Đông Á và sự phát triển của các giá trị phổ biến
Theo tác giả, trướcđây, trong nhiều thế kỷ, Đông Áđã đạt được một trật tự văn hoácó tính phổ quát, dựa chủ yêu vàoNho giáo, trật tự văn hoá ấy mang lại chokhu vực này sựổn định chínhtrị và nhiều thànhtựu văn hoá. Nhưng, vào thời điểm mà các nước khu vực Đông Á lao vào quá trình hiện đạihoá, nền văn minh phương Tây đã đạt đến giaiđoạn phát triển rực rỡ. Trong sựbiến đổi văn minh hiện nay, vaitrò quan trọng của triếthọc, như tác giả quan niệm, là nhận biết các giátrị tham gia vào các nền văn minh chủyếu, đặc biệt là nền văn minh Châu Âu và Châu Á,đồng thời, chỉ ra sự tươngđồng của các nền văn hoá- cáicó khả năng liên kết những dântộc, những xãhội khác biệt.
Những nghiên cứu của tôi dựa trên quan điểm về sự thống nhất văn hóa. Một nền văn hóa, nếu nó tồn tại và phát triển thì cần phải luôn thích nghi với những tư tưởng, những giá trị của nó, cần phải vận động để hướng tới sự thay đổi cũng như làmthay đổi những hoàn cảnh cụ thể. Các nền văn hóa, văn minh của mỗi thời đại, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc luôn đấu tranh để tiến tới một sự tổng hòa tối ưu của các ý niệm, các giá trị tốt nhất cho phép chúng giải quyết nhiều vấn đề trong sự tồn tại và phát triển của mình. Theo quan điểm lịch sử - cụ thể, xu hướng thống nhất nên được thừa nhận, bởi cả những lý do chủ quan lẫn khách quan, để đạt đến quan điểm tối ưu, một mặtlà trạng thái cân bằng có tính chất phản ánh trong quá trình tác động qua lại và trao đổi lẫn nhau giữa các ý niệm và các giá trị, mặt khác,trong sự phản kháng làmthay đổi hiện thực.
Tôi nhận thấy rằng, Đông Á, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX, đã đạt được một sự thống nhất nhất định. Đó là một trật tự văn hóa có tính phổ quát đưa một phần quan trọng vào Nho giáo - học thuyết sùng bái quá khứ để đề xuất một quan điểm riêng về con người và mang ý nghĩa đạo đức trên mọi khía cạnh của con người, tự nhiên và đời sống xã hội loài người. Trong nhiều thế kỷ, trật tự văn minh này đã mang đến cho (các nước) Đông Á sự ổn định chính trị và nhiều thành tựu văn hóa. Dù là một nền văn minh trẻ đang trong quá trình tạo dựng những thay đổi mạnh mẽ được biết đến như thời kỳ Phục hưng, Cải cách tôn giáo, thời kỳ Khai sáng, thời kỳ Cách mạng Pháp, Cách mạng công nghiệp và thời kỳ của chủ nghĩa thực dân với sự tăng cường sức mạnh của những lợi ích phổ quát của chúng, Đông Á vẫn không bị ảnh hưởng lớn từ thách thức của những hiện thực lịch sử ấy, vẫn tin tưởng vào sức mạnh văn hóa của mình một cách triệt để nhất.
Không hoàn toàn thu hút được sự quan tâm của mọi người, nhưng "sự đụng độ của các nền văn minh" trong hai thế kỷ qua đã có ảnh hưởng sâu rộng trước khi xảy ra sự kiện tấn công khủng bố ngày
Các bạn đều biết rằng, sự đụng độ đó đã kết thúc bằng một sự thỏa hiệp không có tính thuyết phục trong khoảng thời gian này. Sứ thần người Anh kết thúc việc tuân thủ 3 nghi lễ mà không quy thuận như những sứ thần chư hầu khác. Nhưng, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, vào khoảng thời gian này, nước Anh đã ở trong giai đoạn đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp, nhiệm vụ này đã được tiến hành khoảng hơn 4 năm sau khi Cách mạng Pháp nổ ra và trong nhiều trường hợp, đây được coi là sự kiện thu nhỏ của quá trình hiện đại hóa châu âu. Khoảng 50 năm sau đó, Liên hiệp Anh đã phát triển mạnh mẽ và đủ sự tráo trở để sử đụng đến sức mạnh quân sự nhằm tăng cường và chú trọng hơn vào lợiích thương mại của nó. Với cái gọi là "cuộc chiến tranh nha phiên",Trung Quốc bắt đầu quá trình tụt dốc nhanh chóng, trở thành một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến. Nền văn minh Đông Á đã thật sự đối mặt với những thách thức về quyền lợi phổ quát và với nguy cơ đe dọa sự sống còn của mình với tư cách một nền văn minh phát triển.
Đột nhiên phải đương đầu với sức mạnh văn minh châu âu cùng những thách thức đối với sự tồn tại của mình, các quốc gia Đông Á truyền thống đã cố gắng giải quyết tình trạng của mình theo những cách thức riêng. Mặc dù có những khác biệt quan trọng về cách thức cũng như tốc độ giải quyết vấn đề, nhưng đã xuất hiện một mô hình riêng trong cách ứng phó của các quốc gia Đông Á. Ban đầu, họ cố gắng huy động mọi nguồn lực trong nước dưới khẩu hiệu "nước cường, quân mạnh". Sau đó, xuất hiện một đề xuất có tính chất cương lĩnh nhằm đạt được mục đích này: cần thiết phải học tập con đường kỹ thuật của phương Tây khi vẫn kiên định lưu giữ những giá trị đạo đức thiêng liêng của phương Đông. Rất cuộc, việc hiện thực hóa dần dần hướng đi "Đạo đức phương Đông và kỹ nghệ phương Tây" hóa ra lại khó hơn người ta tưởng tượng. Người ta có cảm giác rằng, sự tổng hòa văn hóa Nho giáo trong trạng thái nguyên vẹn của nó đường như là không đầy đủ, thậm chí là có hại đối với việc giải quyết những hiện thực lịch sử của thế giới hiện đại được hình thành trên cơ sở của xu hướng tổng hợp mang tính chất phương Tây.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, xu hướng tổng hòa mang tính chất phương Tây đang hướng nhân loại đến cuộc sống vật chất ở một mức độ mà trước đó, người ta không thể hình dung được và sự tồn tại của xã hội với dân chủ, công bằng xã hội và quyền con người đang đần trở thành những chuẩn tắc của xã hội. Tính thuyết phục của thế giới phương Tây đã làmcho rất nhiều dân tộc và nhiều xã hội tự nguyện rời bỏ những phong tục tập quán và cách thức sinh sống của mình. Mặc dù có những khác biệt về tốc độ và cách thức, nhưng điều này mang ý nghĩa tiếp biến những giá trị và áp dụng xu hướng tổng hợp văn hóa của phương Tây. Nền văn minh Đông Á, với sự bỏ rơi vai trò của truyền thống như là sự giáo đục văn minh, đã trở thành một môn đệ tự nguyện của văn minh phương Tây. Trong những khoảnh khắc nghi ngờ và đao động, con người dường như chỉ đơn giản hướng về mô thức văn hóa sẵn có, được tạo đựng bởi xu hướng thống nhất phươngTây.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, Đông Á, một khu vực của thế giới với 1,6 tỉ người, đã lần nữa trở thành một trong những cực trọng điểm của nền kinh tế thế giới, cùng với Châu Âu và Bắc Mỹ. Khu vực này cũng đang ngày càng thể hiện rằng, sự hiện đại hóa ở đây mang dáng dấp rất gần với phương Tây. Bởi lẽ, quá trình hiện đại hóa của nhiều nước trong khu vực tương tự như quá trình hiện đại hóa dựa trên sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của phương Tây, do vậy, các nước này cũng rất thích hợp để đi theo xu hướng thống nhất mang tính chất phương Tây. Xu hướng phát triển không chắc chắn và nhiều khủng hoảng đã thể hiện rõ trong những năm gần đây, đó là một chiều hướng mà các quan niệm và những giá trị hiện tại dường như không thích hợp và phản tác dụng. Các quan niệm và những giả định mà đưa vào đó, xã hội hiện đại được tạo dựng đang trở nên không tương xứng trong việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng mà con người hiện phải đối mặt, như vấn đề môitrường, sự bất bình đẳng giữa các cá nhân cũng như giữa các quốc gia, sự bóc lột lao động và hậu quả tất yếu của việc tước đoạt mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.
Vào thời điểm mà khu vực Đông Á lao vào quá trình hiện đại hóa thì nền văn minh phương Tây đã đạt được những thành tựu quan trọng và đang ở trong thời kỳ rực rỡ nhất. Hiện nay, mặc dù xu hướng thống nhất của phương Tây đường như không còn có thể đưa ra một giải pháp chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của con người, nhưng khu vực Đông Á cũng còn lâu mới tiến tới một quan niệm rõ ràng làm xuất phát điểm cho sự tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, cũng đã có không ít nỗ lực, cố gắng để đưa ra những giải pháp có tính chất "Đông Á" đối với những vấn đề mà con người đang phải đối mặt. Một trong những nỗ lực đó là "những giá trị Châu Á", được tranh luận trong những năm 90 của thế kỷ XX, những giá trị được dùng để nhấn mạnh vào các vấn đề, như giáo dục, sự đồng tâm nhất trí, sự cân đối, hài hòa, trách nhiệm và sự lãnh đạo của các Chính Phủ.
