Phương pháp luận và vai trò của phương pháp triết học trong nghiên cứu khoa học

10:53 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Hai, 2010
Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến nhiều như trong thời đại của chúng ta, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Trong lịch sử khoa học, đã có những thời kỳ vấn đề phương pháp và phương pháp luận được đặc biệt chú trọng và có nhu cầu lớn vì khoa học gặp khó khăn, trở ngại không tiến lên được. Ngày nay, người ta quan tâm đến vấn đề phương pháp và phương pháp luận không phải vì khoa học trì trệ mà trái lại khoa học đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng.

Đối với người làm triết học nói riêng và những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Nghiên cứu về vấn đề phương pháp luận trước hết chúng ta cần hiểu phương pháp luận là gì? Cấu trúc của phương pháp luận như thế nào? Tại sao triết học nói chung và các nguyên lý nói riêng (nguyên lý thế giới quan) lại đóng được vai trò phương pháp luận?

Chúng ta đều biết rằng, khoa học càng phát triển và nhất là khi khoa học gặp phải những khó khăn (gặp phải những tình huống có vấn đề) thì dù muốn hay không người ta cũng không thể không tìm đến triết học. Lịch sử đã cho thấy, những người sáng lập ra cơ học lượng tử, sáng lập ra những ngành vật lý khác nhau - họ đều là những nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20 - bản thân họ đều là những người ủng hộ hoặc theo một trường phái triết học nào đó. Thực tế là càng nghiên cứu về sau và khi họ có được những phát minh làm cơ sở cho những lý thuyết mới thì quan điểm cũng thay đổi một cách căn bản khi cho rằng: Khoa học tự nhiên không thể thiếu triết học được. Theo Ăngghen thì: Các nhà khoa học tự nhiên không thể thiếu triết học.Vấn đề ở chỗ họ muốn được dẫn dắt bởi một thứ triết học đúng đắn hay một thứ triết học hợp thời trang.

Như vậy là cùng với sự phát triển của khoa học (nhất là những tình huống có vấn đề), người ta lại càng phải quan tâm đấn triết học nhiều hơn. Đặc biệt khoảng giữa thế kỷ 19 - khi khoa học chưa có những phát minh mang tính thời đại cũng có nghĩa là lúc đó khoa học tự nhiên gặp khủng hoảng và người ta đã giải thích nó theo những cách khác nhau, cuối cùng là dẫn đến cách giải thích duy tâm về những thành tựu mới đó. Đây chính là lúc triết học thể hiện sâu sắc vai trò định hướng của mình.



Sang thế kỷ 20, khoa học đã bùng nổ trên các lĩnh vực, đặc biệt là sinh học. Dường như tất cả các trường phái đều quan tâm và đều tìm cách giải thích có lợi cho triết học của mình, đặc biệt là tôn giáo. Có thể nói, sự quan tâm đến khía cạnh phương pháp luận là do nhu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra; do bản thân sự phát triển của khoa học, khoa học phải giải quyết những vấn đề khó khăn, những tình huống có vấn đề và liên quan đến cuộc đấu tranh giữa những lập trường triết học khác nhau.

Lịch sử cho thấy, một quan niệm về phương pháp luận được thừa nhận là đúng đắn khi quan niệm đó cho rằng: Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.

Trên thực tế, chúng ta thấy có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không khoa học. Song không phải mọi thế giới quan đều là triết học. Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người.Bởi vậy, thế giới quan triết học macxit là sự tổng hợp lý luận của những quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội, về con người và về nhận thức.

Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có phương pháp của họ. Điều đó có nghĩa phương pháp luận phải có cấu trúc chung và chúng ta có thể nhìn nhận cấu trúc chỉnh thể ấy từ 3 bộ phận:

- Những nguyên lý thế giới quan: Đây là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa học.

- Lý luận về một hệ thống các phương pháp: Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học. Vấn đề ở đây là phải làm rõ nội dung của phương pháp đó là gì? quan hệ giữa các phương pháp? phạm vi, khả năng và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp?

- Lý luận về một phương pháp cụ thể nào đósẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn khác. Nói cách khác thì đó chính là phương pháp nghiên cứu đặc thù của một môn khoa học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các khoa học khác có vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng).

Với một cơ cấu như vậy, phương pháp luận của các khoa học cụ thể sẽ bao gồm được cả cái chung và cả cái riêng, bao gồm được các nguyên lý và phương pháp phổ biến cũng như các nguyên lý và phương pháp của từng ngành khoa học hay của một nhóm khoa học; sẽ tránh được xu hướng tuyệt đối hoá một mặt nào đấy; sẽ tránh được quan điểm thực chứng muốn loại trừ triết học ra khỏi phương pháp luận của khoa học cụ thể.

Có thể nói, trong chỉnh thể phương pháp luận, phần chung nhất chúng ta thấy được là những nguyên lý thế giới quan. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nguyên lý thế giới quan lại quan trọng như thế? Tại sao thế giới quan lại đóng được vai trò phương pháp luận? Trên thực tế, chúng ta cần khẳng định rằng: Trong những nguyên lý thế giới quan đã tổng kết, đúc kết sự hiểu biết chính xác, khoa học và đầy đủ về một đối tượng, về một sự vật, về một quá trình trong phạm vi cho đến thời điểm đó.

Sự hiểu biết của con người không phải là sự bất động, bất biến và chúng ta phải thừa nhận rằng các nguyên lý thế giới quan phản ánh những gì bản chất nhất, là những cái không thể thiếu được nhưng tất nhiên nó chưa phải là đầy đủ nhất. Và đây cũng chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với các quan điểm tuyệt đối hoá một tri thức nào đó. Thực tế là nhận thức của chúng ta không bao giờ có giới hạn, không đi tới cái giới hạn cuối cùng mà chỉ là dần tới cái giới hạn, cái tuyệt đối mà thôi.



Tóm lại, mọi nguyên lý thế giới quan sở dĩ đóng được vai trò phương pháp luận là nhờ trong những nguyên lý đó đã tổng kết, đã đúc kết lại những gì đúng nhất, chính xác nhất, khoa học nhất về các sự vật, đối tượng, quá trình diễn ra trong thế giới xung quanh ta. Chúng ta có thể dẫn ra đây những nguyên lý thể giới quan đã cho thấy được vai trò phương pháp luận của nó:

- Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", Ăngghen đã khẳng định: Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó chứ không phải ở sự tồn tại của nó. Đây là một nguyên lý thế giới quan đóng vai trò định hướng, gợi mở trong khoa học bởi lẽ khi khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, điều đó có nghĩa đã định hướng, gợi mở cho người ta phải đi tìm các dạng vật chất khác nhau, đi tìm sự biểu hiện đa dạng của vật chất (từ vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ đến các bậc tổ chức từ thấp đến cao của vật chất...).

- Nguyên lý: Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận...(Theo Lê Nin). Trước đó Ăngghen cũng đã từng khẳng định: Không thể coi nguyên tử là phần tử vật chất nhỏ nhất... Nguyên lý này đã gợi mở cho các ngành khoa học phát triển, đặc biệt là vật lý học và sinh học. Đó là một nguyên lý thế giới quan đúng đắn. Nó vĩ đại ở chỗ nhờ đó mà người ta phát hiện ra rằng: thế giới không chỉ vô tận về phía vĩ mô mà còn vô tận về phía vi mô và siêu vi mô.

Trên đây là một vài ví dụ được dẫn ra để minh chứng một điều rằng: những nguyên lý thế giới quan hoàn toàn có thể đống vai trò phương pháp luận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về phương pháp luận chúng ta cũng nên lưu ý một số điểm sau:

- Triết học không phải là khoa học của mọi khoa học như cách hiểu của chúng ta trước đây và chúng ta cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Các loại triết học khác nhau đều có thể đóng được vai trò phương pháp luận. Chỉ có điều, phương pháp luận đó đúng hay sai, dẫn người ta đi đến phát minh hay bế tắc. Hay nói một cách khác, mọi nguyên lý triết học dù khoa học hay không khoa học đều có tác dụng định hướng, gợi mở; chỉ có điều nó định hướng đúng hay sai, chỉ cho người ta đi đúng hoặc đi sai đường. Điều đó có nghĩa việc chúng ta xác định đúng vai trò của triết học trong điều kiện thế giới đương đại, trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết.

- Khi nói tới phương pháp luận, chúng ta không thể đồng nhất chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật lịch sử với phương pháp luận của khoa học xã hội. Chúng ta phải nhớ rằng triết học macxit là một khối thép duy nhất đúc thành..., không nên quá đối lập cái duy vật với cái lịch sử. Mac và Ăngghen đã làm nên một cuộc cách mạng trong triết học - đó là biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, biến phép biện chứng thành phép biện chứng duy vật... và chúng ta phải hiểu nó trong tính chỉnh thể vốn có.

- Theo quan niệm chung hiện nay về phương pháp luận thì có: Phương pháp luận riêng chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng được cho tất cả các bộ môn khoa học.Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện chứng. Sở dĩ triết học macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng kết những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Trong trình độ phương pháp luận, có phương pháp luận chung và phương pháp luận riêng nhưng không thể thiếu được nguyên lý chung nhất là nguyên lý thế giới quan. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta phải xác định đúng vị thế, vị trí, vai trò của triết học để tránh quay trở lại triết học tự nhiên.

Nói tóm lại, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể...

Nội dung liên quan

  • Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên?

    04/10/2016Hồ Sĩ Quý & Nguyễn Anh TuấnMối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người được hiểu theo những cách khác nhau ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhận thức khoa học. Suốt từ thời này sang thời khác, những cuộc tranh luận gay cấn về vấn đề này liên tục diễn ra. Đến nay, tôi cho rằng, đối tượng của cuộc tranh luận đã có thể được hiểu theo cách mới...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Khoa học và văn hóa

    28/10/2015Nguyễn Văn TrọngNgày nay, nhiều nghiên cứu triết học về khoa học đã cho thấy khoa học giữ một vị trí trọng yếu trong văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: chính ở trong khoa học mà bản chất văn hóa duy lý của con người được thể hiện ra. Vì vậy việc tách rời khoa học khỏi những gắn kết văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng) đem lại thiệt hại cho cả khoa học lẫn văn hóa.
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

    28/01/2015PGS. TS. Hà Vĩnh TânKhi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Về sự suy thoái của khoa học

    14/09/2013Nguyễn Trần BạtSự suy thoái của khoa học và những phương pháp nghiên cứu của nó không phải là điều hoàn toàn mới mẻ. Khoa học là tư duy dựa trên các khái niệm, điều đó ai cũng biết. Nhưng đời sống xã hội phát triển nhanh đến mức các khái niệm lạc hậu dần, và trong thời đại ngày nay, chúng lạc hậu từng ngày so với đời sống...
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • Giáo dục Tổng quát (Liberal Education)

    02/08/2010David E. Bloom và Henry RosovskyVăn minh phương Tây có truyền thống giáo dục theo tinh thần tự do từ lâu đời, ở đó kiến thức tổng quát, sự hiểu biết và tôn trọng ý kiến của người khác được coi là điểm nhấn của toàn bộ sự phát triển cá nhân trong đó có việc đào tạo nghề nghiệp. Tư tưởng này có lẽ đã bắt đầu từ Hy lạp cổ đại và ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với ba khoa là ngữ pháp, tu từ và logic, và sau này là tứ khoa dạy ở nhà trường trung cổ: số học, hình học, thiên văn và âm nhạc.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế (phần 1)

    29/06/2010Nguyễn Cung Thông (Gửi từ ÔXTRÂYLIA)Loạt bài này tóm tắt các suy nghĩ về phương pháp giải quyết vấn đề (viết tắt là ppgq, problem solving) và Tứ Diệu Đế – nói cách khác hơn là suy nghĩ về tư duy (think of thinking). Nội dung các phần sau dựa nhiều vào kinh nghiệm kỹ thuật, ngôn ngữ, giáo dục (sư phạm) và nhất là từ sự quan sát và suy nghĩ cá nhân qua những hoạt động hàng ngày...
  • Xã hội học về tiền bạc

    20/05/2010Cuốn sách này trình bày một lối tiếp cận xã hội học về tiền bạc: nó cũng nhằm giải thích trọng tâm của những trao đổi tiền tệ dưới các hình thức hiện đại của các mối quan hệ xã hội gắn với đồng tiền. Ở đó, đồng tiền hiện ra như một chìa khoá tuyệt vời để khám phá những ngóc ngách còn ít được biết đến trong thế giới xã hội.
  • Quyền được sai và hoài nghi...

    13/05/2010Lê Ngọc Sơn- Ngọc Dung (thực hiện)Đó là ý kiến của dịch giả Nguyễn Đôn Phước khi bàn về việc làm thế nào để cải thiện phương pháp luận khoa học - một “gót chân Achilles” của đa số sinh viên Việt Nam.
  • Sự hình thành tinh thần khoa học

    08/04/2010Nguyễn Vĩnh NguyênMột cuốn sách về khoa học luận quan trọng, thuộc diện dễ đọc trong cùng chủng loại sách; có khả năng thay đổi nhãn quan chúng ta về khoa học, và giới khoa học!
  • Một số vấn đề triết lý của vật lý hiện đại

    26/05/2009Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Cơ học Newton hay quyết định luận Laplace từng chi phối nhận thức và hành động của toàn nhân loại. Vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác.
  • Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

    30/03/2009Chu Lan ĐìnhCho đến cuối thế kỷ XX, cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học có lẽ là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và số lượng phát hành bằng tiếng Anh lên đến hàng triệu bản. Cho đến nay, theo thống kê của một số tạp chí, đây là một trong những cuốn sách được các tác phẩm triết học trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó vào năm l962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm l930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.
  • Triết học Mác với chủ nghĩa duy vật nhân văn

    23/03/2009TS. Hồ Bá ThâmCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không chỉ sáng lập ra chủ nghĩa, triết thuyết của mình mà còn đưa ra mẫu mực phương pháp luận về sự tự phê phán và phát triển chủ nghĩa Mác. Đó là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp bước theo các ông. Nhưng đó là việc không dễ dàng tí nào, thậm chí phải trả giá đắt như lịch sử không ít lần đã chỉ rõ, xét cả mặt áp dụng sáng tạo trong thực tế và cả mặt học thuật, phát triển lý thuyết...
  • Đôi nét về tư duy đa phức

    05/01/2009Nguyễn Mạnh Hào“Chúng ta còn luôn ở trong tiền sử của trí tuệ con người. Chỉ có tư duy đa phức mới cho phép văn minh hóa tri thức.”
  • Phương pháp

    11/12/2008Nguyễn Khắc NhoThật ít có lĩnh vực nào đòi hỏi có nhiều sự linh hoạt, sáng tạo, phong phú như phương pháp. Một phương pháp cụ thể để giải quyết thành công một việc cụ thể đòi hỏi một sáng tạo và không bao giờ lặp lại y hệt như cũ. Cách mạng là thay cũ đổi mới theo sự vận động phát triển của quy luật, luôn luôn là sáng tạo. Khi đã xác định được mục đích đúng rồi, có nhiều phương pháp để đạt mục đích đó, làm thế nào để chọn được phương pháp tốt nhất...
  • Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người

    02/10/2008Hồ Sĩ QuýBài viết đề cập và gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người nói riêng. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra những ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề: khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận nghiên cứu văn hóa, phương pháp luận nghiên cứu con người, phương pháp luận nghiên cứu phức hợp, phương pháp luận về khái niệm người Việt...
  • Một tập hợp khoa học đang hình thành

    06/11/2006Pierre LévyCác khoa học nhận thức đang ở trong pha bành trướng. Vượt quá ranh giới của khoa trí tuệ nhân tạo, tâm lý học, ngôn ngữ học và thần kinh học, chúng nhắm tới chinh phục các vùng đất mới, chủ yếu là sinh học và các khoa học xã hội...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Xã hội học: Vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức

    16/12/2005Lê Ngọc HùngVấn đề hiện nay của sự phát triển tri thức xã hội học không phải là ở chỗ nghiên cứu trên cấp độ này mạnh hơn trên cấp độ kia mà ở chỗ khoảng cách ngày càng dãn sâu giữa hai thái cực – cấp độ "lý thuyết và thực nghiệm”, "cơ bản và ứng dụng”, "đại cương và chuyên ngành". Mối liên hệ giữa “nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan sát thực nghiệm "còn rất lỏng lẻo và nhiều khi thiếu chuẩn xác"2. Từ đó nảy sinh nhu cầu nâng cấp trí thức xã hội học ngang tầm đổi mới kinh tế - xã hội đất nước ta trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • Từ Newton đến Einstein

    19/11/2005Nguyễn Văn TrọngẢnh hưởng của hai thiên tài Newton và Einstein được thừa nhận là những thiên tài khoa học lớn lao nhất mà nhân loại từng biết đến. Đóng góp của các ông tạo nền móng cho tòa lâu đài vật lý học hiện đại và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học khác. Các thành tựu khoa học đã dẫn đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật...
  • Cách tiếp cận hệ thống trong vấn đề phân loại các khoa học và nghiên cứu khoa học

    10/11/2005Đỗ Thu Thủy dịchVấn đề phân loại tri thức khoa học như là một trong số những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận khoa học chiếm một vị trí đáng kể trong các công trình của A. Polikarov. Tác giả bài viết này rất lấy làm hân hạnh đã được cộng tác cùng A. Polikarov nghiên cứu vấn đề lớn này. Hy vọng bằng những nỗ lực chung sẽ đưa ra được những căn cứ mới để phân định, phù hợp với tinh thần của khoa học nửa sau thế kỷ XX...
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Lưới trời ai dệt

    17/08/2005Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách)
  • Chương 3. Phong cách khoa học trong học tập

    14/07/2005
  • xem toàn bộ