Đi tìm nhân cách người Việt Nam
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết tới một luận cứ của Mác cho rằng con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Ngày nay, theo chúng tôi, con người còn là tổng hoà của các mối quan hệ với tự nhiên. Phải như thế con người mới có cơ may tồn tại và phát triển bền vững được. Và những ý kiến cho rằng con người cải tạo thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, tức là con người duy ý chí, muốn thoát khỏi thế giới của tự nhiên. Con người là một khối vật chất có trọng lượng. Bởi vậy con người vận động phải tuân theo quy luật của vật lý. Muốn đi nhanh, anh phải bỏ ra nhiều sức lực để thắng sức ý và để đạt được gia tốc lớn (F= ma lực bằng khối vật chất nhân với gia tốc). Còn nếu với sức lực có hạn mà cứ muốn đi mau, chạy thật nhanh, sẽ khó mà làm được. Đó là duy ý chí.Một bài toán vật lý như thế sẽ không tìm được ra đáp số theo ý muốn của mình. Những trường hợp dùng tinh thần dùng ý chí để chiến thắng, để đạt mục đích, cũng chỉ huy động đến ngưỡng sức lực tự thân chứ không thể vượt qua ngưỡng đó được. Một sự thật nữa chứng minh rằng, sau cả chục năm tranh cãi giữa các nhà khoa học, chúng ta cuối cùng phải nhất trí với nhau rằng sống chung với lũ Đồng bằng sông Cửu Long chứ không thể cải tạo nó, bắt nó phải theo ý muốn của con người. Không thể đắp đê ngăn lũ như ở ở đồng bằng sông Hồng mà hậu quả là hàng tỷ mét khối phù sa màu mỡ đổ hết ra biển và lòng sông hàng năm lại bồi tụ đã cao hơn mặt đồng ruộng và xóm làng. Đê cứ phải ngày một tôn cao mãi trở thành vấn nạn cho con cháu sau này. Thành ra, sinh ra trong trời đất, muốn tồn tại và phát triển bền vững, con người còn phải là tổng hoà của các mối quan hệ với tự nhiên. Đây là kết luận quan trọng của chúng tôi trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và nhân văn. Nghiên cứu hành động phát triển của người Việt Nam hiện đại (vào thời điểm năm 2000), chúng tôi chỉ giới hạn lứa tuổi từ 18 trở lên tức là những người coi là đã trưởng thành và chịu trách nhiệm công dân trước phát luật. Như vậy từ hai véc tơ trí lực và thể lực, cùng với 6 chỉ số liên quan để hình thành nhân cách của người Việt Nam hiện đại nói chung, tôi chỉ xin nêu ra một số kết quả nhận định bước đầu. Đặc thù xã hội và môi trường sống của lớp người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên hiện nay là xung đột bởi chiến tranh kéo dài. Đến năm 1990 đất nước mới thật sự có hoà bình. Vì vậy họ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Đặc thù thứ hai, nền kinh tế xã hội từ bao cấp nặng nề và lâu dài chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai đặc thù này quyết định đến trí lực và thể lực cùng 6 chỉ số tạo ra nhân cách của người Việt Nam trưởng thành. Về phân loại chiến tranh và xung đột xã hội, chúng tôi chia theo thang điểm từ 0,1 đến 1. Thời đại ngày nay khó có thể xảy ra chiến tranh thế giới. Chỉ có chiến tranh cục bộ, chiến tranh giữa hai quốc gia, nội chiến, xung đột tôn giáo và sắc tộc. Như vậy chiến tranh cục bộ là tồi tệ nhất và ở thang điểm thấp nhất. Nếu chiến trạnh kéo dài, cứ năm năm lại nhân với hệ số cơ bản trong thang điểm. Như vậy, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ, lôi kéo gần như cả hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh vào đây. Nó trở thành cuộc chiến tranh ác liệt nhất của cuối thế kỷ 20. Và chúng ta đã chiến thắng. Chiến tranh to lớn này góp phần không nhỏ tạo nên nhân cách tự hào của người Việt Nam. Tố Hữu viết: "Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ. Đất anh hùng của thế kỷ 20". Nhưng điều đáng nói là chúng ta đã không tỉnh. Phần lớn người Việt Nam chúng ta quá say sưa với chiến thắng trong chiến tranh và đi đến một não trạng rằng chúng ta là những anh hùng của thế kỷ 20. Ta "coi khinh" hết và việc nào ta cũng thành công, kẻ thù nào ta cũng đánh thắng. Chính cái không tỉnh táo ấy khiến chúng ta không nhận ra hoặc không dám nhận ra những tổn thất to lớn, những yếu kém của mình để mà bảo nhau cần mẫn chắt chiu hàn gắn những nỗi đau của chiến tranh và xây dựng đất nước có hiệu quả. Nước Mỹ giàu có như thế mà ra khỏi chiến tranh với đầy mình thương tích. Chẳng lẽ chúng ta ra khỏi cuộc chiến tranh mà chẳng có thương tích gì hay sao? Trong thuật toán, chúng ta đã thiếu những điều kiện ràng buộc. Một đặc thù nữa của xã hội là chúng ta đã kéo dài quá lâu tình trạng bao cấp khiến cho con người mất năng động và trở lên lười biếng. Còn lâu mới bỏ được lối nghĩ đã có tập thể và nhà nước lo cho, lãnh đạo nghĩ cho. Chuyển sang nền kinh tế thị trường dù là định hướng xã hội chủ nghĩa cũng khác hẳn với cơ chế bao cấp. Người Việt Nam chúng ta phần lớn bỡ ngỡ trước cơ chế mới này. Nhà nước thì khẩn trương soạn thảo luật pháp. Dân, kể cả người lãnh đạo, vẫn quen tính đủng đỉnh, không mấy hiểu luật pháp và làm theo luật pháp. Điều dễ nhận thấy nhất là, khi chúng ta đi ra đường, sẽ thấy trình độ nhận thức và chấp hành luật pháp của người dân như thế nào. Chúng tôi sơ bộ đưa ra mấy hệ quả và kết luận: 1. Người ViệtNam trưởng thành hiện nay nói chung là kém về thể lực và trí lực. Hai véc tơ cơ bản này có chỉ số thấp nhất trong các thang điểm của modul. Do điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế xã hội như nêu trên, chỉ nguyên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao đã làm giảm chỉ số về thể lực và trí lực của người Việt Nam chúng ta hiện nay (số người Việt Nam suy dinh dưỡng vào năm 1990 là hơn 80%). Khoa học cũng từng chứng minh trẻ bị suy dinh dưỡng thì trí lực phát triển kém. Bởi thế cho nên việc chống suy dinh dưỡng, việc nuôi dân, dưỡng dân xoá đói giảm nghèo phải là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước ta hiện nay. 2. Người ViệtNam trưởng thành hiện nay nói chung vẫn còn hám danh và kém thực. Cái gì mình cũng muốn hơn người khác mà không biết sức lực của mình có hạn. Thành ra chỉ vì cái danh mà nhiều khi làm hỏng cái thực. Trong giáo dục, quá coi trọng khoa bảng sinh ra mua bằng bán điểm. Trong xây dựng, muốn địa phương mình phải có trụ sở thật to. Bỏ hàng tỷ bạc nuôi đội bóng đá và mua cầu thủ ngoại, sắm xe hơi thật sang để dùng. Trong khi đó, lớp học cho trẻ thì thiết và dột nát, lương giáo viên thấp, không đủ sống... 3. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề thấp, lại thất nghiệp nhiều.Phần lớn làm nghề nông ở nông thôn vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu cản ngại lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 4. Người ViệtNam trưởng thành hiện nay nói chung không am hiểu luật pháp và chưa biết thực thi luật pháp thành nền nếp trong cuộc sống. 5. Người ViệtNam trưởng thành hiện nay nói chung còn "ngơ ngác" khi bước chân vào cơ chế thị trường và bỡ ngỡ những thang bậc giá trị về đạo đức và lối sống. Bài viết được Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh Phúc