Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc
Thưa tiến sĩ Adler,
John Locke viết ra câu về quyền của con người được có “cuộc sống, tự do và tài sản.” Nhưng khi Thomas Jefferson viết Tuyên ngôn Độc lập, ông ta đã đổi câu này thành “cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Phải chăng Jefferson muốn truyền đạt một sự phân biệt quan trọng khi ông ta thay đổi như vậy? Hoặc phảichăng là có mối liên hệ nào đó giữa quyền sở hữu tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc?
W.F.H.
W.F.H. thân mến,
Câu hỏi của bạn thật tuyệt vời. Thoạt nhìn ta thấy chẳng có liên hệ gì lớn giữa quyền sở hữu tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do đó khi lấy cái này thay cho cái kia, thì nó có vẻ như một sự thay đổi kỳ quái. Tuy nhiên, ta hãy khảo sát các thuật ngữ và xem liệu ta có thể hiểu ra điều Jefferson cố gắng làm hay không.
Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự.
Ý nghĩa thứ nhì mà Locke dành cho từ “tài sản” thì hạn hẹp hơn. Trong nghĩa thứ hai này nó đồng nghĩa với “điền sản” và hàm ý chủ yếu là sự sở hữu đất đai. Tuy nhiên ý nghĩa thứ hai này có thể dễ dàng mở rộng để bao gồm mọi hình thức quyền sở hữu đối với tài sản sinh lợi và vẫn được biện biệt rõ ràng với nghĩa thứ nhất mà Locke dành cho từ này. Quyền sở hữu tài sản hoặc, khái quát hơn, tài sản sinh lợi, đã được Jefferson đổi thành quyền mưu cầu hạnh phúc.
Xin hãy chú ý rằng Jefferson không tuyên bố về quyền bất khả tiêu hủy của con người là quyền được hạnh phúc, mà chỉ nói tới quyền mưu cầuhạnh phúc. Không chính quyền nào có thể bảo đảm quyền được hạnh phúc vì trên đời này không có cách chi để bảo đảm rằng các công dân sẽ được hạnh phúc. Điều tốt nhất mà chính quyền có thể làm là tạo ra một số điều kiện mà nhờ đó người dân có thể mưu cầu hạnh phúc. Đó là những điều kiện mà những hành động của chính quyền có thể trực tiếp bảo đảm. Những yếu tố khác trong việc mưu cầu hạnh phúc đều nằm ngoài khả năng của chính quyền và nó không thể trực tiếp làm gì được.
Một chính quyền không thể làmcho mọi cá nhân trở nên đức hạnh, hoặc thu xếp cho họ có được những người bạn tốt hoặc một đời sống gia đình đáng hài lòng.
Một chính quyền có thể bảo đảm rằng không ai bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng, nhưng nó không thể khiến cho mọi người biết tiết chế hoặc ngăn không cho người ta hủy hoại sức khỏe qua việc ăn uống quá độ. Tương tự, một chính quyền có thể cung ứng những tiện nghi giáo dục thích đáng cho mọi người, nhưng nó không thể khiến mọi người khai thác được những cơ hội này. Tóm lại, một số sản phẩm cần thiết cho hạnh phúc lại thuộc về cuộc sống riêng hoặc nội tại của một cá nhân. Việc một người có thể đạt được những sản phẩm đó hay không là tùy ở người ấy. Về những sản phẩm đó, chính quyền chỉ có thể khuyến khích việc mưu cầu hạnh phúc một cách gián tiếpbằng cách tác động đến các điều kiện bên ngoài hoặc điều kiện chung của đời sống cá nhân nhằm cung ứng cho cá nhân ấy một số hàng hóa kinh tế và chính trị.
Các sản phẩm chính trị là những thứ được liệt kê trong phầnmở đầu của Hiến pháp Mỹ. Nếu con người sống trong một xã hội vốn công bằng, có thanh bình cả trong lẫn ngoài, và muốn đem lại tự do cho các công dân, thì họ đã có được những điều kiện chính trị để mưu cầu hạnh phúc. Đây là trường hợp của thế kỷ 18 và nay cũng vậy.
Để có một cuộc sống tốt đẹp, con người cũng cần một nguồn cung cấp hợp lý những sản phẩm kinh tế mà chúng tạo thành của cải hoặc nhờ của cải đem lại – những món như các phương tiện sinh tồn, các tiện nghi và các tiện lợi cho cuộc sống, chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe, các cơ hội giáo dục, các cơ hội giải trí và nhiều thời gian rảnh không phải lao động. Quyền thủ đắc những sản phẩm kinh tế ấy hiển nhiên là một phần của quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong thế kỷ 18, những người có tài sản đáng kể đã sở hữu hoặc tiếp cận được những sản phẩm ấy cho mình cũng như gia đình. Do đó nếu chính quyền bảo vệ tài sản của họ (tức là điền sản), thì nó đã bảo đảm cho họ các điều kiện kinh tế để mưu cầu hạnh phúc. Điều này có thể giải thích điều suy nghĩ của Jefferson khi thay thế từ “tài sản” bằng “mưu cầu hạnh phúc”. Chắc chắn rằng, cụm từ thay thế ấy bao hàm điều đó và hơn thế nữa: nó bao gồm những điều kiện kinh tế cũng như chính trị cần phải có.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt