Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

09:21 SA @ Thứ Tư - 30 Tháng Chín, 2015

Những năm gần đây các đề tài khoa học xã hội khi tiếp cận đến đối tượng thanh niên đã đặt ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Trong đó hướng tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị được đặc biệt chú trọng và được xem như là nhân tố quan trọng, chủ yếu khi tiếp cận đến vấn đề nhân cách của thanh niên. Bởi vì một mặt, bản thân giá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Mặt khác, khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội.

Năm 1998, 1999 trong chương trình nghiên cứu thanh niên vấn đề định hướng giá trị của thanh niên cũng được đề cập đến và xem xét, đánh giá trên các khía cạnh về ý nghĩa, mục đích cuộc sống của thanh niên, cũng như những giá trị cuộc sống hàng ngày, các hiện tượng xã hội và mối liên quan mật thiết giữa chúng...

Dưới đây là một số nhận xét được rút ra từ kết quả nghiên cứu trên 1700 các đối tượng thanh niên thuộc ba khu vực Bắc, Trung, Nam.

1) Giá trị trong cuộc sống hàng ngày

Giá trị đối với thời gian nhàn rỗi

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng thời gian nhàn rỗi và tiêu dùng của thanh niên có sự tăng lên, đồng thời thanh niên có những cách nhìn khác nhau đối với việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Như vậy ở đây cho thấy:

Thứ nhất, việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niênđc tập trung trên một số hoạt động thoe một phạm vi thống nhất, tuy nhiên sự lựa chọn tùy thuộc vào sự quan tâm và cách nhìn của từng người đối với những giá trị có thể đạt được.

Thứ hai, đa số thanh niên ngày nay ưa thích sử dụng thời gian rỗi của mình vào hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao, tiếp xúc bạn bè, giải trí... Đồng thời với nó sự tiêu dùng văn hóa của thanh niên cũng có sự biến đổi mạnh mẽ. Lớp trẻ hiện nay có xu hướng thích những loại hình nghệ thuật hiện đại, quan niệm và cách nhìn về cái đẹp cũng có sự thay đổi lớn so với trước đây.

Thứ ba, bên cạnh sự phát triển của nhu cầu giải trí, việc học tập nâng cao tri thức trở thành một trong những hoạt động chính trong thời gian rỗi của thanh niên. Trong phạm vi nhất định, điều này phản ánh thanh niên ngày nay đang theo đuổi giá trị làm giàu kiến thức của họ cũng như sự ham muốn đối với cuộc sống văn hóa. Có thể nói thời gian nhàn rỗi của thanh niên ngày nay có sự biến đổi mạnh mẽ cả về cấu trúc, tính chất lẫn nội dung.

Định hướng giá trị trong việc lựa chọn hành động

Việc lựa chọn hành động phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa của đất nước và tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều chuẩn mực, giá trị, quan niệm của thanh niên có sự biến đổi. Trong ý thức của đại đa số thanh niên, nhiều giá trị được đề cao trong quá khứ được nhường chỗ cho những giá trị mới. Mặc dù có sự thay đổi thứ tự ưu tiên hay những khác biệt của một vài yếu tố, song dường như có sự thống nhất chung ở thanh niên đối với những giá trị được đề cao như sự đổi mới, hướng vào tương lai, tính năng đống, sáng tạo có thể trong công việc, trong giao tiếp.

Thanh niên ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc, tính thực tiễn và hiệu quả, tính không công thức trong quan hệ, trong công việc dần thay thế cho mô hình giao tiếp mang tính công thức, phụ thuộc và tình nghĩa. Một điều đáng lưu ý là, mặc dù trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nhưng thế hệ trẻ vẫn đề cao sự “hợp tác” hơn là sự “ganh đua, cạnh tranh". Điều đó nói lên sức mạnh của những giá trị truyền thống tích cực vẫn đang tồn tại và chi phối nếp nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay.

2) Giá trị xã hội

Giá trị xã hội, đạo đức

Đối với khía cạnh trách nhiệm xã hội, thanh niên đã kế thừa và phát huy tốt những giá trị xã hội tích cực, hướng về cái tốt, cái đẹp, cái thiện, sống tình nghĩa, bảo vệ chính nghĩa, đề cao sự công bằng xã hội. Đối với câu hỏi "Bạn hãy xác định vị trí của mình đối với công cuộc CNH, HĐH đất nước?" có 69,17% thanh niên trả lời "Hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và hăng hái tham gia", 28,1 % trả lời "Có quan tâm nhưng không tin tưởng vào vai trò của bản thân" và chỉ có 2,75% nói rằng "ít quan tâm, cho đó là cống việc và trách nhiệm của người khác". Và khi hỏi "Bạn sẽ làm gì khi gặp hiện tượng tiêu cực?” gần một nửa số người được hỏi (48,9%) cho rằng "Cần tích cực đấu tranh dù có thiệt hại đến mình", 27,5% cho rằng "Chống tiêu cực là chuyện của xã hội" và 23,7% "không tham gia vì lo lắng không có kết quả, nhiều khi mang vạ vào thân".

Giá trị đối với mối quan hệgiữa tập thể và cá nhân

Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể hay nói cách khác giữa cá nhân và xã hội là một phạm vi quan trọng phản ánh ý thức của con người đối với giá trị. Cùng với sự biến đổi của xã hội, những quan niệm, chuẩn mực xã hội cũng có sự thay đổi và đã tác động đến nhận thức của thanh niên về giá trị. Giá trị "sống hiến dâng toàn ,bộ cho lợi ích xã hội", "tất cả vì tập thể"... được đề cao trong quá khứ và nó có giá trị lịch sử của nó, nhưng ngày nay có sự thay đổi trong ý thức của thanh niên. Cuộc điều tra cho thấy, giới trẻ hiện nay quan tâm nhiều hơn đến lợi ích cá nhân và mục đích sống "tất cả vì xã hội" chỉ chiếm khoảng 15%. Tất nhiên, với những câu hỏi trả lời độc lập khó có thể phản ánh đầy đủ sự lựa chọn về giá trị của thanh niên. Và điều gì sẽ xảy ra đối với thanh niên khi có sự va chạm giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội. Cuộc điều tra cho thấy, mặc dù thế hệ trẻ định hướng đến lợi ích cá nhân nhiều hơn, nhưng bằng cách hỏi suy phóng thông qua những tình huống cụ thể kết quả là, trong nhận thức, hành động của thanh niên ngày nay không chỉ quan tâm đến lợi ích của tập thể, của xã hội.

Với câu hỏi: "Để tập thể hoạt động có hiệu quả, theo bạn cần làm gì?" kết quả cho thấy:

  • Ban lãnh đạo tập thể phải là người thiết kế được nội dung hoạt động thiết thực 9,72%.
  • Mọi thành viên phải tích cực tham gia thiết kế nội dung hoạt động 87,22%.
  • Tôi thấy ý kiến cá nhân tôi cũng không làm thay đổi được gì 3,05 %

Như vậy ở đây cho thấy, trong ý thức của đại đa số thanh niên đã xác định việc đạt được lợi ích của cá nhân chỉ có thể có được khi nó được gắn với lợi ích tập thể, đồng thời mỗi cá nhân phải là chủ thể tích cực trong những hoạt động nhất định. Rõ ràng điều này phản ánh xu hướng cộng đồng, liên kết kết trong hành động của thanh niên hiện nay, hơn nữa đó là thái độ liên kết trong mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân.

3) Giá trị đối với cuộc sống

Đối với thanh niên, giá trị đối với cuộc sống và sự lựa chọn sâu sắc tạo thành quan điểm sống của họ. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét cách nhìn của thanh niên về giá trị đối với mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị của lao động.

Mục đích cuộc sống của thanh niên được xem xét ở đây là sự mong chờ của họ về tương lai và những mưu cầu trong cuộc sống. Nhìn chung việc xác định mục đích sống của thanh niên hiện nay hướng về vai trò và vị trí của cá nhân trong cuộc sống. "Thành đạt trong nghề nghiệp được đa số thanh niên đề cao (44,2% và được xem như là mục đích cơ bản của cuộc sống. Điều này nói lên nhu cầu tự khẳng định, cũng. như uy tín và vị thế xã hội của cá nhân được phát triển mạnh ở thanh niên ngày nay. Một dấu hiệu đáng quan tâm là thanh niên mong muốn được sống như họ nghĩ, họ thích (24,1%). Điều này phản ánh mẫu hình con người sống có tính, không lệ thuộc đang là xu hướng theo đuổi của một bộ phận quan trọng trong thanh niên. Mục đích sống làm giàu (theo cắt nghĩa là giàu cho cá nhân, cho gia đình cũng là làm giàu cho xã hội) xét tương quan chung nó đứng ở vị trí thứ ba trong các mục đích sống của thanh niên. Đây là kết quả của sự cời mở về các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Đối với việc định hướng khẳng định vai trò của cá nhân trong cuộc sống và thái độ quan tâm tới hạnh phúc của cuộc sống, thanh niên hiện nay tin rằng ý nghĩa của cuộc sống chỉ có thể khẳng định khi đánh giá được giá trị, khả năng của chính mình (48,7%). Đồng thời có 25,4% thanh niên mong muốn được sống có ích cho xã hội. Số thanh niên bàng quan, thờ ơ với cuộc sống chỉ chiếm 7,2% trong số thanh niên được điều tra. Như vậy, ở đây có tới trên 2/3 số thanh niên đã đánh giá được ý nghĩa cuộc sống của bản thân - xác định ý nghĩa cuộc sống là ở chính khả năng của mình và sống có ích cho mọi người.

Trong nhận thức về giá trị của lao động thanh niên hiện nay có sự thay đổi thái độ đối với lao động. Đối với đa số thanh niên, lao động là quá trình thể hiện mình, thông qua hiệu quả của quá trình lao động (70%). Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng xét về phương diện nhận thức, bởi vì, nó sẽ chi phối đến toàn bộ quá trình lao động nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Có thể nói công cuộc đổi mới của đất nước cũng như sự thay đổi, phát triển nhanh của xã hội trong hơn một thập kỷ qua là nền tảng của sự chuyển đổi và phát. triển những giá trị của thanh niên. Từ những 'phân tích của cuộc khảo sát, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét chung về định hướng giá trị của thanh niên như sau:

Ngày nay thanh niên nhìn nhận vấn đề bản chất cuộc sống tích cực và duy vật hơn, thừa nhận sự thành công trong cuộc sống là do sự nỗ lực của bản thân hơn là sự phụ thuộc hay là do số phận hoặc sự may rủi nào đó. Có thể nói thanh niên hiện nay đang định hướng và khẳng định vai trò của họ trong cuộc sống.

Mặc dù có sự thống nhất về những giá trị chung ở thanh niên, tuy nhiên cuộc điều tra cũng cho thấy có sự đa dạng hóa trong định hướng giá trị của thanh niên khi xem xét nó trên những tiêu chí riêng biệt. Nhìn chung thanh niên ở các vùng khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau và nghề nghiệp khác nhau có sự khác biệt nhất định trong định hướng giá trị đặc trưng cho nhóm mà họ tham gia.

Hệ thống định hướng giá trị của thanh niên có tính mâu thuẫn nội tại của nó, song có thể nói đây là những nét tính cách xã hội mới đang được định hình và phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Nếu được quan tâm đúng mức, nó sẽ là những định hướng giá trị có lợi cho sự phát triển của xã hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Về bản lĩnh thanh niên thời nay

    13/05/2016Mong rằng cái tinh thần Văn Miếu ấy sẽ động viên thế hệ thanh niên ngày nay vững bước tiến vào thế kỷ trí tuệ để biến những khát vọng ngàn đời của dân Việt thành hiện thực.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

    05/12/2014TS. Lê HươngViệc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan...
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