Hội nhập những giá trị cá nhân

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
12:39 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Tư, 2018

Những ý tưởng đầu tiên để làm nghề tư vấn xuất hiện khi tôi bắt đầu đọc cuốn "Nhà tư bản tài chính" (The Financier, 1912) của Theodore Dreiser (1871-1945). Tôi nghe nói rằng Lênin cũng đọc quyển ấy. Nhưng Lênin đọc quyển ấy để làm Cách mạng Tháng Mười còn tôi chỉ làm cuộc cách mạng nho nhỏ trong đời sống cá nhân. Tôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình.

Bắt đầu từ việc cứu đứa con, từ việc bảo hộ đời sống vật chất cụ thể của những đứa con của mình, tôi đã tạo ra một nghề mà ở trong nước hiện nay có khoảng 300 Công ty thực thi các dịch vụ như thế, trong đó vào khoảng 1/3 số Công ty này là do cán bộ từ Công ty của tôi tạm biệt tôi. Công ty chúng tôi có khoảng 300 cán bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 20% toàn bộ thị trường các dự án ODA ở Việt Nam, khoảng 15% thị trường các dự án đầu tư FDI ở Việt Nam, cung ứng những dịch vụ luật sư cho những giao dịch mua bán rất quan trọng như là mua vệ tinh đầu tiên của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, làm hợp đồng cho các giao dịch mua bán hoặc thuê mua các máy bay Boeing và máy bay Airbus của Vietnam Airlines. Phải nói rằng chúng tôi sử dụng một lực lượng lao động cố định khá lớn nhưng dòng lao động đi qua chúng tôi cũng lớn.

Chúng ta ai cũng phải tìm ra động cơ cá nhân của mình. Đừng che giấu động cơ cá nhân của mình. Động cơ cá nhân trước mỗi một hành động một trong những năng lượng quan trọng nhất để tạo ra sự chính đáng của hành vi. Vậy còn động cơ xã hội của nó là gì? Từ những năm 70 tôi đã nghiên cứu về diễn biến tình hình phát triển thế giới. Cuối những năm 70, khi người Trung Quốc bắt đầu mở cửa, đầu những năm 80, khi Mikhail Gorbachov bắt đầu tiến hành cuộc đổi mới ở Nga, năm 1984 - 1985, khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam...tôi đã âm thầm nghiên cứu kinh tế học. Tôi bắt đầu đọc cuốn Kinh tế học của Giáo sư Samuelson vào đầu những năm 80. Sau này, vào năm 1987 - 1988, tôi tiếp đại sứ Thụy Điển, khi tôi nói vềacác quy luật của một nền kinh tế thị trường thì bà ta hỏi tôi rằng tại sao ở một nước như thế này mà lại có người hiểu thấu đáo các quy luật của một nền kinh tế tự do như vậy? Tôi trả lời rằng tôi là kẻ không thuộc bài cũ nên dễ học bài mới.

Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc hội nhập với thế giới. WTO là một thể chế để quy định, để hoạch định, để kiểm soát tính hội nhập toàn cầu của các nền kinh tế chứ không phải là thể chế duy nhất. Sẽ còn nhiều hình thức khác nữa. Lúc đầu WTO là một cái sân rộng rãi, người ta khuyến khích vào, thậm chí không cần mua vé. Thế nhưng bây giờ nó trở nên đông quá rồi. Khi mà cộng đồng đông thì ý chí của cộng đồng trở thành ý chí của nhiều người, là đòi hỏi của nhiều người. Cho nên càng ngày tiêu chuẩn của WTO càng khắc nghiệt và những kẻ vào sau sẽ phải đối thoại, phải thảo luận với rất nhiều điều kiện. WTO không tàn phá gì cả, nó chỉ tàn phá những mặt cũ kỹ, những mặt lạc hậu, những mặt vô tổ chức, vô kỷ luật của các nền kinh tế để huấn luyện các nền kinh tế bán chuyên nghiệp trở thành những đối tượng chuyên nghiệp. Chắc chắn tất cả những yếu tố phi chuyên nghiệp, những yếu tố tạm bợ, những yếu tố không chính thống dần dần sẽ bị loại bỏ theo sự áp đặt các tiêu chuẩn mà các thành viên của WTO phải tuân thủ.

