểm chứng một cách chính xác nhất bằng kết quả của việc vận dụng vào cuộc sống. Bạn có thể phát biểu rất hay về vấn đề thị trường chứng khoán, bạn thắng trong các cuộc thi ý tưởng kinh doanh sáng tạo vẫn chưa thật sự có ý nghĩa khi bạn đã kiếm được vài trăm nghìn trong một dự án thực sự nghiêm túc. Hành cũng sẽ cung cấp cho bạn hàng nghìn vấn đề mới để cho bạn bổ sung vào việc học của bạn, luôn ko bao giờ đầy đủ cho yêu cầu công việc.

Như vậy, là tự học hay học đều phải có 4 bước: Học-hỏi-hiểu-hành.

  • Học: thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có thể có được.
  • Hỏi: Tự đặt câu hỏi, tự trả lời, và hỏi mọi người để kiểm tra lại kiến thức của mình.
  • Hiểu: Hiểu để suy rộng vấn đề ra.
  • Hành: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống để xem kết quả của việc học mình đã đến đâu.


4 bước này liên quan chặt chẽ với nhau và là một thể thống nhất với nhau.

Cũng theo GS Vũ Văn Tảo thì mỗi người có 5 nguồn lực

  • Tài lực: Gồm có tài sản hữu hình như nhà cửa.
  • Tiền lực: Tiền của mỗi người.
  • Nhân lực: Bao gồm trí tuệ của mỗi người và khả năng quan hệ của người đó với xã hội.

Và hai nguồn lực mới mà mọi người cần phải có

  • Thời lực: Mỗi người đều rất công bằng trước thời gian, bạn có 24h một ngày, tôi cũng vậy, tôi ko thể hơn bạn dù chỉ một giây. Người chiến thắng những người khác là người có khả năng sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, bạn phải sống và làm việc theo kế hoạch. Bạn cần có kế hoạch cho hàng ngày, hàng tuần và cả năm, cũng như các kế hoạch dài hơi hơn nữa.
  • Tin lực: Đó là nguồn thông tin bạn có thể thu nhập được,như tôi đã nói nhiều sinh viên của chúng ta có thói quen chỉ đọc sách trên lớp mà quên đọc thêm những nguồn tư liệu khác. Theo tôi đó chính là một sự thiệt thòi lớn cho các bạn. Tôi ko nói đến sinh viên nước ngoài mà tôi chỉ cần nói đến những kĩ sư của các nước tiên tiến đều coi việc đọc sách, báo thêm hàng ngày, sử dụng Internet như một việc bắt buộc.

Điều cuối cùng như giáo sư Vũ Văn Tảo nói thì mỗi người chúng ta đều phải nắm được hai kĩ năng tối thiểu: Ngoại ngữ và Tin học. Nếu ko có hai thứ này bạn sẽ sớm bị lạc hậu hoàn toàn với thế giới.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: