Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

10:22 SA @ Thứ Bảy - 08 Tháng Mười, 2005

Có máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim.

Khám phá qua nhiều máy vi tính ở nhiều phòng trọ khác nhau của sinh viên, có khá nhiều trò chơi từ hành động đến giải trí: dàn trận đánh, đá bóng, đua xe, line, xếp hình, bắn bóng... Các bạn nam thường ngồi hàng giờ để dàn trận đánh nhau với mấy con robot, siêu nhân. Còn các bạn nữ thì... bắn bóng, xếp hình, line...

Sáng game, trưa game, tối cũng game!

Ngày nào cũng thế - nếu không phải đến trường, đúng 7 giờ sáng, Thảo Linh (học Trung cấp Công nghệ thông tin) bật máy vi tính lên. Trong khi máy khởi động, Linh đi đánh răng, rửa mặt. Và bắt đầu một ngày mới bằng trò bắn bóng. Chơi một mình ngán, Linh lại rủ thêm một người bạn cùng chơi. Chơi chay riết cũng chán, hai người lại đồng ý với nhau "một ván 500, 1000". Cứ thế, Linh chỉ rời con chuột khi nào đói run người.

Phòng trọ của Linh có 5 bạn, phòng bên cạnh thêm 4 người. Hàng ngày, cứ một hoặc hai người chơi game, thi thố tài năng bắn bóng với nhau thì có ít nhất 4,5 "khán giả" xem và cổ vũ. Họ cứ ngồi dán mắt vào màn hình cả ngày. Có người chả thiết đến chuyện ăn uống. Và đương nhiên, thời gian dành cho việc học không còn.

Một người bạn cùng phòng trọ với Linh cho biết: "Ngày nào tụi em cũng tranh nhau chơi, có khi phải oẳn tù tì xem ai thắng để được chơi, cũng có khi các bạn áp dụng luật, ai thua thi ra". Cũng là bạn nữ này bật mí: "Từ ngày Linh ráp máy vi tính, tiền điện của tụi em tăng gấp 4 lần, máy vi tính lúc nào cũng mở mà".

Nghe đâu, đã nhiều lần các bạn quyết định xoá hết các trò chơi trong máy. Nhưng được vài ba hôm, lại có người tình nguyện ra mạng chép về hoặc mang USB qua nhà bạn chép nhờ. Chả thế mà, trong giới sinh viên mê chơi game thường chuyền tay nhau những đĩa mềm có các trò chơi để tăng thêm số trò chơi đang được "sưu tầm". người này có mang chia sẻ với người kia và ngược lại. Cứ thế, mỗi ngày số lương game trong máy vi tính mỗi tăng. Mỗi lần trên mạng có trò chơi mới, thì trong máy tính của sinh viên cũng được cập nhật thêm. Tuy nhiên, các bạn ở phòng trọ của Linh chỉ thích chơi trò bắn bóng, bởi nó dễ chơi và có thể chơi 2 người.

Khác với các bạn nữ, sinh viên nam thường ngồi lại với nhau để cùng dàn trận. Ghé chơi phòng của Nguyễn Minh Trung (sv ĐH Văn Lang) vào hai buổi tối, cả hai lần không khí phòng trọ đều nhộn nhịp. Vài giây lại có giọng hét lên: "Nó kìa, bắn đi, mua thêm quân, thêm súng, coi chừng hết máu..." Rồi thì tiếng cười vang khi một game thủ sắp đánh bại máy. Cô chủ nhà cho biết: "Hai ba giờ sáng còn chơi đấy! Chẳng thấy đứa nào học bài cả".

Chính Trung cũng thú nhận: "Không chơi thì thôi, chơi ghiền lắm. Cứ thấy buồn buồn là bật máy lên chơi game. Một đứa chơi thì các bạn khác cũng xúm vô hét hò, cổ vũ, chỉ cách..." Có lần Trung cùng một người bạn đã chiến đấu với nhau đúng 18 tiếng. Và khi rời màn hình chỉ còn biết nằm ngủ li bì một ngày. Trung cũng công nhận mỗi lần chơi game rất mất thời gian và hại mắt, nhưng "cũng không còn gì để chơi nữa. Lần nào ngồi vô máy, em cũng định chỉ chơi vài ván cho vui, nhưng chưa lần nào dưới vài tiếng đồng hồ cả".

Buồn? Thì xem phim...

Cảnh nhiều sinh viên, hằng giờ, nằm xếp hàng xem phim không còn mới lạ tại các phòng trọ. Ai cũng đồng ý rằng, không còn gì để giải trí sau những giờ học cẳng thẳng, thuê phim về xem là cách giải trí ít tốn kém nhất. Nhưng... một khi xem phim không còn mục đích giải trí nữa, thì...

Mỗi lần Điệp (ĐH Văn Lang) đi thuê phim phải thuê đủ 3 thể loại: hài, kinh dị và kiếm hiệp. Điệp cho biết: "Mỗi người thích một thể loại. Phải thuê đủ mới được. Đòi hỏi thế, nhưng các bạn xem tất tần tật các loại phim". Nhà Điệp, có khi một bộ phim được các bạn xem đến 5-6 lần. Mỗi người đi học một giờ khác nhau, về đến nhà, thấy có phim là mở xem.

Mỗi ngày, Điệp và các thành viên trong phòng đóng 2-3 ngàn đồng tiền mướn phim. Nếu hôm nào trên tivi có phim Hàn Quốc hay thì... tiền thuê phim sẽ tăng. Bởi ai cũng nóng lòng muốn xem, nhất là những bạn phải đi học, đi làm không xem được phim trên tivi.

Điệp cũng thú nhận rằng, thời gian xem phim thì không thể làm gì khác. Nó không giống như mình nghe nhạc, vừa nghe vừa làm việc hoặc học bài. Xem phim rất mất thời gian. Mà chẳng phải xem những bộ phim đoạt giải, mang tính nghệ thuật.

Anh Hoàng Lân, ở trọ cùng hai cô em gái đang là sinh viên bức xúc: "Lúc nào cũng thấy chơi game và xem phim. Đã nhiều lần mình đổi password nhưng vẫn không khắc phục nổi. Hai đứa tìm mọi cách để phá, nếu không được thì làm mặt giận, thế là... Sợ nhất là mỗi lần có chiếu phim Hàn Quốc, Kiếm hiệp. Xem được vài tập, hai đứa ra tiệm ẵm về nguyên bộ để xem... cho sướng. Có lần, hai chị em miệt mài xem đến hai ngày, quên cả cơm nước luôn".

Một ngày tốn vài ngàn tiền thuê phim không đáng là bao, nhưng thời gian để các bạn ngấu nghiến hết các bộ phim quả là không ít. Sáng đến lớp, chiều tối ở nhà xem phim. Có hôm, phim hay quá, sợ các bạn xem trước, đành cúp học để xem cùng.

Riêng các phòng trọ của các nam sinh viên thì... việc sống chung với phim sex đã là chuyện thường ngày. Một đĩa phim vài ngàn, các bạn rủ nhau cùng xem và... chuyền tay nhau. N.T.N (SV trường Sư phạm Kỹ thuật) chia sẻ: "Mới đầu không muốn xem, nhưng bạn bè rủ quá. Với lại, tụi bạn xem ngay trong phòng, mọi cái đập vào mắt, không thể làm ngơ được". Cũng là sinh viên này cho biết: "Chiều tối, thấy các cửa phòng đóng kín mít là biết đang xem phim tươi mát rồi".

Các bạn sinh viên đang dùng cụm từ "phim 3X" để gọi tên các đĩa phim con nhà nghèo. T.N công nhận với tôi những tệ nạn, hậu quả của những đĩa phim này. Nhưng rồi, T.N lại phân bua: "Ăn thua cách xem của mỗi người. Nếu xem để học hỏi, để biết thêm về giới tính thì cũng không sao". Xem để học hỏi, nhưng mỗi tuần nhóm bạn của T.N lại xem đến 5,6 đĩa phim như thế. Có phim có nội dung, có cốt truyện; có phim xem xong không hiểu gì hết, bởi chỉ là những cảnh quay...

Nếu nói rằng, chiếc máy vi tính của nhiều sinh viên, nhiều phòng trọ chỉ toàn chứa trò chơi và phim thì hơi quá. Cũng vẫn còn nhiều bạn sử dụng nó để đánh luận văn, làm bài, học tập,... nhưng chỉ khi...cần mà thôi!

Nguồn:Vietnam Net
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • "Mù vi tính", vì sao?

    14/12/2003MINH ĐỨCTheo các số liệu điều tra không chính thức, không dưới 50% đội ngũ cán bộ, giảng viên đại học không sử dụng máy tính trong công việc và một tỉ lệ không thua kém là chuyên viên, cán bộ các viện nghiên cứu. Giữa tâm điểm "nền kinh tế tri thức", vẫn có rất nhiều vị giáo sư, tiến sỹ chưa có email. Nguyên nhân do đâu?
  • Nghề... học thuê

    18/11/2003Việt HàChưa đi làm, vẫn có thu nhập đều đặn; không mất một đồng học phí nào, vẫn theo học đầy đủ các chương trình đào tạo dịch vụ. Hiện tượng "đi học lĩnh lương hàng tháng" của sinh viên tại các lớp tại chức buổi tối giờ đây đang diễn ra sôi động.
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