Phía sau giảng đường
Đã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước. Phóng sự này xin góp lời tiếp tục phê phán một vài thực trạng đang “báo động đó” trong đời sống sinh viên.
Lô đề, cờ bạc, cá độ…
Phải khẳng định một điều rằng đời sống, trang bịvà các điều kiện cần thiết để sinh viên ngày nay tiếp cận tri thức đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận môi trường sinh viên, cả ở trong các khu KTX hay thuê trọ bên ngoài, chúng tôi vô cùng sửng sốt bới quá nhiều câu chuyện thật mà như bịa trong đời sống sinh viên. Đành rằng chỉ là cá biệt, nhưng hình như sự sao nhãng học hành, ăn chơi đàn đúm, sa đoạ trong lối sống và nhân cách của một bộ phận sinh viên hiện nay đang tiếp tục lây lan. Chẳng biết có phải là lẩn thẩn hay không nhưng thực sự chúng tôithấy lo cho tương lai đất nước!
Nếu bạn đọc hay một ai đó có ý nghi ngờ những điều chúng tôi vừa nói ở trên, xin cứ việc tự đi tìm hiểu. Nhưng nhớ là đừng vội vào gặp bất kỳ một ai có trách nhiệm từ phía Nhà trường hoặc Ban quản lý KTX, mà hãy vào các quán nước, quán ăn ở những địa điểm có đông sinh viên. Sẽ chẳng có gì khó khăn khi tận mắt chứng kiến cảnh sinh viên chơi lô để hoặc say xỉn. Và, những câu chuyện họ trao đổi với nhau ở những nơi đó, có rất ít "hàm lượng" về chủ đề bài vở, học hành. Thậm chí, chúng tôi đã từng chứng kiến cảnh một sinh viên trong ĐHNN Hà Nội "xuống" một "con lô" cả mấy triệu bạc trong một buổi chiều.
Lại có những sinh viên cũng học tại trường này, nhưng thuê nhà trọ bên ngoài, là con cái của một quan chức tỉnh T.H, riêng tiền chơi lô đề và cá độ bóng đá mỗi tháng cỡ 30-40 triệu đồng. Nghe mà sởn cả da gà! Điều đặc biệt tệ hại hơn, không phái cứ nam sinh viên mới chơi lô đề cờ bạc mà hiện nay một bộ phận nữ sinh viên cũng đã ngấm máu ăn thua "món" này. Chúng tôi đã từng bắt gặp một nhóm nữ sinh viên Trường Phân viện báo chí tuyên truyền sát phạt nhau bằng tá lả thâu đêm suốt sáng, ăn thua mỗi đêm cỡ vài ba triệu bạc là chuyện bình thường. Hỏi thêm ra thì được biết nhóm này chơi rất “rắn" và gần như chơi liên tục cả ngày lẫn đêm. Các nhóm khác gặp "đội" này thì đừng mong chuyện "mang chiến thắng trở về”. Sinh viên nam N.T.V quê ở TP. Thanh Hóa, học tại Trường Đại học KHXH & NV thì nổi tiếng với thành tích 4 năm Đại học đã "cắm” xe máy tới 11 lần để cá độ bóng đá và chơi tá lả. Còn T.H.Đ quê ở Hải Dương, học Trường Đại học KTQD thì được bố mẹ mua cho mộtchiếc xe Honda Dream Thái Lan để tiện việc học hành, vì cờ bạc thua nên Đ cứ tháo dần từng món đồ của chiếc xe xịn để bán đi và thay vào bằng đồ Trung Quốc. Thay hết đồ mà mấy "con lô" đang nuôi vẫn chưa chịu "về", Đ cho "xuống đời" cả chiếc xe xịn thành xe Tàu rồi chuyển sang đi xe đạp mà vẫn thua. Càng thua càng cay cú, Đ mượn xe của chính bạn gái để đánh lô. Và cuối cùng Đ bị Tòa án quận Hai Bà Trưng cho đi “bóc lịch" vì tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”…
Nếu ai là người có trách nhiệm ở các Trường mà chúng tôi vừa nêu, cẩn biết đích danh cụ thể những sinh viên cá biệt đó, chúng tôi sẵn sàng cho biết thêm những thông tin cụ thể hơn nhiều. Và trên thực tế, trong các khu nhà trọ hoặc KTX có đông sinh viên Nam, lực lượng Công an sở tại hay Ban quản lý KTX đều đã tùng đau đầu tìm giải pháp ngăn chặn nạn cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá… mà vẫn chưa thành công. Tại KTX Mễ Trì (ĐHQG Hà Nội), đã từng có nhiều sinh viên được "tuyên dương" trên hệ thống loa truyền thanh nhiều lần, rồi bị đuổi ra khỏi KTX cũng vì đánh bạc... Ấy thế nhưng khi ra ngoài thuê trọ, chính những sinh viên đó nếu không đánh bạc bên ngoài thì cũng vẫn tiếp tục "mò" vào KTX để giải quyết cơn nghiện đỏ đen. Thực sự, nạn cờ bạc trong giới sinh viên đã đến hồi báo động và đang lây lan như một căn bệnh vô cùng nguy hại. Không ít sinh viên, cả
Sa đọa và buông thả trong lối sống
Ngoài Chuyện lô đề cờ bạc, đời sống sinh viên hiện nay cũng đã xuống cấp rất nhiều ở nạn nhậu nhẹt say xỉn, bê tha.
Thế rồi rượu vào lời ra, chửu tục chửi thể và “nổ" những chuyện trên trời dưới bể. Và nhiều hậu quả đau lòng sau cuộc nhậu trong giới sinh viên cũng đã được thực tế liên tục chứng minh. Còn nhớ thời chúng tôi là sinh viên, ai đó mà nhỡ miệng văng ra một câu tục tĩu sẽ bị người khác nhìn cho đến xấu hổ, thì nay tôi cam đoan rằng chuyện sinh viên (cả nam lẫn nữ) có khá nhiều người chửi thể còn "hay" hơn cả mấy bà hàng cá hàng tôm ngoài chợ. Và, ở nhiều khu thuê trọ hay KTX, hầu như nơi nào cũng có những sinh viên nổi danh bằng thành tích "vật" đổ mấy chai rượu đế mà chỉ cần mấy quả xoài xanh. Tại một phòng thuê trọ của 2 sinh viên nam Trường Kiến trúc (ở khu B2 - Thanh Xuân Bắc), tôi còn thấy họ kẻ vẽ lên tường rất cần thận một câu "ranh ngôn" xanh rờn rằng: "Phi tửu bất sinh viên". Lạy trời! Đừng có thêm ai đó trong giới sinh viên "hạ" thêm những câu chữ đại loại như thế nữa?
Trong giới sinh viên hiện nay, chuyện thuê nhà trọ rồi sống chung với nhau như vợ chồng đã không còn là chuyện lạ. Lối sống này theo chúng tôi, không phải như cái thời "tình yêu bếp dầu” hay "tình yêu ri đô" của một số ít sinh viên thời bao cấp. Bởi vì sống chung với nhau trong thời sinh viên, rồi ra trường cùng đi tìm việc, cùng cưới nhau, cùng xây dựng hạnh phúc thì quá "cá biệt". Thậm chí bây giờ có những đôi sinh viên, "chồng" ở nhà ngủ và đánh bạc còn "vợ" "đi khách" cả đêm cũng chẳng sao. Thích lên thì "sống cặp" với nhau, không thích nữa thì mỗi người một ngả đi tìm "trang đời mới". Và thật đáng báo động hơn, khi các lực lượng Công an đã tùng khám phá ra những vụ án mà nữ sinh viên cũng tham gia vào các đường dây gái gọi, gái nhà hàng sẵn sàng đi khách, cho dù người đó là ai miễn là có tiền. Xin đừng vội lầm tưởng rằng điều đó chi xảy ra với những nữ sinh ở quê lên thành phố, cần tiền để trang trải học hành. "Thành phần" này cũng có nhưng rất ít, mà đa phần là những sinh viên con nhà khá giả, song lại rất ham muốn lối sống đua đòi buông thả. Trong quá trình tìm hiểu thực tế cho bài viết này, chúng tôi đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và chỉ thở dài liên tiếp bởi lối sống của một bộ phận sinh viên ngày nay. Dường như họ coi việc đến giảng đường để tiếp cận tri thức chỉ là chuyện phụ, còn việc chính là sống gấp theo kiểu…đi giật lùi của loài tôm! Cái "mác” sinh viên chỉ để tăng thêm giá trị cho cái nghề ca ve, vũ nữ, gái gọi…và những cuộc chơi mây mưa thâu đêm suốt sáng cùng những gã đàn ông lắm tiền. Thiếu tá Bích, Phó trưởng CA phường Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân - một địa bàn có rất đông sinh viên thuê trọ cũng liên tục thở dài và nói với chúng tôi rằng: "Không hiểu trong mấy năm học Đại học, họ học được cái gì và ra Trường làm việc ra sao, mà tôi thấy có những sinh viên cả năm không đến giảng đường và thay người tình như thay áo?"
Lời của người viết
Cần nói lại rằng những thực tế nêu trong bài viết này chỉ là cá biệt của một bộ phận sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cá biệt đó đang có nguy cơ lây lan tai hại khôn cùng. Bằng chứng là càng ngày, càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng kiến thức trong đầu thì rỗng tuếch. Quả là đáng báo động thay!
Đại văn hào Nga, Nhicôlai Ôtropxki trong tác phẩm bất hủ dành cho tuổi trẻ "Thép đã tôi thế đấy" từng viết: "Đời người chỉ sống một lần, phải sống sao chođến khi nhắm mắt xuôi tay, khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí". Câu nói đó rất cần được nhắc lại trong bài viết này bởi vì tuổi trẻ là vốn quý của mỗi người, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là vốn quý, là nguồn lực của đất nước, của xã hội. Thế mà vẫn có những sinh viên đem chính tuổi trẻ và tri thức của mình "ném vào" cuộc chơi bời bê tha, sa đọa và vô bổ thì liệu có nên không?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu