Xã hội học về tiền bạc

07:08 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Năm, 2010

Tên sách:Xã hội học về tiền bạc
Tác giả:
Damien de Blic - Leanne Lazarus
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
Nhà xuất bản:Tri Thức
Năm xuất bản: 2009
Số trang: 185
Khổ sách: 13x19cm

Tiền bạc có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Nó rất cần thiết để sống, nhưng đây là cuộc sống nào ? Quá trình tiền tệ hóa cuộc sống thường nhật là nguồn gốc của sự tha hoá hay sự tự do ? Tại sao tiền bạc lại luôn là đối tượng của những lời kết án mang tính đạo đức ? Việc đó giúp chúng ta học được những giá trị gì từ xã hội ? Những ứng xử đối với tiền bạc có khác biệt nhau giữa các nhóm xã hội ? Đồng tiền lưu chuyển như thế nào trong lòng định chế gia đình ?

Cuốn sách này trình bày một lối tiếp cận xã hội học về tiền bạc: nó cũng nhằm giải thích trọng tâm của những trao đổi tiền tệ dưới các hình thức hiện đại của các mối quan hệ xã hội gắn với đồng tiền. Ở đó, đồng tiền hiện ra như một chìa quá tuyệt vời để khám phá những ngóc ngách còn ít được biết đến trong thế giới xã hội.

Dẫn nhập

“Các đồng tiền kim loại và giấy bạc euro mà mỗi chúng ta đã học cách sử dụng không chỉ là một phương tiện trao đổi, chúng còn là một giá trị được chia sẻ”: tháng 2-2002, một bộ trưởng Pháp đã chào đón sự ra đời của đồng tiền duy nhất của một châu Âu thống nhất bằng lời phát biểu như trên. Tất nhiên, đồng euro đánh dấu sự hoàn tất của một dự án chính trị dài hơi và làm cho ý tưởng về một cộng đồng Âu châu thêm vững chắc nhưng trên thực tế, các đồng tiền kim loại và giấy bạc chưa bao giờ chỉ là một phương tiện trao đổi đơn giản cả. Luôn chuyển tải những “giá trị”, bao giờ cũng gắn kết vào một cộng đồng, luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của một nhà nước có chủ quyền, tiền bạc vượt xa ra ngoài những chức năng kinh tế mà người ta thường gán cho nó. Vì luôn luôn chất chứa những cảm xúc, những niềm tin, những xung đột, các chuẩn mực đạo đức, nên tiền bạc “chủ yếu là một sự kiện xã hội”, như Marcel Mauss đã khẳng định ngay từ năm 1914.

Vì sao, kể từ thời Cổ đại, tiền bạc lại là đối tượng tố cáo của các uy quyền đạo đức và tôn giáo? Vì sao việc gợi đến thu nhập hay tài sản cá nhân vẫn còn gây lúng túng về mặt xã hội? Đâu là động cơ của lòng tin đặt vào những dấu hiệu tiền tệ? Phải chăng tiền bạc là phương tiện tốt nhất để phân biệt các nhóm xã hội? Có thật là các ngân hàng chỉ có vai trò kinh tế? Các câu hỏi trên nằm trong số những tra vấn mà một bộ môn xã hội học về tiền bạc có thể và phải đặt ra. Và quyển sách này chính là để trả lời các câu hỏi trên.

Tính trung lập về giá trị, việc giữ khoảng cách với những ý niệm có trước, sự đoạn tuyệt khoa học luận, đó là bấy nhiêu khẩu lệnh của một chuyên ngành xã hội học, vốn ngay từ lúc mới được thành lập đã quan tâm đến việc đảm bảo tính khoa học của những công trình của mình. Thế nhưng, khó mà thỏa mãn được những đòi hỏi này, đặc biệt một khi nhà xã hội học chọn tiền bạc làm đối tượng nghiên cứu: vì khi nói đến tiền bạc, các tác giả dường như liên tưởng ngay tới ý thức đạo đức. Một vòng kim cô đè nặng lên tiền bạc, được hình thành qua nhiều thế kỷ tố cáo của các nhà đạo đức, triết gia hay các nhà thần học. Cho nên ngày nay, nhiệm vụ đầu tiên của một bộ môn xã hội học về tiền bạc không phải là phủ nhận di sản này, mà là nâng nó lên thành đối tượng nghiên cứu, bằng cách làm rõ những nguồn gốc của giá trị đạo đức, văn hóa và tôn giáo được gán cho tiền bạc (chương I). Một ngành xã hội học về tiền bạc cũng phải nghi ngờ một lối diễn ngôn vốn coi đồng tiền như một công cụ nhằm tạo thuận lợi cho mọi trao đổi. Chống lại cách nhìn mang tính công cụ hóa này, và trái lại, cần phải chỉ ra rằng tiền bạc giả định nằm trong một tổ chức phức tạp vì nó chất chứa mạnh mẽ sự tin cậy của những người sử dụng nó và vì nó phụ thuộc vào một quyền lực chính trị có khả năng đảm bảo việc sử dụng nó (chương II). Khi khẳng định vị thế cao hơn của sự kiện xã hội và chính trị đối với chức năng kinh tế của tiền bạc và trong chừng mực mà tính phổ cập của tiền tệ ngày nay đã được xác nhận, thì sự phân biệt giữa đồng tiền hiện đại và đồng tiền tiền-hiện đại có còn thích đáng chăng? Vị trí của những quan hệ tiền tệ xuất hiện như một nét đặc trưng của các xã hội đương đại. Vấn đề còn lại là tìm hiểu sự đặc thù của tiền bạc trong các xã hội hiện đại cũng như những hệ quả của nó: tiền tệ hóa đời sống hằng ngày cuối cùng là một sự tha hóa hay sự giải phóng con người hiện đại (chương III)? Chúng ta cũng phải phân tích những thực tiễn cụ thể của tiền tệ đương đại kể từ nay đã được phi vật thể hóa một cách rộng rãi. Một khi hiện tượng ngân hàng hóa và tín dụng đã làm biến đổi những cách vận dụng tiền bạc, thì các cá nhân cần đến những năng lực nào để nắm bắt nó (chương IV)? Trong một xã hội mà tiền bạc có mặt khắp nơi, lưu thông đến tận không gian riêng tư và không gian gia đình, thì các cá nhân đã tìm được những cách dàn xếp nào để giữ một khoảng cách với tiền bạc (chương V)? Cuối cùng, với tư cách là dấu chỉ xã hội quan trọng hàng đầu, tiền bạc có đủ để phân định đường biên giới giữa các nhóm xã hội hay không? Xét về mặt xã hội học, các phạm trù về sự giàu sang và sự nghèo khổ có hiệu lực đến mức nào (chương VI)?

Trước khi đi xa hơn, chúng tôi phải làm rõ những thuật ngữ được dùng. Trái với tiếng Anh vốn chỉ có một từ “money”, tiếng Pháp còn phân biệt “argent” (tiền bạc) với “monnaie” (tiền tệ). Trong những dòng trên, chúng tôi cũng đã sử dụng cả hai. Phải chăng như vậy là chúng hoàn toàn có thể thay thế cho nhau? Tựa quyển sách này có nên đặt là Xã hội học về tiền tệ hay không? Ngay từ đầu quyền sách này, chúng tôi sẽ xuất phát từ nghĩa thông dụng khi cho rằng trong tiếng Pháp, những ý nghĩa gắn với từ tiền bạc bao trùm những thực tiễn và tư duy vượt ra ngoài những ý nghĩa được liên kết với từ tiền tệ. Do đó, chúng tôi sẽ xem tiền tệ [monnaie] như là phương tiện vật thể của sự trao đổi (hay phi vật thể trong trường hợp của bút tệ), và xem tiền bạc [argent] như thể chế chính trị, xã hội và đạo đức của phương tiện này. Nói cách khác, nếu tiền tệ bao giờ cũng tượng trưng cho tiền bạc (chính vì thế trong những trang sau thường sẽ đề cập đến tiền tệ) thì tiền bạc luôn là một điều gì đó nhiều hơn tiền tệ. Tiền bạc chính thực là tiền tệ trong chiều kích xã hội học của nó. Ngược lại, trong chừng mực mà trong tiếng Pháp không có tính từ tương ứng một cách chính xác với khái niệm tiền bạc, thì tính từ “monétaire” sẽ được dùng mà không phân biệt là liên quan đến tiền tệ (monnaie) hay tiền bạc (argent).

Trong thực tiễn kinh tế hằng ngày, tiền bạc khoác nhiều hình thái: khi được tích lũy, đó là vốn cho doanh nhân, hay tài sản của gia đình. Thu nhập được bằng lao động thì nó là lương; được ký gửi ở ngân hàng thì nó là tiết kiệm, trở thành tín dụng khi được cho vay, v.v. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ gặp nhiều hình thái trên của tiền bạc. Tuy thoạt nhìn có vẻ khác nhau, điểm chung của những hình thái này cung cấp sợi chỉ xuyên suốt cho suy nghĩ của chúng tôi: chúng đều biểu trưng một giá trị được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ và tạo ra những hiệu ứng cụ thể, mang tính biểu tượng hoặc xã hội mà chúng tôi sẽ mô tả trong những trang sau.


Mục lục

Chương I: Sự kết án tiền bạc về mặt đạo đức

Mammon, người hà tiện và người cho vay nặng lãi

  • Cuộc chiến tranh của các Thượng Đế
  • Lòng tham không đáy
  • Cho vay tiền là điều không thể nghĩ đến

Khó biện minh cho tính chính đáng của tiền bạc

  • Những biện minh mang tính tự do và sự kháng cự chống lại thói tích lũy tiền bạc (antichrémastiste)
  • Một giai cấp tư sản bị ngăn trở

Chương II: Tiền bạc, một định chế xã hội

Những giới hạn của cách tiếp cận xem tiền tệ là trung tính

  • Nhà kinh tế học chống nhà xã hội học
  • Lợi ích có tính phát hiện của những cuộc khủng hoảng tiền tệ: trường hợp của Argentina

Tiền tệ, vấn đề niềm tin

  • Mạng tiền tệ và sự tin tưởng có hệ thống
  • Những nguồn gốc chính trị của sự tin tưởng
  • Từ chủ quyền tiền tệ đến tiền tệ tối cao

Chương III: Tiền bạc trong các xã hội hiện đại: Tổn thất và lợi nhuận

Tiền tệ: một định chế cơ bản của tính hiện đại

  • Tiền tệ hóa và khách thể hóa giá trị

Sự trở lại của xu hướng chống lại thói tích lũy tiền bạcMarx và việc tố cáo thói ham tiền (mammonisme)

  • Simmel và những căn bệnh tiền tệ
  • Giải phóng bằng tiền bạc

Tiền bạc: nguồn gốc của áp bức?

Một quyền tự do không nội dung

Chương IV: Tín dụng và tài chính hóa

Pháp, một nước mà hầu như mỗi cư dân có một tài khoản ngân hàng

  • Khi các hộ gia đình có tài khoản ngân hàng
  • Phi vật thể hóa đồng tiền

Tín dụng

  • Tín dụng tuần hoàn (revolving) và thẻ tín dụng

Những kỹ năng cần thiết để làm chủ đồng tiền đương đại

  • Tiền vô hình
  • Bị loại trừ ra khỏi xã hội và siêu hội nhập ngân hàng

Chương V: Tiền bạc, gia đình và sự riêng tư

Mùi của đồng tiền

  • Đánh dấu đồng tiền

Những sự được mất về tiền tệ của các gia đình đương đại

  • Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong các khoản trợ giúp trong gia đình
  • Giảm thiểu vai trò của tiền bạc gia tài

Tiền bạc của vợ chồng

  • Người kiếm gạo để thổi cơm chung (breadwinner)
  • Lao động của phụ nữ

Chương VI: Tiền của người giàu và tiền của người nghèo

Giàu, nghèo và tiền bạc

  • Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
  • Xác định một ngưỡng giàu
  • Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong sự giàu có
  • Những đường biên giới biểu tượng
  • Tính năng động của vốn biểu tượng

Những cách tiêu tiền

  • Cách chi tiêu và các giai cấp xã hội
  • Người nghèo trả nhiều hơn
  • Đạo đức của sự chi tiêu

Kết luận

Tài liệu tham khảo

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Tiền... bạc

    25/06/2009Linh LinhCả Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều chung quan điểm: Chữ Tình là thủ phạm gây ra nhiều ân oán, oan trái, khổ đau, chết chóc, trầm luân bể khổ trên đời! Nhưng giờ đây cần phải khẳng định thêm đồng phạm Tiền cũng gây ra tội lỗi thảm khốc không hề thua kém, nếu không muốn nói là vượt xa. Cuộc đời không thể không có tình và hiếm có yếu tố nào có thể dứt bỏ được tình, nhưng Tiền làm cho con người trở thành vô tình và cũng chỉ Tiền mới đủ sức mạnh ma quái làm được điều đó? Cho nên tình yêu, tình trường ai oán chẳng dứt, còn tiền tuy quan trọng, có thể nuôi được nhiều cuộc đời nhưng Tiền tệ, Tiền bạc lắm, người ơi!..
  • Kiếm tiền bằng mọi giá?

    20/07/2020Quốc KhánhTiền cũng có nhiều loại, có loại được làm ra nhọc nhằn từ mồ hôi nước mắt, mưa nắng dãi dầu trên đồng sâu ruộng cạn, cũng có loại được tạo ra quá dễ dàng qua sự mua bán, đổi trao. Kiếm tiền bằng cách nào đây để khi cầm đồng tiền trên tay ta không hổ thẹn với lương tâm, tự tin ngẩng cao đầu mà không phải lảng tránh ánh nhìn của ai đó. Phải ăn ở làm sao với đồng tiền để khi nhìn vào người ta không áy náy nhân cách của mình.
  • Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    19/03/2018Nguyễn Hải HoànhVì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy...
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Gây dựng “Đạo làm giàu”

    13/10/2016Dương Trung QuốcCác bạn doanh nhân trẻ thường đặt ra câu hỏi: “Truyền thống của doanh nhân Việt Nam là gì? và một cách hỏi khác: Doanh nhân Việt Nam có truyền thống nào không?
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt

    28/08/2015Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giớiCó lẽ, Bạch Thái Bưởi chưa phải là nhà tư sản giàu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng ông lại chính là nhà buôn nổi danh nhất và được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ lẫn công kích nhất. Người ta chẳng truyền tụng nhiều về gia sản của ông, sử sách cũng chỉ ghi chép khá tản mạn về những công ty, nhà xưởng và công việc của ông. Nhưng cho đến mãi tận ngày nay, người ta vẫn tôn vinh Bạch Thái Bưởi vì ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh hoa lệ như Paris . . .
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Linh hồn của tiền

    30/07/2010Tác giả: Lynne Twist. Dịch giả: Hoàng Anh. Thanh Hà. NXB Hà NộiNhững khám phá tràn đầy cảm hứng và trí tuệ về sự kết nối giữa tiền bạc và một cuộc sống toàn vẹn. Trong linh hồn của Tiền, Lynne Twist đã nhìn nhận trung thực về sức mạnh chi phối phi thường là mang tính phá huỷ của nó đối với sự tự nhận thức và các mối quan hệ của con người...
  • Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực

    03/05/2009Cuốn sách khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ...
  • Thương mại là khởi nguồn văn minh

    10/04/2009Thượng Tùng (thực hiện)Vương Quân Hoàng bảo vệ luận án tiến sĩ ở Bỉ, là đồng tác giả hai cuốn
    sách "Nguyên lý tài chính - toán của thị trường chứng khoán " - NXB
    Chính trị quốc gia - 2000 và " Các phương pháp toán học trong tài
    chính " - NXB Đại học quốc gia - 2007. Anh đã công bố hàng chục công
    trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, giữ cương vị ủy viên
    Ban chấp hành Hội ứng dụng Toán học Việt Nam (từ 2005), thành viên các
    hiệp hội học thuật Western Finance, European Finance...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Đạo kinh doanh với doanh nghiệp Việt

    12/10/2007Nhà sử học Dương Trung Quốc"Kinh doanh"và "Đạo kinh doanh"là những khái niệm chúng ta bàn đến trong bài viết này...
  • Những điều không thể bỏ qua trong cuốn sách cha giàu cha nghèo

    20/12/2006Nếu bạn đã đọc cuốn CHA GIÀU CHA NGHÈO cũng chớ bỏ qua bài viết này vì nó được trích dẫn phần linh hồn của cuốn sách. Cảm nhận xâu sắc bài viết này bạn sẽ hoàn toàn có cơ hội tự do về tài chính.
  • Tình yêu, hôn nhân và tiền bạc

    20/04/2006Bội Bội1. Anh không mua được tình yêu. Nhưng anh phải trả giả đắt cho nó.
    2. Nếu anh không muốn đọc để hiểu biết về tình yêu và hôn nhân, anh phải đọc hai cuốn sách hoàn toàn khác nhau.
    3. Anh không thể gắn giá cả vào tình yêu, nhưng anh có thể gắn tất cả trang sức bao quanh nó...
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