Lưới trời ai dệt
Khi con người ngắm nhìn vũ trụ thì đó là cảnh tượng của một cái giả hợp ngắm nhìn một cái giả hợp khác và tưởng cả hai đều thực có. Đó chính là nhầm lẫn lớn nhất của cảm quan và ý thức. Đó là "vọng tâm", là nguyên ủy của thế giới và con người, là cơ nguyên của mọi dạng tồn tại. Trong vọng tâm thì mọi sự đều có, nhưng chúng không thực có. Thế nên tất cả đều có và tất cả đều không. (Nguyễn Tường Bách).
"Vũ trụ là gì, từ đâu mà có" là câu hỏi cổ xưa nhất của loài người. Đó là luận đề quan trọng nhất của khoa học tự nhiên và triết học mà có lẽ con người sẽ không bao giờ có một câu trả lời chung cuộc. Lịch sử tư duy của loài người cho thấy rằng, khoa học tự nhiên và triết học luôn luôn tìm cách lý giải vấn đề này, đi từng bước từ giản đơn đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh tế. Hai ngành này cũng luôn luôn hỗ trợ cho nhau, làm tiền đề cho nhau để phát triển. Trong thế kỷ thứ hai mươi, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là ngành vật lý đã đến với những nhận thức vô cùng mới mẻ về thực tại vật lý. Người ta thấy rằng, thực tại vật lý tưởng chừng như độc lập và khách quan nay phải được quan niệm như dạng xuất hiện của một thực tại khác, phức tạp hơn, nhiều kích chiều hơn. Ngành vật lý và triết học đứng trước những luận đề vô cùng kỳ lạ và thú vị. Trong khung cảnh đó, người ta thấy tư tưởng Phát giáo về vũ trụ và đời người có những giải đáp vừa rất bất ngờ vừa rất phù hợp với cách đặt vấn đề của khoa học hiện đại.
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Tác giả cho thấy nền vật lý và triết học phương Tây đang tiến đến một luận đề chung về bản thể học, đó là câu hỏi, thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì. Thế nhưng phần đặc sắc nhất của cuốn sách này là những trình bày của tác giả về tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. Phần này nêu lên những nhận thức luận của lý thuyết Trung quán và Duy thức để trả lời những câu hỏi hiện đại của ngành vật lý về bản chất của thực tại vật chất. Trong phần này người đọc sẽ thấy tác giả mạnh dạn nêu lên những nhận thức và ẩn dụ hết sức mới lạ của Trung quán và Duy thức để cho thấy một sự đồng qui bất ngờ với những tri kiến và giả định của khoa học trong thời đại mới...
(Trích lời giới thiệu)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt