Có những tình ca càng nghe… càng rối

04:47 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Mười Một, 2005

Như một lẽ thường tình, những bài hát nhạc trẻ phải phục vụ cho đối tượng nghe là tuổi trẻ và tất nhiên, điều quan tâm nhất của tuổi trẻ không gì hấp dẫn bằng tình yêu. Nhưng, cách thể hiện ca từ trong những bài hát trong thời gian gần đây thì lại quá dễ dãi. Nhiều nhà phê bình âm nhạc đặt câu hỏi, có phải quan niệm về tình yêu của tuổi trẻ bây giờ như vậy, nên âm nhạc cũng “lùng nhùng”, rối tinh, rối mù như vậy chăng?

“Thà rằng như thế”…

Nói như vậy, ắt sẽ có người bật lại mà hỏi rằng: "như thế thì như thế nào? Phải nói cho rõ ra, cứ thà như thế, thà như thế tức là chẳng thế nào à?". Quả đúng như bức xúccủa một người đang nói chuyện với người khác mà cứ đánh trống lảng, "tôi thà như thế, thà như thế đấy"... những ca từ nhạc trẻ hiện nay đang "thà như thế" rất nhiều. Một nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc có uy tín trao đổi như vậy. Khi chúng tôi hỏi ông đánh giá về ca từnhạc trẻ hiện nay. Có thể nói, ca khúc “Thàrằng như thế" đã mở màn cho hàng loạt ca khúc nhạc trẻ khác với những ca từ nhạt nhẽo, vô vị, mà người nghe không hiểu tác giả sáng tác bài hát này với nội dung gì, muốn nói gì đến người nghe. Đó là chưa đề cập đến vấn đề thông điệp trong mỗi bài hát - được coi là một "thiên chức đáng tự hào của âm nhạc.

Khi ca khúc này tạm thời lắng xuống thì đến lượt các ca khúc khác lại nổi lên với điệu nhạc rền rĩ hơn, ca từ cũng rối hơn. Đầu năm nay, ca khúc "Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều" làm mưa, làmgió ở nhiều tụ điểm ca nhạc, và nhất là ở các phòng trà, những quán cà phê, câu lạc bộ, đâu đâu cũng nghe giọng ca một số ca sĩ trẻ thần tượng của rất nhiều fan hâm mộ là thanh, thiếu niên như U.H.P, L.T, L.Đ.T, M.T…"Nếu không gặp em đời ta đã khác nhiều rồi, biết yêu làm chi để thêm buồn bã, giờ ta đã biết ân tình như thế, thà không trách không hờn không oán...". Cặp bài trùng nhạc sĩ N.T và ca sĩ L.C.V còn "răn đe" người yêu qua "Tại em mà tôi như thế": "Đừng trách tôi tại sao tôi lại trở nên như thế, tôi không thật lòng nhưng cũng không dối lừa ai. Làm sao biết những người kia ai sẽ yêu tôi thật đây hay rồi cũng như em dối lừa ". Táo bạo hơn, "Tình yêu trong âu lo" của tác giả Phúc Khánh Cường do ca sĩ Hoàng Châu và Lưu Gia Bảo trình bày có đoạn: "Qua bao ngày gian truân, ngày xưa kia, giờ đây mới được em yêu kề bên anh, mà ngu sao làm chi để vụt bay, mất tình sẽ đau…". Nhóm Mắt Ngọc từng được xem là đội quân tiên phong trong thể hiện các ca khúc nhạc trẻ khá bạo, mới đây cũng đã khá "thành công với ca khúc “Một đi không trở lại" nói về kẻ phụ tình với những lời lẽ "thống thiết” thương đau... Đặc biệt hơn, hàng loạt các bài hát về vùng, miền như Hải Phòng. Hà Nội, TP.HCM... trên các trang web nhạc số cá nhân làm người nghe phải… nổi cả gai ốc.

Làn sóng tuy nhỏ, nhưng dư âm thìthật dài…

Ban đầu, giới âm nhạc cho rằng dạng ca khúc như vậy chỉ là một "làn sóng nhỏ" nổi lên nhất thời. Nhưng khi có hàng loạt tác phẩm ra đời, tấn công ồ ạt trên khắp các kệ đĩa và ở những trung tâm ca nhạc, người ta bắt đâu lo ngại về ảnh hưởng của chúng trong giới trẻ.

Khi thu thập tư liệu cho bài viết, chúng tôi đã trực tiếp chat với nhiều người. Chúng tôi đặt câu hỏi về âm nhạc, những bài hát mà.họ thích trong thời gian qua, nhiều người không ngần ngại trả lời, đó là bài "Người ấy và tôi em chọn ai" của nhạc sĩ Nhất Trung: "Ở bên người ấy xin đừng nhớ đến tôi. Ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi. Người ấy và chính tôi trong cuộc tình chúng ta, em phải nhận ra một người thôi…Em chọn đi". Còn câu hát "thà như thế, thà rằng như thế" thậm chí được sử dụng như một "châm ngôn" của giới trẻ trong những trường hợp "lực bất tòng tâm".

Trao đổi với chúng tôi, tác giả của một số bài hát trên giải thích là họ muốn "nói thẳng vào sự thật chứ không khoa trương bằng mỹ từ như những ca khúc ngày xưa". Họ khẳng định đây là thời đại công nghiệp với nhịp sống gấp gáp, nên cần đi thẳng thật nhanh vào các vấn đề. Tuy nhiên, nhiều sinh viên lại có quan điểm một cách nghiêm túc hơn, họ cho rằng: "Nhiều ca khúc nhạc trẻ hiện nay là một sự lắp ghép khiên cưỡng ca từ vào giai điệu, nghe cứ như một cuộc hỏi đáp thậm chí mắng mỏ nhau". Nhiều người lại không có cảm tình với dạng ca khúc kiểu này. Nhạc sĩ Thanh Tùng thì tâm sự: "Đa số nhạc sĩ trẻ bây giờ viết nhiều mà ít chịu nghe nên dễ sinh ra bệnh gọi là tự kỷ ám thị, nghĩa là mình nghĩ sáng tác của mình hay nhưng thực tế thì không phải như vậy"…

Tuy nhiên, một xu thế mới gần đây sẽ làm những ca từ ủy mị, rền rĩ của nhạc sẽ cáo chung: Đó là để làm sang trọng cho album nhạc của mình khi phát hành ra thị trường, hầu hết các ca sĩ trẻ đều có ít nhất một vài ca khúc thuộc dòng nhạc “vượt thời gian”. Thậm chí có ca sĩ đã làm mới giọng ca của mình bằng một album nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh, hay nhạc trẻ Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước. Sự chuyển hướng này của thị trường âm nhạc được quyết định bới thị hiếu của người yêu nhạc hôm nay. Những gì mà câu từ có trong nhạc trẻ viết ra không sớm thì muộn, nếu không có sự điều chỉnh và đổi mới sẽ bị người nghe và chính lớp trẻ quay lưng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ăn xổi ở thì, trí tuệ tầm thường

    17/09/2015Vương Trí NhànĐến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạ, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • xem toàn bộ