Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên?
Tháng 8/2003, tại Đại hội triết học thế giới lần thứ 21 (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), chúng tôiđã được tham dự buổi Hội thảo do 3 nhà khoa học Đức và Nga thuyết trình về sự thống nhất giữa khoa học tự nhiên với khoa học về con người. Tại đây, GS, TS khoa học Lektorski Vladislav Aleksandrovich, Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga, Tổng Biên tập Tạp chí "Những vấn đề triết học" (Nga), nhà triết học khá quen biết với giới khoa học Việt Nam đã trình bày một tham luận với những nội dung chính của bài này. Tham luận đã được những người tham dự thảo luận sôi nổi.
Sau Đạihội, tiếp thu những ý kiến thảo luận, V.A. Lektorski đã viết lại bài này bằng tiếng Nga với những sửa chữa, theo lời ông, không lớn nhưng thú vị. Tác giả rất vui được gửi bài này đăng trên tạp chí 'Nghiên cứu Con người".
Xin cảm ơn GS.
Mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người được hiểu
Những thử nghiệm đầu tiên nhằm nghiên cứu khoa học về con người và về các quan hệ xã hội gắn chặt với việc mô phỏng các phương pháp và các tư tưởng của khoa học tự nhiên. Vào cuối thế kỷ XIX, tâm lý học thực nghiệm do W.Wundt sáng lập được thai nghén như sự mở rộng các phương pháp thực nghiệm đã ứng dụng một cách có kết quả các phương pháp của vật lý học và sinh học sang nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nhờ sử dụng các ý tưởng và các mô hình của cơ học mà 0. Comte2 đã đưa ra khái niệm “thống kê xã hội" và "tính năng động xã hội" sáng lập ra ngành xã hội học. Còn nhà xã hội học vĩ đại khác là
Đến cuối thế kỷ XX tình hình đã đổi khác. Ngày nay, cách hiểu nghiên cứu con người là nghiên cứu họat động, nghiên cứu các chuẩn mực, các quy tắc điều chỉnh hoạt động và các phương tiện trợ giúp khác ngày càng trở nên thông dụng. Khoa học về con người gắn liền với vấn đề luận giải. Giờ đây đã rất rõ là, không có những ranh giới mang tính nguyên tắc giữa các khoa học về con người (hay khoa học nhân văn) với các khoa học xã hội. Cách đây không lâu người ta còn cho rằng, khoa học về con người là khoa học luận giải các tình huống (mekcm), còn khoa học xã hội nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển của các cấu trúc và các thể chế xã hội. Ngày nay người ta cũng đang quen dần với một cách hiểu khác: các thể chế xã hội là nơi tập trung những nhà sản xuất các ý tưởng cho hành động của con người ("công xưởng của các ý tưởng"). Các ngành nhân học và xã hội học luận giải tâm lý học văn hoá, thông diễn học đã được dùng trong nghiên cứu lịch sử. Nhưng chính những dữ kiện ấy,
Sau đây là luận điểm chính của những người ủng hộ quan điểm có sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa các khoa học tự nhiên với các khoa học về con người.
1) Khoa học tự nhiên
2) Các khoa học về tự nhiên đòi hỏi phải giải thích các nhân tố, còn các khoa học về con người lại chỉ có thể đưa ra cách luận giải về hành động của con người và các sản phẩm của những hành động đó, bao gồm cả hành vi và các thiết chế xã hội. Việc sử dụng các phương pháp thông diễn học là đặc điểm đặc trưng cho khoa học về con người.
3) Khoa học tự nhiên có thể dự báo các sự kiện tương lai. Vì thế người ta sử dụng chúng để xây dựng các đồ án kỹ thuật khác nhau cho phép kiểm soát môi trường tự nhiên và tận dụng các nguồn lực thiên nhiên. Khoa học về con người không có khả năng đó. Nhiệm vụ duy nhất của nó là nêu ra cách hiểu.
4) Các giải thích do khoa học tự nhiên mang lại không chỉ và không nhất thiết là những khái quát thực nghiệm. Những khái quát hay nhất trong số đó chúng lại có được nhờ lý thuyết. Tuy nhiên trong khoa học về con người thường rất khó đưa ra những khái quát. Xây dựng lý thuyết trong các khoa học này còn khó khăn hơn nữa, bởi lẽ loại khoa học này nghiên cứu những sự kiện riêng rẽ giới hạn bởi không gian xác định và diễn ra vào thời gian nhất định. Thậm chí có những ý kiến còn cho rằng, không thể có lý thuyết trong khoa học về con người.
5) Khoa học tự nhiên có thể cung cấp quan niệm khách quan về lĩnh vực hiện thực được nghiên cứu. Nó có thể kiểm tra tính khách quan của các kết quả nghiên cứu nhờ làm thí nghiệm. Trong khi đó các thực nghiệm được làm trong các khoa học về con người (chẳng hạn, trong tâm lý học), thì cũng không phải là thực nghiệm đích thực, bởi lẽ trong quá trình tiến hành thực nghiệm đã có sự giao tiếp giữa người làm thí nghiệm và người là khách thể được nghiên cứu. Kết quả là các dữ kiện thu được bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự can thiệp chủ quan của nhà nghiên cứu, rồi hệ thống giá trị mà người đó tuân theo, các mối quan tâm xã hội, quan điểm chính trị và địa vị của nhà nghiên cứu trong hệ thống quyền lực nhất định cũng sẽ để lại dấu ấn trên các dữ kiện ấy. Thêm vào đó các nghiệm thể (người là khách thể được nghiên cứu - ND) có thể nhận được kết luận của nhà nghiên cứu về họ, và điều đó nhất định làm thay đổi nghiệm thể được nghiên cứu, tức là tính hiện thực xã hội và con người được nghiên cứu đã bị thay đổi. Do vậy, không thể nói về tri thức khách quan (và rất có thể cả về tri thức nói chung) trong các khoa học về con người, bởi vì trong trường hợp này hiện thực cần nghiên cứu cũng có thể nảy sinh thêm bởi chính quá trình nghiên cứu.
Các tư tưởng vừa trình bày là khá phổ biến và nhiều nhà triết học và lý luận đã nhiệt tình chia sẻ những quan niệm như vậy. Tôi sẽ tranh biện theo từng mục đã nêu.
1) Không thể đối lập việc nghiên cứu các sự kiện cá biệt với việc khái quát hoá. Nói chung không thể nói gì về các sự kiện riêng rẽ, nếu không dùng các khái niệm chung và không tính đến hệ thống các mối quan hệ chung. Vào thời H. Rickert, các nhà sử học chủ yếu nghiên cứu hành động của các cá nhân ("có ý nghĩa lịch sử"). Ngày nay phần đông các nhà sử học nghiên cứu các tình huống lịch sử, bao gồm cả sự tham gia của rất nhiều nhân vật vô danh. Nhiều nhà sử học nghiên cứu cả vấn đề phân tầng xã hội, các quan hệ kinh tế ở một địa phương trong một khoảng thời gian xác định. Họ dựa vào kết quả của các nghiên cứu xã hội học và kinh tế học, sử dụng thống kê toán học và các phương pháp khác. Họ đã cố gắng chỉ ra những nét chung ở các khách thể nghiên cứu. Ngày nay, rõ ràng là, việc phân tích các dữ kiện lịch sử đó không phải là cái gì khác, ngoài sự tái tạo lại chúng bằng lý tính dựa vào các phương pháp chung.
Mặt khác, ngày nay càng thêm nhiều nhà khoa học tự nhiên thực nghiệm nghiên cứu cơ chế hình thành và tiến hoá của các hệ thống độc nhất như Vũ trụ, Thái dương hệ, Trái đất, hệ sinh thái toàn cầu. Mối quan tâm đó gắn liền với sự xuất hiện của tư tưởng về tính lịch sử của chính các quy luật tự nhiên (tư tưởng tiến hoá luận toàn cầu) với sự khái quát về tình trạng sinh thái và sự cần thiết phải gìn giữ môi trường thiên nhiên duy nhất cho cuộc sống của nhân loại.
2) Đúng là trong những tình huống bình thường, khi con người giao tiếp với những người khác, những người có văn hoá riêng của họ, có môi trường xã hội đặc thù và có “thế giới đời sống" của họ, thì các cách thức để giải thích và hiểu biết là hoàn toàn khác nhau. Hiểu người không quá phức tạp, nhưng giải thích các hiện tượng bất thường hàng ngày lại không hề đơn giản. W. Dilthay6 đã sử dụng sự khác nhau đó để đề xuất quan niệm, theo đó, nhiệm vụ của khoa học về con người là hiểu, còn nhiệm vụ của khoa học tự nhiên là giải thích. Theo W.Dilthay, chỉ cần "nhập cuộc” là đủ để hiểu người khác, hành vi hoặc văn hoá khác. Tuy nhiên để khám phá hiện tượng tự nhiên, lại cần có sự giải thích bằng giả thuyết va kiểm chứng sự giải thích đó.
Tuy nhiên trong thực tế, sự khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người ở mối quan hệ này không đến mức rạch ròi như thế. Cách thức để hiểu các hành động con người và các sản phẩm của hành động đó phải bao gồm những hiểu biết về các quy tắc hành động và giao tiếp, về các động cơ thúc đẩy con người hành động và các quan niệm về tình huống cụ thể. Thông thường, không mấy khó để có một hiểu biết như vậy, bởi lẽ các quy tắc hành động là như nhau đối với tất cả những người thuộc về cùng một "thế giới đời sống", động cơ thúc đẩy mọi người hành động thường cũng khá rõ, và quan niệm của con người về tình huống cũng khá giống nhau. Nhưng nếu nhà xã hội học, nhà nhân học hay nhà sử học muốn hiểu một xã hội khác, một nền văn hoá khác hay một giai đoạn phát triển sớm hơn của một nền văn hoá nào đó, thì cách thức để hiểu hoá ra không đơn giản. Và khi đó nhà nghiên cứu không biết trước các quy tắc, động cơ hành động và quan niệm về tình huống của con người ở đó, nhà nghiên cứu phải tái tạo chúng. Trong trường hợp này nhà nghiên cứu buộc phải đề xuất các giả thuyết khác nhau về ý nghĩa tương đối của các hành động được nghiên cứu và các sản phẩm của các hành động đó. Việc kiểm tra các giả thuyết đó có thể xác nhận hoặc bác bỏ chúng. Như vậy, hiểu không phải là thủ pháp "cảm tính" thần bí, mà là sự tái tạo duy lý. Với cách tiếp cận như vậy có thể coi hiểu là một biến thể của giải thích.
Trong khoa học tự nhiên, đến lượt mình, nhà nghiên cứu làm việc với các loại luận giải khác nhau, bởi lẽ các dữ kiện để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu không hề được "cho trước", mà luôn phải được kiến giải, luận giải. Giải thích trong khoa học tự nhiên đó là các thử nghiệm phát hiện nguyên nhân và vạch ra các cơ chế nhân quả. Trong khoa học về con người nhà nghiên cứu cố gắng tìm kiếm không chỉ nguyên nhân các sự kiện, mà còn phải phát hiện động cơ các hành động. Tuy nhiên động cơ có thể được xem như một loại nguyên nhân đặc biệt.
3) Có cảm giác là, nếu ta đã giải thích được một dữ kiện nào đó, thì ta có thể dễ dàng dự đoán các dữ kiện tương lai (theo tiền đề nổi tiếng về tính đối xứng giữa giải thích và dự đoán). Ý kiến đó phù hợp với mô hình thông dụng về sự giải thích như là sự quy giản các dữ kiện về quy luật chung. Muốn vậy phải giả định rằng, việc phát biểu các dự báo về sự kiện tương lai là đặc điểm riêng của khoa học tự nhiên. Tuy nhiên trên thực tế, dự báo các hiện tượng tự nhiên không phải là việc dễ. Trong một số trường hợp việc đó còn là không thể. Chỉ dễ dự báo (khi nắm được các quy luật), nếu ta có đối tượng dự báo là các hệ thống đóng với số lượng hữu hạn các yếu tố có ảnh hưởng đến các quá trình đang diễn ra. Nhưng chuyện đó chỉ có trong phòng thí nghiệm và cũng chỉ với số ít các quá trình tự nhiên, chẳng hạn như sự vận động của các hành tinh trong hệ mặt trời. Cơ học cổ điển nghiên cứu chính các quá trình kiểu này. Nhưng nếu đối tượng nghiên cứu lại là những hệ thống mở, những hệ thống có tổ chức phức tạp ở điểm chia tách của chúng, thì cũng không thể có dự báo chính xác. Khi đó chỉ có thể soạn thảo vài kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, mà không thể biết kịch bản nào sẽ xảy ra. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp người ta có thể giải thích được những kịch bản đã xảy ra. Bởi trong những trường hợp đó, nhà nghiên cứu không những hiểu được các quy luật chung, mà còn nắm được cả những dữ kiện mà về nguyên tắc, anh ta không thể biết sớm hơn, chính vì thế mà không thể dự báo. Ví dụ nếu một hệ thống có tổ chức phức tạp rơi đúng vào một trong các kịch bản, thì điều đó rất có thể là một sự kiện ngẫu nhiên mà sớm hơn thì không thể nhận ra được. Chỉ đến khi sự kiện ấy xảy ra trước mắt nhà nghiên cứu, thì động thái của hệ thống trong quá khứ mới có cơ sở để được giải thích.
Tình huống trong khoa học về con người, về nguyên tắc cũng rất giống thế. Không thể đưa ra những dự báo chính xác cho các chuyển biến xã hội (K. Popper7 đã từng viết về điều này). Nhưng lại có thể vạch ra các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai và giải thích các sự kiện khi chúng đã diễn ra: các nhà sử học thường chuyên nghiên cứu các sự kiện như vậy. Rất khó dự báo hành vi của từng người trong các điều kiện không bình thường, đặc biệt trong những tình huống khi cá nhân phải chọn lựa một trong các phương án ứng xử khác nhau (đôi khi trong những điều kiện đó, con người thậm chí không thể đoán được lối ứng xử của chính mình). Tính có thể lựa chọn các hành động khác nhau thường được xem như một nét đặc thù của con người để trả lời cho sự khác nhau về nguyên tắc giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người. Tuy nhiên, việc giải thích đúng hành động của từng cá nhân khi hành động đã xảy ra, lại hoàn toàn khả thi, nếu ta biết các quy tắc mà người đó tuân thủ, nếu ta có thể tái tạo lại động cơ tác động đến sự lựa chọn của người đó, và nếu ta hiểu được quan niệm của người đó về tình cảnh mà anh ta rơi vào.
Trong khi đó, với những điều kiện bình thường của đời sống thường nhật, người ta lại có thể dự báo được hành động của nhóm đông người, trong chừng mực mà những người này tuân theo các quy tắc hành động chung được hiện thân trong các thể chế xã hội. Chính vì thế, dựa vào các khoa học về con người, việc dự báo là có thể thực hiện được với một số điều kiện. Có thể sử dụng khoa học về con người để soạn thảo các công nghệ xã hội và nhân văn (đặc biệt, trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, trong việc rèn luyện tâm lý và các liệu pháp tâm lý… )
4) Hành động con người không chỉ tạo ra và tái tạo ra các cấu trúc xã hội, mà còn bị quy định bởi chính các cấu trúc đó. Nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khoa học về con người không chỉ miêu tả các hành động, mà còn phải cố gắng phân tích các cấu trúc xã hội và văn hoá, bao gồm cả các thể chế xã hội và mối quan hệ qua lại giữa các thể chế xã hội đó. Những người tham gia vào các tương tác xã hội luôn tuân theo các quy tắc xác định. Nhưng họ hoàn toàn không bắt buộc phải biết các quy tắc đó, càng không phải biết cấu trúc các thể chế xã hối và mối liên hệ giữa chúng. Một trong những nhiệm vụ của chuyên gia khoa học về con người là phân tích các cấu trúc đó. Việc giải quyết nhiệm vụ này là có thể, nhưng chỉ khi lý thuyết về nó được xây dựng. Rõ ràng, việc điều tiết hành động của con người không phải là công việc cố định, đây là việc có tính chất cục bộ, bị quy định về mặt lịch sử và văn hoá. Nếu có thể nói về việc khám phá các quy luật trong khoa học về con người, thì cần phải thừa nhận rằng, các quy luật đó không phải là phổ quát, mà có tính cục bộ. Mặc dầu vậy, việc nhận thức và giải thích các quy luật đó (quy luật của sự điều tiết) chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào lý luận.
Trong khi đó, như đã nói ở trên, ngày nay nhiều chuyên gia khoa học tự nhiên lại bắt đầu xem các quy luật tự nhiên như là các quy luật có tính lịch sử và có sự biến đổi nói cách khác, đó cũng là những quy luật cục bộ.
Như vậy, ngay ở khía cạnh này cũng không có sự khác biệt về mặt nguyên tắc giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người.
5) Các nhà khoa học tự nhiên nghiên cứu giới hiện thực vốn không phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu. Nhưng họ chỉ có thể làm điều đó khi cấu tạo được các hệ thống quan niệm khác nhau và sử dụng các phương thức nghiên cứu khác nhau: những công cụ, những phương tiện... không hiếm khi lại được tạo ra trong điều kiện nhân tạo dưới dạng thí nghiệm. Những người theo các quan niệm khác nhau (lý thuyết, hệ chuẩn, chương trình nghiên cứu, truyền thống nhận thức...) luôn phải có quan hệ và đấu tranh với nhau. Hiện nay, các công trình nghiên cứu điều kiện xã hội của việc sản xuất tri thức đã chỉ ra rất rõ, những cuộc đấu tranh như vậy bao gồm cả việc bảo vệ không chỉ hệ thống các tư tưởng nào đó, mà còn bảo vệ cả những lợi ích nhất định, thậm chí, bảo vệ cả vị trí trong khoa học như là một vị thế xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là, các quan hệ xã hội kiểu ấy không cản trở việc thu được tri thức khách quan về các hiền tượng tự nhiên. Thậm chí có thể nói rằng, chỉ trong bầu không khí con người như thế khoa học tự nhiên mới phát triển được, vì những điều kiện ấy cho phép hình thành những cách tiếp cận khác nhau, đưa ra các giả thuyết khác nhau... mà hoá ra, chỉ có số ít trong đó là có hiệu quả.
Tình huống trong khoa học về con người phần nhiều cũng giống như vậy. Các hệ thống giá trị khác nhau cho phép nhà nghiên cứu vạch ra các khía cạnh khác nhau của hiện thực xã hội, cho phép dường như nhìn thấy hiện thực ấy trong các viễn cảnh tương lai khác nhau. Đồng thời các học giả thuộc cùng một nhóm văn hoá - xã hội lại chia sẻ với nhau cách thức luận giải cơ bản về hiện thực người và do vậy có thể hiểu được nhau, so sánh và kiểm tra các giả thuyết của nhau. Đúng là, hiện thực xã hội (trong sự phân biệt với hiện thực tự nhiên) không tồn tại ngoài họat động của con người: nó được sinh ra và tái tạo lại nhờ họat động đó (thậm chí còn có thể nói rằng, hiện thực xã hội được sắp đặt bởi họat động con người). Nhưng vẫn tồn tại cấu trúc xã hội khách quan quy định chính họat động đó. Nhà nghiên cứu, cả trong trường hợp này (cũng như ở mọi trường hợp khác, khi nhận thức diễn ra một cách thực sự) cũng không thể sáng tạo ra hiện thực nghiên cứu. Điều này khác với tình huống khi nhà khoa học dựa vào kết quả nghiên cứu đã có, tư vấn để thay đổi các quan hệ xã hội (trong xã hội học, kinh tế học), hay thay đổi các quan hệ giữa các cá nhân (trong tâm lý học xã hội), hoặc thay đổi các phương thức suy nghĩ của cá nhân trước cuộc sống và trước chính mình (chẳng hạn, trong liệu pháp tâm lý dựa trên phân tâm học). Trong trường hợp này hiểu biết thu được có thể làm biến đổi hiện thực được nghiên cứu. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi các khách thể nghiên cứu đặc thù là con người, tiếp nhận kết quả nghiên cứu và sử dụng chúng để thực hiện sự biến đổi chính mình. Còn quá trình nghiên cứu, tự nó, không khi nào có thể làm thay đổi được hiện thực nghiên cứu. Kẻ nô lệ biết vị thế yếu hèn của mình cũng không thể chấm dứt tình trạng nô lệ ấy, nếu chỉ dựa vào duy nhất sự hiểu biết của mình.
Rõ ràng là rất khó khăn và với nhiều trường hợp là không thể làm thí nghiệm trong các khoa học về con người. Bởi vì nhà nghiên cứu có thể (thường là không ý thức được) làm ảnh hưởng đến hành vi của những người được thí nghiệm. Sự giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với người được nghiên cứu có thể làm thay đổi cách luận giải tình hình bởi sự thay đổi của người được nghiên cứu. Những người ủng hộ cách tiếp cận cộng đồng trong tâm lý học nhấn mạnh rằng, nhà nghiên cứu (đặc biệt, người tiến hành thí nghiệm) không thể khám phá ra được cái gì tồn tại trước khi nghiên cứu, chỉ trong quá trình giao tiếp với người được nghiên cứu, nhà nghiên cứu mới cấu tạo ra hiện thực xã hội mới. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là, thông thường, nhà nghiên cứu không thể làm biến đổi các quy tắc và chuẩn mực hành động của những người là khách thể được nghiên cứu. Hiện nay, đã có những kỹ thuật xác định để ngăn ngừa ảnh hưởng của nhà nghiên cứu đến kết quả thu nhận được trong quá trình nghiên cứu.
Với các hệ thống tự nhiên có tổ chức phức tạp, nhiều trường hợp cũng không thể tiến hành các thí nghiệm. Thí nghiệm có hiệu lực với các hệ thống kín. Thế mà giờ đây người ta đã rõ là, đa số các hệ thống tự nhiên đều là hệ thống mở và không ổn định.
Như vậy, mặc dù ở điểm này có sự khác biệt giữa các khoa học tự nhiên và các khoa học về con người, nhưng sự khác biệt ấy cũng không thể là cơ sở để nói rằng, hai nhóm khoa học này khác nhau về nguyên tắc.
Tôi muốn nêu một vài kết luận từ điều đã nói.
Với tư cách là phương thức đặc biệt để thu nhận tri thức, khoa học không phải chỉ mới xuất hiện ở thời cận đại. Có cơ sở để nói về khoa học cổ đại và khoa học trung đại khác với khoa học hiện đại ở một loạt khía cạnh cơ bản, bởi lẽ chúng được phát triển trong khuôn khổ của các chế định khác và với hệ thống giá trị khác.
Khoa học hiện đại là sản phẩm của một trạng thái văn hoá lịch sử xác định. Chẳng hạn, ở khoa học cổ đại, lý thuyết được hiểu như là sự thể hiện một nội dung nhất định, được cho ngay từ đầu và có thể trực giác được, nắm bắt được một cách trực quan (sự triển khai tiếp theo chỉ là làm rõ nội dung của lý thuyết đó). Nhưng khoa học tự nhiên thực nghiệm thời cận đại lại chỉ có thể xuất hiện khi đã có những hiểu biết nhất định về giới tự nhiên và về quan hệ của con người giới tự nhiên đó. Trình độ hiểu biết đó gắn liền với sự xuất hiện một dạng đặc thù văn minh, có thể gọi là văn minh kỹ nghệ. Giới tự nhiên được kiến giải như một nguồn lực giản đơn cho họat động của con người, như một thứ vật liệu tạo hình cho phép sự can thiệp vô hạn của con người, một thứ vật liệu có thể được cải tạo hoặc chế biến cho phù hợp với lợi ích của con người. Thực nghiệm là phương thức can thiệp như thế vào các quá trình tự nhiên nhằm hiểu rõ hơn cơ chế bên trong của các quá trình đó. Về nguyên tắc, con người có thể dự báo chính xác các quá trình tự nhiên, và vì thế có thể kiểm soát và điều khiển chúng, trở thành kẻ thống trị giới tự nhiên. Nhưng với cách hiểu như thế về tư duy khoa học, việc nghiên cứu các hành động có suy nghĩ của con người trở thành tựa hồ như cái gì đó xa lạ với chính tinh thần của khoa học. Kết quả là quan niệm về sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa nghiên cứu tự nhiên với nghiên cứu con người và các quan hệ người mới trở nên thông dụng đến như vậy.
Tôi đã cố chỉ ra rằng, những thay đổi diễn ra trong khoa học về tự nhiên và trong khoa học về con người đã cho phép hiểu quan hệ của chúng dưới ánh sáng mới và cho phép vạch ra sự thống nhất bản chất của chúng. Những thay đổi đó cũng đưa ra khả năng hiểu theo cách mới về mục đích của tư duy khoa học nói chung. Mục đích của tư duy khoa học không chỉ là dự báo và kiểm soát. Vì trong những trường hợp mà việc nghiên cứu không đạt được mục đích đó, thì không nhất thiết nó sẽ không còn là khoa học. Việc nghiên cứu có thể vẫn có giá trị, bởi lẽ, phương thức độc nhất vô nhị để con người thoả mãn nhu cầu giải thích và hiểu biết hiện thực của mình. Thật giản đơn, con người không thể sống trong một thế giới không có suy ngẫm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015