Vậy, vai trò của triết học tại thời khắc quan trọng trong sự biến đổi văn minh này là gì? Tôi cho rằng, triết học có một vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết các giá trị tham gia vào các nền văn minh chủ yếu, đặc biệt là trong nền văn minh Châu Âu và Châu Á. Một đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng nhận thức về những giá trị văn hóa có tính chất thiêng liêng có thể là những sáng kiến vượt mọikhó khăn để tiến lên một sự thống nhất về văn hóa, có thể chỉ là một sự mở rộng, xem xét lại một phần đã bị rạn nứt của xu hướng thống nhất văn hóa. Tôi tin rằng, xuất phát điểm của sự cố gắng thống nhất văn hóa như vậy sẽ giúp chúng ta nhìn nhận những giá trị này trong mối liên hệ chặt chẽ với các nghĩa vụ và những vấn đề từng làm đau đầu nhân loại nhằm đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau. Theo hướng tôi trình bày thì chúng ta đang đảo ngược cách thức có tính chất học thuật mà chúng ta, với tư cách các nhà triết học, vẫn quen thuộc. Tôi cho rằng, trước hết chúng ta phải tìm kiếm những vấn đề cơ bản đã gây nên sự cách biệt giữa châu âu và Đông á, và cũng cho cả loài người nữa, để tìm ra những giá trị nào là cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề đó. Những giá trị này có thể cần phải phân định rạch ròi của Châu Âu, Châu Á hay xuất phát từ một vài nơi khác. Chúng ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị này là bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với những vấn đề mà chúng ta trực tiếp nhận thức được trong quá trình tồn tại của mình. Mọi cá nhân trong các nền văn hóa khác nhau có thể giao tiếp bằng cách nhận thức về những giá trị này, bởi những vấn đề xuất phát đó là những vấn đề chung đối với các dân tộc của các nền văn hóa khác nhau.
Những giá trị của các nền văn hóa, văn minh khác nhau giao thoa tại những điểm mà ở đó, xuất hiện những vấn đề chung trong quá trình giải quyết các hệ vấn đề mà chúng đang phải đối mặt. Một cách tiếp cận như vậy liệu có thể giải thoát chúng ta khỏi hành trang nhận thức luận siêu hình - cái đã tạo nên những khó khăn trong quá trình tìm kiếm sự phổ biến? Ý niệm về tính phổ quát và ở một khía cạnh nào đó, vượt lên trên sự thay đổi hiện tại của ý tưởng này về sự giao thoa các giá trị, luôn bị trói buộc bởi những khó khăn của sự phổ biến và thấu hiểu lẫn nhau, cũng như sự tấn công của chủ nghĩa bá quyền.
Điều rõ ràng là, cả Châu Âu và Đông Á đều có một nhiệm vụ chung trong việc tiến tới một sự thống nhất văn hóa có thể đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề hiện thực của thế kỷ XXI cũng như về sau này của nhân loại.Sự thống nhất văn hóa một cách toàn điện rõ ràng là rất cần thiết, nhưng không có một tiếng nói chắc chắn và có uy tín nào có thể tuyên bố về cách thức cũng như chiều hướng phát triển của sự thống nhất này. Tuy vậy, dù dưới bất kỳ hình thức hay chiều hướng nào, sự biến đổi này, rất cuộc, vẫn diễn ra mà cá nhân mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy một số lượng những vấn đề xảy ra liên tiếp.
Trước hết, ở đây, một nhiệm vụ được đặt ra là phải xem xét lại một cách thấu đáo vấn đề đạo đức mang tính cá nhân chủ nghĩa một cách thái quá - cái nền tảng của văn minh Châu Âu. Liệu có thể làm địu bớt hoặc thậm chí có thể thay đổi tính chất đó bằng một sự quan tâm thích đáng hơn đối với những lợi ích chung? Liệu chúng ta có thể làm cho những đặc trưng và thể chế của các cộng đồng xã hội truyền thống trở nên thích hợp với các xã hội đương thời? Liệu chủ nghĩa gia tộc - cái thường được coi là một yếu tố cốt yếu trong văn hóa truyền thống của Đông Á có thể được cải tạo theo một mức độ có tính chất quy chuẩn trong mối quan hệ hợp tác và đa dạng của con người?
Hầu hết những ý kiến tranh luận đều tập trung xung quanh vấn đề điều chỉnh một cách căn bản mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trong phạm vi quan niệm coi con người như một chủ thể tồn tại tách rời tự nhiên, khai thác nhằm chinh phục tự nhiên, thì quan điểm khai thác tự nhiên ở mức độ hạn chế phải được chú ý. Quan điểm này xem con người là một loài sinh vật như những loài sinh vật khác, hình thành và phát triển trong một mạng lưới chằng chịt và phức tạp của những quá trình tự nhiên mà ở đó, chứa đựng và duy trì mọi hình thức sống. Một quan điểm như vậy phải được chứng minh bằng sự nhận thức được rằng, tự nhiên có những giới hạn của nó và sự can thiệp thái quá của con người vào tự nhiên như đang xảy ra trong hiện tại sẽ buộc con người phải hứng chịu những hậu quả lớn. Mối quan hệ này (mối quan hệ giữa con người và tự nhiên) phải được giải quyết cùng với những vấn đề chưa có giải pháp, như đói nghèo và kém phát triển trên nhiều khu vực của thế giới. Nhiệm vụ trước mắt không đơn giản chỉ là chinh phục tự nhiên, mà còn là kiểm soát chính bản thân mỗi chúng ta để nền kinh tế của chúng ta có thể hòa hợp một cách tất nhất với môi trường sinh thái tự nhiên. Vậy, những quan điểm sinh thái học truyền thống của Đông á có hữu đụng trong việc phát huy trí tuệ và học thuật của khu vực nhằm giải quyết các vấn đề của thế kỷ XXI hay không?
Đây là vấn đề chủ yếu không chỉ của công bằng xã hội, mà còn cả trên các bình diện quốc gia và quốc tế. Những động lực của toàn cầu hóa kinh tế đang tạo ra sự thịnh vượng to lớn đối với loài người, đồng thời, chúng cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau. Vậy, việc nhận thức đầy đủ về công bằng có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề trên hay không? Có cách nào để một ý tưởng khác về công bằng được công nhận trong việc nhận thức, mở rộng tính ứng dụng của nó mà không hy sinh những mục đích vốn là cơ sở của ý tưởng về công bằng?
Cuối cùng, một vấn đề quan trọng mang ý nghĩa sống còn xuất hiện trong các cuộc tranh luận là quan điểm nhìn nhận sự phát triển của con người (và xã hội loài người) chủ yếu chỉ ở khía cạnh phát triển vật chất đơn thuần. Quan điểm này cần phải được thay thế bằng một quan điểm mang tính chất tổng thể thống nhất, quan điểm giúp chúng ta có thể tạo nên sự cân bằng và phối hợp những mong muốn ở nhiều khía cạnh khác nhau của tồn tại người (mà không chỉ tập trung ở khía cạnh vật chất). Cách nhìn nhận này sẽ đưa lại những thỏa mãn trong ý thức con người trên cùng một mức độ hay thậm chí, ở mộtmức độ cao hơn sự thỏa mãn vật chất. Nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca và nghi thức sẽ tôi luyện và làm giàu thêm chủ nghĩa duy lý khô khan, sẽ giành lại vị trí xứng đáng của chúng trong đời sống của con người. Đó là sự thống nhất mà trong đó, lý trí và tình cảm, số lượng và chất lượng, tương lai và quá khứ sẽ có những vị trí tương xứng và được tôn trọng. Và, liệu ý tưởng về một nền văn hóa tự thân tồn tại trong hạt nhân truyền thống văn hóa và đạo đức Đông Á truyền thống có thích hợp, tương xứng với hiện thực của thế kỷ XXI hay không?
Đó là những câu hỏi có tính chất gợi mở. Sẽ là một sự kiêu ngạo văn hóa cùng cực nếu cho rằng, mỗi một nền văn hóa tự thân có thể trả lời cho những vấn đề nêu trên. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một thời đại với nhiều hoài nghi về những quan niệm phổ biến và những giá trị dễ dàng tiếp nhận hơn theo số đông và hết sức đa dạng. Tôi tin rằng, vấn đề căn bản trong cách thức một nền văn hóa hay một nền văn minh bị lôi cuốn vào những vấn đề cơ bản mà nó phải đối mặt sẽ buộc chúng ta phải tìm ra sự tương đồng - cái có khả năng liên kết những dân tộc và những xã hội khác biệt. Sự biến đổi văn hóa trong phạm vi những giá trị phổ biến là một thử thách đối với các nền văn hóa của chúng ta. Sự tương tác văn hóa sẽ phải là "sự đối thoại của loài người" và sự tổng hòa văn hóa hy vọng sẽ không chỉ là Châu Âu hay Đông Á, mà còn là những khu vực khác, như người ta thường nói: "Trung tâm ở mọi nơi mà không cố định phạm vi của nó".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường