Phương pháp

10:52 SA @ Thứ Năm - 11 Tháng Mười Hai, 2008

Phương pháp là lề lối, cách thức, trình tự các bước đi cần phải theo để suy nghĩ, làm việc, đạt được kết quả mục đích đã định. Trong phương pháp có phương pháp chung và các phương pháp chuyên ngành, cụ thể.

Phương pháp chung là phương pháp luận giải khái quát - nghĩa là một thế giới quan khoa học, một phương pháp luận khoa học, để chỉ đạo các phương pháp cụ thể. Thật ít có lĩnh vực nào đòi hỏi có nhiều sự linh hoạt, sáng tạo, phong phú như phương pháp. Một phương pháp cụ thể để giải quyết thành công một việc cụ thể đòi hỏi một sáng tạo và không bao giờ lặp lại y hệt như cũ. Cách mạng là thay cũ đổi mới theo sự vận động phát triển của quy luật, luôn luôn là sáng tạo. Khi đã xác định được mục đích đúng rồi, có nhiều phương pháp để đạt mục đích đó, làm thế nào để chọn được phương pháp tốt nhất phương pháp tối ưu nhất - điều đó đòi hỏi phải có tài năng và sáng tạo. Có mục đích đúng nhưng thiếu phương pháp đúng, thì có thể giẫm chân tại chỗ và thất bại. Cụ Phan Bội Châu là nhà yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ 20 ở nước ta, trí dũng có thừa nhưng cuối đời cụ đã phải tự nhận: Đời tôi một trăm phần thất bại cả một trăm, không có một phần nào thành công. Có lẽ có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là chưa có phương pháp tìm con đường cứu nước đúng.

Song phương pháp cũng có ý nghĩa khái quát và tương đối ổn định của nó. Các cụ xưa nói học là để làm người. Mục đích trước hết của mọi sự học tập là để biết làm người, trở thành người có văn hóa, người có học. Người có học thì thường ở đâu và làm việc gì, họ cũng có một phương pháp giải quyết mọi công việc có tri thức. Có người nói học lý luận chủ yếu là trang bị cho ta một phương pháp luận đúng, để xem xét lý giải mọi việc trong cuộc sống, để cải tạo xây dựng cuộc sống. Kiến thức luôn luôn thay đổi, nhưng phương pháp luận khoa học thì tương đối ổn định, có thể sử dụng lâu dài. Cho nên có người nói học ở bậc đại học chủ yếu là học phương pháp, để có cái cơ bản, từ đó tự mình biết cách học tập suốt đời, để bước tiếp xa hơn. Sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nếu thiếu thông tin, hoặc tiếp nhận thông tin chậm không kịp thời là có thể lạc hậu và thất bại, Nhưng làm thế nào để tiếp nhận và xử lý được các thông tin lại đòi hỏi một kiến thức, một phương pháp. Đương nhiên phương pháp không bao giờ tách rời với kiến thức và nội dung. Học tập những tấm gương thành đạt chủ yếu là học tập phương pháp, cách đi sáng tạo của họ, chứ không phải là bắt chước áp dụng máy móc. Thực tế giúp đỡ những người gặp khó khăn, xóa đói giảm nghèo, chủ yếu là giúp cho người ta cái cần câu - tức là phương pháp cách thức làm ăn - chứ không phải là cho người ta con cá Nói rộng ra đánh giá sự khác nhau của một xã hội, không chỉ xem nó đã làm ra cái gì, mà chủ yếu là xem phương thức làm ra cái đó như thế nào, ngày nay ta thường nói và chú ý đến trình độ khoa học công nghệ hiện đại.

Thực tế luôn đặt ra vấn đề thế nào là một phương pháp đúng? Phương pháp đúng là con đường là cách thức, là giải pháp, phù hợp với hoàn cảnh khách quan và chủ quan, nghĩa là đúng quy luật vận động và phát triển, để đạt được mục đích đã định. Không thể có một phương pháp nào: đúng cho tất cả mọi trường hợp cụ thể, dù là phép mầu nhiệm thần thánh, vì sự vật luôn vận động phát triển không ngừng, cho nên phương pháp đúng bao giờ cũng cụ thể và sáng tạo. Nhưng khi con người dần dần hiểu được quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội, thì có cơ sở dẫn đến phương pháp đúng, nghĩa là trước hết cần có một phương pháp luận đúng.

Những thành tựu của tri thức nhân loại trong thời đại ngày nay là cơ sở để khẳng định phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học, là đỉnh cao của một thế giới quan tiến bộ và phương pháp xem xét đúng nhất. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật là xem xét giải thích thế giới trong sự vận động phát triển không ngừng, trong mối quan hệ biện chứng phổ biến, và trong bản chất của thế giới vật chất vô cùng vô tận.

Từ đó xem xét khoa học xã hội phải dựa vững chắc vào quan niệm duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận chung cho tất cả khoa học xã hội, là thành quả vĩ đại bậc nhất của tư tưởng khoa học, đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản.

Xem xét lịch sử xã hội phải xuất phát từ thế giới khách quan, phải thấy rõ vai trò hoạt động chủ thể của con người. "Hai cái quên" lớn nhất trong lịch sử trước đây là quên điểm xuất phát và quên không biết đến con người.

Quy luật sống của mọi thời đại lịch sử là lực lượng sản xuất của con người luôn phát triển không ngừng, không ai có thể ngăn cản được. Lực lượng đó đòi hỏi và cuốn theo các quan hệ xã hội phải thay đổi, để phù hợp với tính chất và trình độ của nó. Do vậy phải xuất phát từ hiện thực khách quan của đời sống vật chất và các quan hệ kinh tế, để giải thích ý thức tư tưởng và các quan hệ tinh thần. Tất yếu kinh tế là cái giá đỡ vật chất cho mọi tất yếu chính trị, xã hội và tư tưởng. Xét đến cùng kinh tế là nhân tố quyết định cuối cùng của lịch sử, kinh tế có vai trò quyết định cuối cùng chứ không phải duy nhất. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị, là phản ánh những mâu thuẫn của quan hệ kinh tế, xã hội, là một trong những động lực của sự phát triển xã hội.

Xem xét lịch sử tư tưởng phải đặt trong hệ thống, sự vận động phát triển và lôgíc hiện thực của nó. Xem xét xã hội và con người phải đối chiếu trong cơ cấu, tổ chức và các mối quan hệ. Lợi ích và quyền lực là điểm nhạy cảm nhất đối với con người. Hoạt động lịch sử của con người trước hết là hoạt động sản xuất để thực hiện lợi ích, để tái sản xuất cao hơn các nhu cầu, để giải phóng và tăng thêm quyền lực của con người trước tự nhiên và lịch sử.

Chính con người đã sáng tạo ra lịch sử văn hóa và văn minh, đó là sự kết hợp giữa vai trò quyết định của quần chúng với cống hiến to lớn đặc biệt của lãnh tụ của thiên tài trong tiến trình lịch sử. Do vậy phải phát huy thế chủ động tích cực của con người, giải phóng con người, phát triển tự do toàn diện của mỗi người là điều kiện để phát triển xã hội, phát triển tất cả. Song tồn tại xã hội vẫn quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính năng động và độc lập tương đối của nó. Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, mang bản chất xã hội trong tính thống nhất với bản chất sinh học. Cho nên cần phải hình thành con người mới thông qua cải tạo và xây dựng những xã hội và thời đại lịch sử mới. Do vậy lịch sử xã hội và con người, lịch sử đời sống tư tưởng tinh thần của con người, tuy rất phức phập, còn nhiều điều phải tiếp tục nghiên cứu khám phá, nhưng hoàn toàn có thể hiểu được, chứ không phải là một mớ rối rắm thần bí. Con người không chỉ giải thích thế giới mà cần cải tạo, xây dựng, làm chủ lịch sử xã hội do mình sáng tạo ra. Có thể tóm tắt mười chữ vàng về phương pháp là: Duy vật, lịch sử, toàn diện, cụ thể, phát triển.

Đó là những nét tổng quát nhất của phương pháp biện chứng duy vật về lịch sử. Đó là phương pháp luận, là sợi dây dẫn đường, là kim chỉ nam hành động trong xem xét giải quyết các vấn đề về con người và xã hội. Những thành tựu mới của các ngành khoa học hiện đại sẽ làm sáng tỏ, phong phú và bổ sung hoàn chỉnh cho phương pháp luận chung ấy.

Phương pháp luôn luôn gắn bó với một con người cụ thể, một cộng đồng cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể. Vậy thì phương pháp sống và làm việc của con người phụ thuộc vào những điều gì? Trước hết nó phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, kinh nghiệm sống của từng người. Lý luận sinh ra phương pháp. Triết lý cuộc sống của mỗi người sẽ chỉ đạo, soi sáng toàn bộ phương pháp suy nghĩ hành động của người đó. Từ nhà bác học đến người dân bình thường đều có triết lý quan điểm sống riêng của mình. Phương pháp của người duy vật khác phương pháp của người duy tâm, phương pháp của nhà khoa học khác phương pháp của các tín đồ tôn giáo. Càng đi vào việc cụ thể càng đòi hỏi người ta phải quay lại các quan điểm chung - tức là những lý luận quan điểm chung bao giờ cũng làm cơ sở để chỉ bảo cho các phương pháp hành động cụ thể. Do vậy, lý luận quan điểm sống, có ý nghĩa lớn lao và thiết thực biết chừng nào đến cuộc sống hàng ngày của con người.

Từ đó, phương pháp phụ thuộc vào mục đích lý tưởng của con người. Có mục đích đúng mới có phương pháp đúng, mục đích sai thì phương pháp sai. Những bậc vĩ nhân, hiền triết, những người tốt, thường có phương pháp gợi mở phát huy cái chân, thiện, mỹ của con người. Ngược lại, những tên bạo chúa, độc tài, gian ác thì không thể sử dụng được các biện pháp có tính nhân văn, mà chỉ là những thủ đoạn, mánh khóe xảo quyệt, tàn bạo và lừa gạt mà thôi. Phương pháp của kẻ đi xâm lược thường khác hẳn với phương pháp của người yêu nước bảo vệ tổ quốc mình. Mục đích lý tưởng càng cao đẹp thì phương pháp càng đòi hỏi nhiều sáng tạo cách mạng.

Mặt khác, mục đích đối tượng khác nhau thì phương pháp đòi hỏi cũng khác nhau. Người hoạt động chính trị, sản xuất kinh doanh, nhà khoa học, người nghệ sĩ, người nông dân, người lính... tất nhiên là có phương pháp riêng của từng ngành.

Ai cũng mong rằng: "Hạnh phúc đến khắp nơi khi xác định được mục đích đúng và có phương pháp đúng". Câu nói trên của Aristote vừa khái quát được vừa gợi mở, vừa phổ biến và đầy ắp niềm tin vào hạnh phúc của con người?

Mục đích đúng và phương pháp đúng phụ thuộc vào toàn bộ những tri thức hiểu biết, năng lực trí tuệ, thực tiễn trải qua của con người. Vẫn là một sự việc xảy ra, đối với người có hiểu biết rộng, thường giải quyết đúng với tầm nhìn xa, đối với người đã từng trải thường bình tĩnh xem xét sát thực có tình, đối với người có năng lực trí tuệ thường phân tích sâu sắc và phát hiện ra những điều cơ bản mà người bình thường khác thường không thấy. Trong cuộc sống có những vấn đề đặt ra như khi có bước ngoặt thay đổi, trước tình huống khó khăn nguy hiểm, có khi là sống còn hoặc có vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải huy động tất cả mọi hiểu biết, mọi sức lực để giữ quyết, kể cả của mỗi người và toàn thể cộng đồng. Lúc đó tài năng sẽ vụt sáng, trí tuệ nghị lực và lòng dũng cảm của con người sẽ được thử thách và khẳng định, đồng thời những điều yếu kém sai lầm của con người cũng được bộc lộ, tất cả được bằng các giải pháp hành động cụ thể.

Mỗi việc làm, mỗi phương pháp là của con người, cho nên phải phụ thuộc vào đạo đức, nhân cách và tâm hồn của con người đó. Đây là đặc trưng tiêu biểu nhất của mỗi con người và cũng là thước đo giá trị, hiệu quả, màu sắc khác nhau của mỗi phương pháp cụ thể. Trước cùng một vấn đề một việc làm, biện pháp của người tốt khác hẳn với người xấu, người thiện khác hẳn với người ác, người đôn hậu khác hẳn người xảo quyệt, người cao thượng khác người thấp hèn... nhân cách con người có ý nghĩa quyết định cho một biện pháp đúng sai, tốt xấu. Trong đó cái đáng quý nhất là cái tâm, tấm lòng, trái tim của con người. Chúng ta mãi mãi cảm phục tấm lòng vàng của những bà mẹ đã che dấu nuôi dưỡng bảo vệ cán bộ, chiến. Trong hoạt động nhân đạo, có biết bao những tấm lòng trái tim nhân hậu, đã làm ấm lòng và vợi đi những nỗi đau bất hạnh của con người, làm xúc động lòng người và mãi mãi tự hào về truyền thống nhân ái của dân tộc. Trong mỗi sự nghiệp, hoàn cảnh, có biết bao người đã tự nguyện, lặng lẽ hy sinh, hiến dâng, hóa thân - để làm một nhành hoa, một tiếng chim hót cho đời. Cuộc sống sẽ tươi đẹp thêm biết bao nhiêu khi có thêm một người tốt, một việc làm tốt. Do vậy từ xưa đến nay, chúng ta vân luôn đề cao chữ tâm, chữ đức, coi chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Chữ tâm lớn nhất của chúng ta là quan tâm tới mọi người. Thế nhưng trong cuộc sống lại có đôi lúc ta vô tâm, khiến cho con người phải chạnh lòng.

Có bạn đã tâm sự là: Tôi là cán bộ làm việc hàng ngày với thủ trưởng của mình hàng chục năm nay. Nhưng vẫn chưa lần nào được thủ trưởng hỏi về việc riêng và mời được thủ trưởng về thăm nhà: Mặc dù nhà chỉ cách cơ quan có vài cây số. Một hôm nhân việc đến thăm một cơ quan ở gần nhà, trên đường về, tôi có mời thủ trưởng ghé qua thăm nhà. Xe vào đến nhà, đứa con nhỏ của tôi ra mở cổng và chào các bác. Thấy cháu một tay bó bột treo trước ngực, thủ trưởng nói với tôi.

- Thằng này bị gãy tay à ?

Tôi thưa: "Cháu bị tai nạn gần một tháng nay".

Vào nhà tôi vội pha trà, chưa kịp giới thiệu với bà mẹ tôi đang ngồi trong buồng liền đó. Thủ trưởng nói mấy câu, và hình như còn đang bận việc gì, chỉ nhấm tí nước mới pha rồi vội ra xe ô tô trở về. Thiếu một lời hỏi thăm, động viên. Tôi thoáng thấy không khí lặng lẽ, tẻ nhạt. Chiều hôm đó khi đi làm về, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay nhà ta có ông nào vào thăm thế?" Quả thật tôi thấy hơi ngượng, không muốn nói đó là thủ trưởng của mình. Tôi cứ vẩn vơ nghĩ mãi về việc thủ trưởng lần đầu tiên về thăm nhà. Có lẽ do mình cư xử vụng về chăng? Hay vì thủ trưởng lo bận nhiều việc lớn nên vô tâm đấy thôi? Nhưng dù sao,ở đất nước giàu tình nghĩa này, để xảy ra việc vô tâm thư thế thì cũng là điều đáng buồn.

Phương pháp của mỗi người còn phụ thuộc vào cộng đồng và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội hình thành các cộng đồng có tác động chủ đạo để hình thành các phong cách của con người. Cái sôi nổi của người Nga, cái thực dụng của người Mỹ, cái thâm thuý của người Trung Quốc, cái lý trí của người Đức, cái "Phớt ăng lê" của người Anh... đều có thể tìm được căn nguyên của nó. Đặc biệt là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bản chất mỗi con người của dân tộc ấy, thấm sâu vào trong dòng máu thớ thịt, tạo nên phong cách phương pháp đặc trưng - nhất là những con người tiêu biểu, tinh hoa của dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm của Việt Nam đã sáng tạo ra muôn vàn cách đánh giặc độc đáo. Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh: hầm chông, bẫy đá, đã làm cho kẻ thù kinh hoàng, em nhỏ cũng thành dũng sĩ, người mẹ sáu con cũng cầm súng đánh giặc, lão dân quân cũng bắn rơi máy bay phản lực. Người Việt Nam chiến đấu với niềm lạc quan và nhân đạo lạ thường: tiếng hát át tiếng bom, kẻ thù đã đầu hàng, xưa thì cấp xe ngựa, nay thì "Trải thảm" cho về nước...

Quả thực phương pháp của con người là lĩnh vực sáng tạo vô bờ bến, là sản phẩm đặc sắc của một dân tộc, một sự nghiệp, gắn liền với một hoàn cảnh yêu cầu của lịch sử. Phương pháp của con người ngày càng muôn màu muôn vẻ, muôn vàn khác nhau, nhưng lại thống nhất và rất lôgic trong con người đó, không thể lẫn lộn với người khác được. Cho nên có thể giải thích và cao hơn nữa có thể chủ động tạo ra hoàn cảnh để giáo dục xây dựng hình thành những quan điểm đúng, những mục đích tốt, những cộng đồng và nhân cách đẹp. Từ đó gợi mở sáng tạo ra những phương pháp hay. Con người được giải phóng, được tự do để phát huy hết tài năng và sức sáng tạo càng vô tận. Khi ấy ánh sáng của trí tuệ và tâm hồn càng rực rỡ ngát hương, sẽ toả ra muôn vàn các giải pháp và hành động cao đẹp. Cuộc sống luôn cần có những mục đích ước mơ đẹp, nhưng quý giá hơn vẫn là những phương pháp để thực hiện cho được mục đích ước mơ ấy. Tôi muốn kể một vài tấm gương của người xưa về thực hiện mục đích của mình.

Vua Trần Nhân Tông sau hai lần chống giặc Nguyên Mông thắng lợi (1285-1287) đã từ bỏ ngai vàng khi mới 35 tuổi về tu ở vùng rừng núi Yên Tử, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, xây dựng Yên Tử thành trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt. Ai đã một lần về thăm nơi đây, chống gậy trèo núi, trong cái yên tĩnh của đại ngàn, nghệ tiếng chuông đổ âm vang linh thiêng như gọi gió mưa nổi lên, như tiếng gọi thức giấc của người xưa. Ngày nay Yên Tử nổi danh là nơi phúc địa, thể hiện tư tưởng, tâm hồn và khí phách của người Việt Nam...

Trên đền cao Yên Tử có ghi câu:

Trăm năm tích đức tu hành,
Chưa về Yên Tử chưa đành lòng tu

- Năm 1600 ở châu Âu có một nhà bác học dũng cảm đã bị thiêu trên dàn lửa. Đó là Brunô người Italia. Vì bảo vệ những tư tưởng khoa học về trái đất và mặt trời chuyển động xung quanh trục của nó, về thế giới còn nhiều hành tinh và các ngôi sao mà con người chưa biết, ông đã bị toà án giáo hội giam trong ngục tù tám năm. Bọn đao phủ cắt lưỡi ông vì sợ nhà bác học dũng cảm đến phút cuối cùng sẽ tuyên bố với nhân dân và nói rõ sự thật. Trước khi hành hình người ta còn đề nghị Bruno thề từ bỏ học thuyết của ông thì sẽ được ân xá. Bậc vĩ đại nhân đã từ chối một cách khinh bỉ và không ngập ngừng bước lên dàn lửa, không hề có một tiếng rên la khi ngọn lửa bốc cháy xung quanh mình.

Nobel đã ân hận vì phát minh khoa học của mình đã bị sử dụng đem lại tai họa cho con người. Khi mất ông đã để lại di chúc cống hiến toàn bộ gia sản của mình giao cho ngân hàng Thụy Điển quản lý, lấy tiền lãi hàng năm để lập một số giải thưởng cho "những người trong năm qua đã đem lại lợi ích nhiều nhất cho nhân loại". Giải thưởng quốc tế Nôbel từ tháng 12 năm 1901 đến nay đã gần một thế kỷ, góp phần động viên phát triển khoa học văn hóa và hòa bình cho nhân loại...

