Phẩm giá con người

06:16 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Tám, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Những nhà cải cách chính trị và xã hội thường nói về một số điều kiện như là sự lăng mạ phẩm giá con người. “Phẩm giá con người” mà họ nói tới có ý nghĩa gì? Phẩm giá con người có phải là chuyện về những quyền chính trị và những điều kiện sống tử tế, hay nó là cái gì khác hơn? Con người trong thời hiện đại có phẩm giá ít hay nhiều hơn trong quá khứ?

K.M.

K.M. thân mến,

Để trả lời câu hỏi của anh cần thiết phải nhắc lại sự phân biệt phổ biến giữa việc sống đơn thuần và sống tốt đẹp. Chưa từng có ai nhầm lẫn cho rằng mọi hoạt động của con người đều có một phẩm giá như nhau. Cuộc sống con người có giá trị đặc biệt của nó chỉ tới khi nó đạt được sự thành đạt thông qua những hoạt động có tính người rõ rệt. Trước hết, đây là những mưu cầu tự do và giải thoát tạo ra nhiều thành quả của tinh thần và của văn minh.

Dĩ nhiên, sự tồn tại và tình trạng khoẻ mạnh về thể chất có tầm quan trọng của chúng; trong một ý nghĩa nào đó chúng là những mục tiêu cần thiết nhất của những nỗ lực của chúng ta, bởi vì nếu thiếu chúng, chúng ta không thể làm được điều gì khác. Tuy nhiên, dù là cần thiết nhất, chúng vẫn là những mục tiêu ít tính người nhất của chúng ta. Loài vật cũng như con người đều tranh đấu để sống còn. Phẩm giá đặc biệt của con người nằm ở những thành quả mà không con vật nào khác có được, tuy những con vật khác cũng có như con người những thành quả về thức ăn, chỗ ở, và thậm chí về ngủ nghỉ và chơi đùa.

Trong tất cả các xã hội tiền-công nghiệp thời xưa, con người được chia thành hai giai cấp tương ứng với loại công việc mà họ làm. Một thiểu số đặc quyền, những thành viên của giai cấp hữu sản, là những người duy nhất có đủ thời gian rảnh để theo đuổi những hoạt động khai phóng – mở mang các loại hình nghệ thuật và khoa học, và phát triển những thiết chế nhà nước và tôn giáo. Số còn lại, tuyệt đại đa số, phải dành toàn bộ thời gian của đời mình cho những công việc vất vả đơn điệu không bao giờ dứt. Điều này đúng với những người nô lệ bị chiếm hữu và những người thợ thủ công khổ sai của Hy Lạp và La Mã cổ đại, đúng với giới nông nô của các nền kinh tế nông nghiệp của châu Au thời phong kiến, và đúng với “những kẻ nô lệ làm thuê” tạo thành giai cấp vô sản công nghiệp vào giữa thế kỷ 19.

Arnold Toynbee mô tả tình trạng này rất rõ:

“Trong suốt năm hay sáu ngàn năm qua, những người chủ của nền văn minh đã cướp đoạt từ những ngườinô lệ sự đóng góp của họ vào những kết quả công việc chung của xãhội một cách nhẫn tâm chẳng khác gì chúng ta cướp đoạt mật ngọt của những con ong. Sự xấu xa về mặt đạo đức của hành vi bất công làm hoen ố cái đẹp thẩm mỹ của thành quả nghệ thuật; tuy nhiên, cho tới nay, thiểu số hưởng lợi bất chính từ nền văn minh vẫn có một lời bào chữa hiển nhiên theo lẽ thường để tự bảo vệ mình”.

Đó là sự lựa chọn, họ có thể bào chữa, giữa thành quả của nền văn minh cho một thiểu số và không có thành quả nào cả… Lời bào chữa này là lời bào chữa đáng tin cậy, thậm chí trong thế giới phương Tây năng động về kỹ thuật, đến tận suốt thế kỷ 18, nhưng ngày nay sự tiến bộ về công nghệ chưa từng thấy trong một trăm năm chục năm qua đã làm cho chính lời bào chữa đó mất hiệu lực.

Những thăng tiến về công nghệ đáng ngạc nhiên đã làm cho ngày càng nhiều người có thể có ngày càng nhiều thời gian tỉnh thức thoát khỏi công việc vất vả. Giờ đây họ có thể tiến hành những hoạt động khai phóng và sáng tạo. Bằng cách hưởng thụ một mức độ đáng kể tình trạng bảo đảm và độc lập về kinh tế, hiện nay ngày càng có nhiều người có cơ hội đạt được nhân phẩm trọn vẹn.

Một trụ cột bổ sung của nhân phẩm là sự thụ hưởng tình trạng của một người tự do thông qua việc thực hành tự do chính trị. Một sự tự do như thế chỉ hạn chế cho một thiểu số trong quá khứ bởi vì chỉ có thiểu số đó mới có sự độc lập và bảo đảm về kinh tế mà không có nó tự do chính trị không thể được sử dụng một cách hiệu quả. Sự mở rộng đặc quyền là biểu hiện về mặt chính trị cho sự mở rộng từng bước cái mức độ độc lập kinh tế cho ngày càng nhiều người. Những người này đến lượt họ dùng sức mạnh mới để bảo vệ và mở rộng quyền lợi và đặc ân của địa vị chính trị của họ. Như thế họ tiến hành kiểm soát vận mệnh của họ, đó là điều thiết yếu đối với bất kỳ khái niệm nhân phẩm nào.

Ngay cả khi đã có sự thoải mái về kinh tế và tự do chính trị, người ta vẫn có thể không có được nhân phẩm. Nếu anh ta không lợi dụng những cơ hội này bằng cách tiến hành những hoạt động đạo đức thực chất qua đó con người mưu cầu hạnh phúc và phụng sự lợi ích chung của xã hội họ sống, thì anh ta cũng chẳng tốt gì hơn trước đây. Một con người không thể bị ép buộc phải sống một cuộc sống tự do hoặc tiến hành những hoạt động khai phóng. Anh ta có thể phí phạm tất cả thời gian và năng lực của mình trong biếng nhác hay trong những trò tiêu khiển mà nó làm hư hỏng anh ta. Giành được nhân phẩm đòi hỏi anh ta tiến tới một mức độ quan tâm cao hơn nhiều.

Nội dung liên quan

  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Chữ tín

    17/01/2006Vũ Duy ThôngAi cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

    11/01/2006Thanh ThảoSự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Đó cũng là bí quyết của muôn vàn sự khác biệt...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • xem toàn bộ