WTO là một trường học vĩ đại để giáo dục các nền kinh tế chưa chuyên nghiệp. Công ty của tôi chuẩn bị cho toàn cầu hoá từ lâu. Chúng tôi có quan hệ với tất cả các nền kinh tế quan tâm đến Việt Nam, quan hệ rất mật thiết với các Phòng Thương mại trên thế giới. Nghiên cứu các thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới một cách rất chuyên nghiệp, nghiên cứu hệ thống các quy tắc thương mại và các Bộ Luật liên quan đến kinh doanh của tất cả các nền kinh tế quan trọng, những nền kinh tế có ảnh hưởng tới Việt Nam. Công ty của tôi đã thi vào WTO cách đây 18 năm rồi.

Thời đại của chúng ta là thời đại mà nhu cầu tiêu dùng thay đổi không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, nó tạo ra một trào lưu mà tất cả những nhà sản xuất phải đón lõng. Khi tất cả các nhà sản xuất đón lõng sự đỏng đảnh của nhu cầu tiêu dùng thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải đón lõng ở đầu đường xa hơn một chút để nghiên cứu nhu cầu và chuẩn bị dịch vụ để cung cấp. Và chúng ta buộc phải cạnh tranh.

Đừng tưởng rằng khi nước ta chưa gia nhập WTO thì không có người giàu, người nghèo, không có khoảng cách giàu nghèo. Có chứ. Tôi nghĩ rằng càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn. Khoảng cách giàu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bố tự nhiên các năng lực của con người. Cho nên, chúng ta phải thừa nhận khoảng cách ấy một cách khách quan mà chúng ta không thể khắc phục triệt để khoảng cách đó được. Người ta chống lại sự nghèo khổ chứ không chống lại khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta phải xoá đói giảm nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ để nâng cao năng lực của con người. Ví dụ như ở Công ty chúng tôi vẫn thường tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học để cải thiện năng lực xã hội. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng nghèo đói, và trong chừng mực nào đó tạo ra khả năng cảm nhận một cách không đau khổ về khoảng cách giàu nghèo.

Xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng.Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển. Tôi nghĩ rằng, theo xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển. Bạn đi ra nước ngoài hay ở Việt Nam đó là quyền của bạn, và đó là quy luật của sự vận động của các dòng năng lực ở trên thế giới. Vì vậy để bán các năng lực của mình thì con người buộc phải có các mẹo vặt, con người phải đô thị hoá. Trong quá trình dịch chuyển thì một người ở Lạng Sơn có thể là nhà quê so với một người cư trú ở Hà Nội và Việt Nam hoàn toàn có thể quê mùa so với thị trường New York. Phải rất cẩn thận, nếu không sẽ mắc bệnh chủ quan.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển

    18/11/2006Nguyễn Trọng ChuẩnVấn đề truyền thống và khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển, là vấn đề mà các quốc gia luôn đặt ra trong chiến lược của mình. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi người ta không thể chỉ trông chờ vào truyền thống, dựa vào một mình truyền thống để thúc đẩy xã hội đi lên, để hiện đại hoá đất nước, nhưng người ta cũng sẽ không thể phát triển đất nước một cách thuận lợi được nếu như truyền thống bị phủ định, nếu như truyền thống không có vai trò gì đối với hiện tại...
  • Mẹ tôi - giá trị cũ

    13/10/2006Quảng YênMẹ có nhiều bạn gái - bà giáo thân, cùng thời, cùng tuổi, cùng mê thơ lãng mạn Pháp. Trong số họ, cũng có người khổ vì con cái ích kỷ. Có bà sống một mình, dù con rất giỏi và thành đạt. Cho dù họ cư xử không mấy mặn mà với mẹ mình, nhưng mẹ lại luôn tự hào về họ và nhớ mãi tuổi thơ con đã lớn lên đáng yêu như thế nào...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Giá trị và tầm nhìn

    04/02/2006Hoàng Quỳnh LiênGiá trị tạo ra nền tảng của hình thức quản lý trong một doanh nghiệp. Giá trị cung cấp bằng chứng về thói quen, và do đó, có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định marketing...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tăng giá trị bản thân

    30/06/2005Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế...
  • xem toàn bộ