Mỗi người ở một phương trời khác nhau, trong thời gian và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đã có phương pháp, con đường cách thức khác nhau, để thực hiện bằng được mục đích của mình. Cái giây phút quyết định hành động chỉ trong khoảnh khắc, nhưng là kết tinh đỉnh cao chói lọi của một con người. Điểm chung toả sáng ở đây chính là tâm hồn, nhân cách, lòng dũng cảm, mục đích cao đẹp vì con người.

Thời đại ngày nay đang cho phép và gợi mở nhiều điều mới về phương pháp. Cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu đòi hỏi ngày càng nhiều tải năng và sáng tạo trong cuộc thi đua cạnh tranh. Kết quả các cuộc giải phóng dân tộc và giải phóng con người hàng thế kỷ, đang phát huy cao mọi tiềm năng, thế mạnh, truyền thống, nội lực, để mỗi dân tộc, mỗi con người tự lựa chọn con đường tiếng vươn tới giàu đẹp và hạnh phúc. Khoa học công nghệ hiện đại đang là công cụ mạnh mẽ làm tăng lên gấp bội sức mạnh của con người. Hơn 6 tỷ người và 200 quốc gia trên trái đất này đều có hoàn cảnh riêng và con đường phương pháp riêng của mình để thực hiện mục đích, đi tới hạnh phúc. Phương pháp trong cuộc sống hiện đại càng võ ... cùng phong phú và sáng tạo. Có thể nêu tóm tắt là: Kiến thức cơ bản + công cụ hiện đại + trí tuệ truyền thống của con người là điểm xuất phát của mọi giải pháp, để giải quyết mọi vấn đề đang đặt ra.

Thực tế các nước gần gũi trong khu vực châu Á - Thái Bình Đương, đã gợi cho chúng ta những suy nghĩ gì về con đường phát triển nhanh nền kinh tế của họ? Nhật Bản bị tàn phá và thất bại sau chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945, là nước nghèo tài nguyên, ví như bộ xương cá bên bờ Thái Bình Dương. Điều gì làm "thần kỳ Nhật Bản" đã đưa kinh tế phát triển đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ? Phải chăng là công thức: "Kỹ thuật phương tây + đạo lý Nhật Bản"? Sự xuất hiện các con rồng châu Á và cơn bão tài chính vừa qua đã giúp cho chúng ta những điều gì thiết thực? Hàn Quốc cũng là nước nghèo tài nguyên, đã trở thành nước phát triển kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới. Còn “Kỳ tích Singapo", còn "cải cách mở cửa" đã đưa Trung Quốc đứng hàng thứ bảy thế giới về kinh tế. Phải chăng đó là kết quả của "những giá trị châu Á" trên con đường phát triển.

Trong những giá trị chung ấy thì giá trị về con người là nhân tố quyết định mọi phương pháp để đi tới mục tiêu và thành đạt. Thậm chí con người còn có thể biến cái rủi thành cái may, chuyển cái bại thành chiến thắng. Có thể nói con người Việt Nam với phẩm chất toàn vẹn và truyền thống tiêu biểu là: Nhân, trí, dũng. Nhân là lòng nhân ái, nghĩa tình, yêu nước, thương dân, là đại đoàn kết toàn dân, là tình cảm thiết tha, mãnh liệt với Tổ Quốc, đồng bào. Trí là sự sáng suốt trong nhận thức sự hiểu biết về tự nhiên xã hội, là trí thông minh, tài năng sáng tạo là phát huy trí tuệ của dân tộc và tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Dũng là ý chí bất khuất, quật cường, là tinh thần độc lập tự chủ, là lòng dũng cảm đương đầu với mọi thách thức vượt qua mọi trở ngại, để giành thắng lợi. Người có nhân không phải lo âu, có trí không phải do dự, có dũng không phải sợ hãi. Bác Hồ của chúng ta đã viết "Nhật ký trong tù" năm 1943, trong hoàn cảnh bị tù đày, cực khổ. Một nhà thơ nước ngoài khi đọc "Nhật ký trong tù" đã nói: Chúng ta bắt gặp một tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng; tôi cảm thấy trái tim vĩ đại ấy đã toả ánh sáng chói ngời trong hoàn cảnh khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao tiêu biểu cho truyền thống Nhân, Trí, Dũng Việt Nam.

Từ phẩm chất truyền thống tiêu biểu, chúng ta định rõ mục đích nguyên tắc làm "điều bất biến", để ứng phó với vạn điều biến đổi trong thế giới đầy biến động này; đồng thời khiêm tốn chắt lọc học hỏi, những gì là tinh hoa là tương đồng của văn hóa cổ kim Đông Tây. Để bước vào cuộc sống hiện đại, cạnh tranh, đua tài, đang đòi hỏi mọi người đều phải vươn lên không ngừng, để nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn, tốt hơn, trên con đường tiến tới mục tiêu cao đẹp và hạnh phúc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết

    09/08/2019Nguyễn Tấn HùngThực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Đó là các vấn đề: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
  • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc

    19/12/2017Chu Thị ThủyPhương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất nhằm mục đích thúc đẩy những ý nghĩ có tính sáng tạo. Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn. Ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau.
  • Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người

    02/10/2008Hồ Sĩ QuýBài viết đề cập và gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người nói riêng. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra những ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề: khái niệm phương pháp luận, phương pháp luận nghiên cứu văn hóa, phương pháp luận nghiên cứu con người, phương pháp luận nghiên cứu phức hợp, phương pháp luận về khái niệm người Việt...
  • Cải cách từ triết lý đến phương pháp

    09/09/2008PGS, TS Trần Thượng TuấnCác nhà tài trợ trong Hội nghị vào tháng 6/2007 đã chỉ ra rằng sự chậm trễtrong cải cách giáo dục và đào tạo là một trong những trở ngại chính trong quá trình hội nhập của nước ta sau khi bước qua ngưỡng cửa WTO...
  • Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

    04/06/2007Trần ThànhChủ nghĩa Mác- Lênin là mộtkhoa học vàdo vậy,nó phải được đối xử như mộtkhoa học. Trên thực tếở những mứcđộ khác nhau, việc nghiêncứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưađược đối xử như mộtkhoa học.Vì vậy, để phát huy vai trò và đảmbảo sức sống củanó, chúng cần phải nhận thức lạidi sản kinh điển.
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Vai trò của phương pháp hệ thống trong tổ chức và quản lý xã hội

    24/10/2006Nguyễn Ngọc KháTrong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn xã hội, cùng với xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ quốc tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, bản thân phương thức tổ chức và quản lý cũng phải mang tínhhệ thống.Trước nhu cầu ấy, phương pháp hệ thống có một tầm quan trọng đặc biệt...
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Chương trình nặng nề, phương pháp nhồi nhét - nguy cơ của nền giáo dục

    09/07/2005PGS-TS Đỗ Huy ThịnhGần đây, khái niệm giáo dục chủ động được đề cập khá nhiều, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới cách nhìn về người dạy, người học trong quá trình giáo dục. Thực ra, đây không phải là một khái niệm mới trong giáo dục thế giới nhưng lại mới ở chỗ vạch ra những vấn đề đáng quan tâm khi xây dựng một nền giáo dục chủ động trong hoàn cảnh ở Việt Nam. ...
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Học hỏi từ phương pháp thực hành tốt nhất

    11/02/2003Nguyễn Lê HoaĐổi mới công nghệ, phát triển công nghệ thông tin, sự toàn cầu hoá, khai thác hiệu quả kiến thức, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đáp ứng những mong muốn của khách hàng là những yếu tố then chốt quyết định sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường ngày nay. Tính cạnh tranh đã trở thành một chuẩn mực quốc tế và tất cả các tổ chức đều mong muốn trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn, sáng tạo hơn, năng suất hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
  • “Trọng tâm của chương trình mới là phương pháp dạy học”

    11/02/2003Số giáo viên không đạt yêu cầu sẽ bố trí công việc khác. Sở GD - ĐT chịu trách nhiệm về việc “lạm thu” ở địa phương mình. Mô hình trường THPT kỹ thuật sẽ được thí điểm từ năm học 2003 - 2004. Tiếp tục cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ
  • Phương pháp giúp con người sáng tạo

    11/02/2003Kỹ sư Dương Xuân Bảo, người được mệnh danh là nhà truyền bá tư duy Altshuller vào Việt Nam, khẳng định rằng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) sẽ giúp mọi người tiếp cận vấn đề trực tiếp và khoa học hơn, nâng cao sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.
  • xem toàn bộ