Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển

10:42 SA @ Thứ Bảy - 18 Tháng Mười Một, 2006

Vấn đề truyền thống và khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển, là vấn đề mà các quốc gia luôn đặt ra trong chiến lược của mình. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi người ta không thể chỉ trông chờ vào truyền thống, dựa vào một mình truyền thống để thúc đẩy xã hội đi lên, để hiện đại hoá đất nước, nhưng người ta cũng sẽ không thể phát triển đất nước một cách thuận lợi được nếu như truyền thống bị phủ định, nếu như truyền thống không có vai trò gì đối với hiện tại hoặc là các giá trị truyền thống bi lãng quên, bị bỏ qua, hoặc không được khai thác một cách đúng đắn và ở mức độ cần thiết...

Truyềnthống, giátrị, giá trị truyền thống

Nói đến truyền thốnglà nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí… của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn đinh và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nói đến giá trịtức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thốngthì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển. Bản thân truyền thống chính là một cơ chế vừa tích luỹ, vừa truyền đạt lại những gì đã được tích luỹ được đúc kết cho các thế hệ nối tiếp nhau của cộng đồng, của dân tộc. Một giá trị khi trở thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó ý nghĩa lâu dài, hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì tự thân nó đã mang ý nghĩa là giá trị truyền thống.

Trên bình diện thời gian và phạm vi tác động cần thiết phải phân biệt các giá trị bền vững có ý nghĩa truyền thống này với những giá trị nhất thời, có phạm vi ảnh hưởng hạn hẹp, với các giá trị đang mờnhạt dần hoặc thật sự đã lỗi thời, với các giá trị đang hình thành mà chưa đoán định được một cách chắc chắn ý nghĩa của chúng. Như vậy, nội dung truyền thống cũng như các giá trị truyền thống rất đa dạng và phong phú. Nhưng cần lưuý rằng trong truyền thống không chỉ có toàn là những mặt tích cực mà còn có thể có không ít những nét tiêu cực nếu xét theo quan điểm lịch sử - cụ thể. Cho nên việc phân biệt các loại giá trị là rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho chúng ta có được một cái nhìn khách quan, biện chứng, tránh được sự tuỳ tiện, chủ quan, cực đoan khi xem xét các giá trị, đề phòng cả hai khuynh hướng đã từng xảy ra, hoặc là phủ nhận sạch trơn mọi truyền thống và giá trị truyền thống, hoặc là lưu truyền thiếu phê phán, tán dương quá đáng những truyền thống ít giá trị hay không còn giá trị, thậm chí có hại hoặc cản trở sự phát triển.

Cội nguồn của truyền thốngvà giá trị truyền thống Việt Nam

Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suất hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh giữ nước và đựng nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cất lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.

Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người. Bản thân chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một giá trị, nhưng điều quan trọng hơn nữa nó còn là cội nguồn, là cơ sở của hàng loạt các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hoá. Tất cả các truyền thống tốt đẹp đó, tất cả những gì là hay, là đẹp và thực tế đã tạo nên những giá trị không chỉ được các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau hết sức nâng niu, trân trọng gìn giữ, mà cùng với thời gian còn được nâng cao lên và vận dụng vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Đồng thời, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, tất cả những gì là hẹp hòi, là có hại, là thái quá có nguy cơ làm suy yếu dân tộc dù sớm hay muộn đều đã bi chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam sàng lọc, loại bỏ.

Khai thác truyền thống trong những điềukiện khác nhau

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay việc khai thác các giá trị truyền thống phục vụ cho công cuộc bảo vệ đất nước đã được tiến hành rất có kết quả và rút được nhiều bài học quý giá. Mỗi khi đất nước rơi vào tình thế khó khăn hoặc hiểm hoạ mất nước thì các truyền thống tốt đẹp đã được khơi dậy, sử dụng và phát huy đến mức tối đa nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Những thắng lợi giành được trong các thế kỷ trước, nhất là những thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến chống lại những đế quốc to, sừng sỏ và hùng mạnh nhất về quân sự ở thế kỷ XX này, có phần đóng góp quan trọng của truyền thống, các giá trị truyền thống và của việc khai thác, huy động các giá trị đó. Trong kháng chiến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần hiếu học, cách ứng xử linh hoạt và thích ứng nhanh chóng, truyền thống chịu đựng gian khổ, tiết kiệm… và nói chung rất nhiều các giá trị của văn hoá Việt Nam đã bộc lộ tất cả sức mạnh của chúng. Nhờ việc phát huy sức mạnh này mà dân tộc ta đã vượt qua bao nhiêu gian nan, thử thách. Tuy nhiên, những bài học thành công của việc khai thác và sử dụng các giá trị truyền thống trong công cuộc giải phóng để giành lại độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước lại chưa được áp dụng thật sự thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại. Cần phải lý giải điều này và tìm ra câu trả lời về cách thức khai thác có hiệu quả nhất các giá trị truyền thống trong điều kiện ngày nay nhằm mục tiêu phát triển và hiện đại hoá đất nước.

Trước hết,trong tất cả các cuộc chiến tranh, với tư cách là giá trị cơ bản, là cội nguồn của hết thảy những giá trị khác, chủ nghĩa yêu nướcchi phối mọi hoạt động của các thành viên trong xã hội, tập trung mọi khả năng và tinh thần của họ vào một nhiệm vụ chung nhất, vào một lợiích chung có ý nghĩa sống còn là mục tiêu, giành và giữ cho được độc lập dân tộc và văn hoá dân tộc, vì rằng nếu dân tộc mà mất cả độc lập lẫn văn hoá thì tức là sẽ mất đi tất cả. Bởi vậy mà sức mạnh của dân tộc dường như được nhân lên gấp bội trong những lúc hiểm nghèo.

Thứ hai,trong điều kiện đặc biệt như vậy mọi truyền thống khác và các giátrị khác không những không được phép cản trở mục tiêu cao nhất này mà, trái. lại, còn phải phục vụ đến mức tối đa cho nó. Do đó mà mặt trái, hay những gì là tiêu cực, là bảo thủ của truyền thống thường không có hoặc ít có điều kiện thể hiện khả năng và sức cản của chúng. Trong những thời điểm như vậy của lịch sử việc khai thác mặt mạnh của các giá trị truyền thống đơn giản hơn và dễ dàng hơn rất nhiều so với những thời điểm khác.

Thứba, trong điều kiện thời bình khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi, thì truyền thống và các giá trị truyền thống có điều kiện thuận lợi để thể hiện sức mạnh của chúng, cả sức thúc đẩy lẫn khả năng cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển. Hơn lúc nào hết, đây chính là lúc đòi hỏi ở người lãnh đạo và tập thể nắm quyền một nhãn quan sáng suốt và khoa học để phân biệt và phát hiện những gì phù hợp, những gì của truyền thống xa và gần đang và sẽ thúc đẩy hoặc cản trở công cuộc phát triển, nghĩa là phải biết kế thừa hoặc từ bỏ di sản nào trong số các giá trị, các di sản mà quá khứ để lại. Làm được như vậy không phải dễ dàng nhưng lại là điều kiện tiên quyết đề thúc đẩy sự phát triển. Nếu thiếu điều kiện tiên quyết này thì việc khai thác các giá trị truyền thống sẽ hết sức khó khăn.

Một vàikinh nghiệm lịch sử

Kinh nghiệm lịch sử của hai nước ChâuÁ rất gần chúng ta về mặt địa lý rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Người Nhậtđề cao các giá trị truyền thốngvà rất coi trọng sự kế thừa truyền thống nhưng họ làm như vậy chính là để vừa ra khỏi xã hợi truyền thống,để tìm mọi cách bước vào xã hội hiện đại chứ không phải là để duy trì hoặc cố bám vào những cái đã lỗi thời. Vì vậy mà người Nhật thời Minh Trị đã kiên quyết từ bỏ truyền thống trọng nông ức thương và bế quan toả cảng, quyết mở cửa để phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hoá theo cách tiên tiến của phương Tây. Trong lúc đó người Trưng Hoathời Mãn Thanh khi đề cao truyền thốngđã tự cột chặt mình vào “văn minh Trung Hoa", vẫn tiếp tục đóng cửa và chỉ muốn dựa vào một mình truyền thống Trung Hoa, còn khi họ đưa vào kiến thức mới của phương Tây lại chỉ là nhằm để củng cố và duy trì trật tự xã hộicổ truyềnchứ hoàn toàn không phải để thoát ra khỏi nó. Kết quả của hai cách làm đó đã dẫn đến chỗ người Nhật tạo nên sự thần kỳ được cả thế giới kính nể, ngưởng mộ và tìm đến để học tập còn người Trung Hoa thì vẫn chịu lận đận trong sự trì trệ. Kết quả của hai sự thật lịch sử đó còn cho ta thấy rõ thêm một điều rằng trong những hoàn tụt hậu.

Khó khăn của việc khai thác truyền thôngđòi hỏi phải mạnh bạo nhưng cần thận trọng với di sản truyền thống

Việc khai thác các giá trị truyền thống trong điều kiện của xã hội hiện đại để phục vụ cho sự phát triển đối với chúng ta không chỉ có toàn những thuận lợi. Thật ranhững khó khăn cũng rất lớn. Chúng ta đều biết rằng truyền thống bao giờ cũng là một sức mạnh đáng sợ. Sức mạnh đó càng đáng sợ hơn khi ta nhầm lẫn cái thật sự có giá trị chứa đựng ở trong đó với cái đã hết giá trị hay không còn phù hợp với hoàn cảnh mới.

Sự nhầm lẫn này sẽ không tránh khỏi dẫn chúng ta vào khuynh hướng bảo thủ. Thế mà sự nhầm lẫn này lại rất dễ xảy ra bởi vì đã có lúc chính cái mà bây giờ trở thành vật cản trước đây vốn 'đã đóng vai trò tích cực thực sự. Về điều này khi phân tích sự phát triển của Nhật Bản giáo sư I. Nakayama cho rằng "nhiều ưu điểm trước đây đã từng đóng góp vào sự phát triển mau lẹ của nền kinh tế thì hiện nay đang bị coi là các bệnh hoạn hoặc khuyết tật". Như vậy, không phải mọi yếu tố truyền thống đều bền vững với thời gian và lúc nào cũng đều là tích cực cả, nghĩa là cũng cần phải tính đến tính lịch sử - cụ thể của những giá trị.

Một khó khăn khác ta cũng rất dễ gặp phải là nếu không nhận thấy, không loại bỏ được những gì là tiêu cực vốn chứa đựng trong truyền thống, trong quá khứ thì việc nhận thức và vạch ra cho chính xác những gì là tích cực ở trong đó sẽ vô cùng khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa rằng trước khi khai thác các giá trị truyền thống phục vụ cho sự phát triển thì đồng thời cũng phải chỉ ra cho được những gì là mặt yếu, thậm chí là những khiếm khuyếtcủa truyền thống. Thế mà làm việc này lại gặp phải hai trở ngại lớn. Đó là, thứ nhất,khả năng hạn chế của người đương thời khi đánh giá truyền thống và các giá trị truyền thống. Hai là,ngay khi đã có năng lực chỉ ra đúng hạn chế của truyền thống đối với công cuộc phát triển trong những điều kiện mới thì chưa chắc đã được sự ủng hộ rộng rãi ngay bởi vì trong xã hội sức ỳ của tâm lý chung còn rất lớn. Chính vì lẽ đó mà càng muốn phát triển, càng muốn tiến hành hiện đại hoá nhanh thì vừa càng cần phải mạnh bạo, sáng tạo, vừa càng cần phải hết sức thận trọng với những di sản của quá khứ, với những giá trị truyền thống.

Khai thác các giá trị truyền thống trong tổng thể

Tích cực khai thác các giá trị, các yếu tố truyền thống không đồng nghĩa với việc duy trì nguyên xi các giá trị hay yếu tố đó. Trái lại, trong khi khai thác các giá trị đó cần phải đưa chúng lên trình độ cao hơn trong hoàn cảnh mới, phù hợp với những đòi hỏi mới của thời đại. Để truyền thống phục vụ hiện tại một cách tốt nhất thì phải khai thác truyền thống và các giá trị truyền thống một cách tổng hợp hay trong tổng thể. Chẳng hạn, nếu trong kháng chiến việc khai thác lòng yêu nước trước hết là nhằm giành lại và giữ cho được độc lập dân tộc thì ngày nay, trong xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc khai thác lòng yêu nước chính là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi đối với lòng yêu nước vừa có phần giống nhưng cũng có phần khác hơn và cao hơn đối với việc thực hiện những nhiệm vụ trong chiến tranh. Sự thể hiện lòng yêu nước trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay yêu cầu con người phải có trình độ kiến thức cao tương xứng với sự phát triển của khoa học và công nghe ngày càng hiện đại. Muốn vậy sự nỗ lực trong học tập, sự táo bạo trong tư duy, sự kiên trì và sáng tạo trong hành động cần được đặc biệt quan tâm. Cho nên nhiệm vụ hiện đại hoá và phát triển đất nước trong điều kiện thế giới hiện đại đòi hỏi lòng yêu nước phải khai thác và kết hợp được trong nó hàng loạt những giá trị khác như truyền thống cần kiệm, hiếu học, thích nghi nhanh, ứng xử linh hoạt, dễ hội nhập, truyền thống dám nghĩ, dám làm, truyền thống đoàn kết… vốn đã từng giúp chúng ta chiến thắng trong chiến tranh.

Công cuộc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không những chỉ đòi hỏi chúng ta khai thác, sử dụng những mặt tích cực của truyền thống và các giá trị truyền thống mà còn đòi hỏi chúng ta phải phát triển các giá trị đó, đồng thời đặc biệt phải biết tiếp thu tất cả những gì là tất đẹp, những gì là mới và quý giá của các dân tộc khác và của thời đại. Bài học kinh nghiệm được rút ra trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta cho thấy trong khi không xa rời truyền thống nhưng nếu biết mở cửa để tiếp thu những giá trị mới thì đất nước còn và phát triển nhanh, nếu đóng cửa thì mất nước và mất luôn cả chủ quyền. Với công cuộc đổi mới, mở cửa hiện nay nếu chúng ta biết tiếp thu có chọn lọc, biết khai thác, bảo tồn và gìn giữ cả những giá trị truyền thống lẫn những giá trị hiện đại thì sẽ là những đảm bảo cho sự phồn vinh của dân tộc ta trong thế kỷ tới và sẽ thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh như Bác Hồ từng mong ước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • xem toàn bộ