Lẽ công bằng là gì?

09:31 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Mười, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Liệu chúng ta có thể nhất trí với nhau về bản chất của lẽ côngbằng không? Những người tin vào chế độ xã hội khác nhaurất bất đồng với nhau về chuyệnthế nào là công bằng và bất công. Một số người đã xem chế độquân chủ chuyên chế là hình thức chính quyền công bằng đếnmức lý tưởng, trong khi những người khác xem nó là hoàn toànbất công. Khi nói về nền dân chủ thì cũng có hai ý kiến như vậy.Phải chăng ý nghĩa của lẽ công bằng là một vấn đề tùy thích cánhân, hay phải chăng đã có một ý nghĩa phổ quát nào đó màchúng ta có thể đồng ý?

J.M.

J.M. thân mến,

Câu hỏi của bạn về công lý cũng nêu lên cùng một loại vấn đề như câu hỏi về chân lý mà tôi đã thảo luận ở Câu hỏi 1. Thật dễ khi nói chuyện chân lý hoặc lẽ công bằng là gì về mặt lý thuyết, nhưng thật khó mà xác định cái gì là đúng và công bằng trong một trường hợp cụ thể trước mắt chúng ta. Chúng ta không được lẫn lộn câu hỏi, “Công bằng là gì?” với câu hỏi, “Hành vi cụthể này có công bằng không?”

Có hai châm ngôn đơn giản chỉ rõ cốt tủy của lẽ công bằng.

Thứ nhất là, “Phần của ai trả về cho người nấy”. Đây là nguyên lý nổi tiếng được phát biểu trong tác phẩm Republicacủa Plato và trong phần mở đầu của công trình san định luật La Mã của Justinian I(1). Thí dụ, bạn mượn của ai đó 100 đôla và hứa hoàn trả. Bạn nợ khoản đó với người đã cho bạn vay. Số tiền thực sự là của ông ta, chứ không phải của bạn, tuy lúc này bạn có quyền sử dụng nó. Hoàn trả nợ là việc công bằng nên làm. Đó chính là phần của ai trả về cho người nấy. Từ chối không chịu trả nợ là bất công. Đó là giữ cho mình cái thuộc về người khác.

Châm ngôn thứ nhì là, “Cư xử bình đẳng với người đồngđẳng và cư xử bất bình đẳng với người bất đồng đẳng theomức độ bất đồng đẳng của họ.” Nguyên lý cơ bản về bình đẳng trước pháp luật đã phát sinh từ châm ngôn này. Hãy xem xét một thí dụ đơn giản về việc áp dụng khái niệm này. Bạn nói với hai đứa con của mình rằng nếu chúng không vâng lời ở khía cạnh nào đó bạn sẽ phạt chúng. Cả hai đều không vâng lời bạn, cùng làm một chuyện y hệt nhau trong cùng những tình huống giống nhau. Nhưng bạn lại phạt đứa này và tha đứa khác. Trẻ con rất nhạy cảm về vấn đề công bằng trong khía cạnh này, và bạn có thể chắc chắn rằng đứa con bị phạt sẽ nói, “Không công bằng. Ba phạt con mà lại tha cho nó.” Ngay cả những người nhỏ tuổi cũng biết rằng lẽ công bằng bao hàm việc trừng phạt như nhau đối với những vi phạm như nhau, và tưởng thưởng như nhau cho những công trạng như nhau. Chúng rất bất mãn đối với sự bất công trong khen thưởng và trừng phạt.

Một cuộc phân tích rốt ráo khái niệm lẽ công bằng sẽ cho thấy có nhiều hàm nghĩa và độ tế vi, nhưng hai châm ngôn đơn giản trên là rất căn bản. Nếu bạn nói rằng một người công bằng là người tuân thủ pháp luật, hoặc là người đối xử công bằng với người khác và không làm hại gì họ, thế là bạn đã thừa nhận châm ngôn thứ nhất, “Phần của ai đem về cho người nấy.” Nếu bạn nói rằng một điều luật hay một chế độ chính trị nào đó là công bằng, tức là ý bạn muốn nói nó đối xử bình đẳng với những người đồng đẳng và cũng đem lại cho mỗi người phần của họ.

Nhưng bạn có thể hỏi “Phần của mỗi người là gì? Làm sao chính quyền xác định được điều này?” Về chuyện này, chúng ta phải trở lại với khái niệm về luật và các quyền tự nhiên. Bản Tuyên ngônĐộc lậpcủa nước Mỹ(2) nói rằng một chính quyền công bằng tôn trọng những quyền tự nhiên như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Quyền được tự do chính trị chẳng hạn, có liên quan tới quyền bầu cử cho công dân, một quyền mà theo lẽ công bằng thì phải trao cho bất kỳ ai không bị thiếu tiêu chuẩn vì lý do còn ở tuổi vị thành niên, bệnh tâm thần, hoặc bị kết án. Từ đó, bất kỳ chính quyền nào cũng sẽ là bất công khi nó hạn chế quyền bầu cử cho một số người hoặc không công nhận quyền công dân của một số người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, màu da, vân vân.

Hiển nhiên nếu một nhà nước chuyên chế là nhà nước đã vi phạm những quyền tự nhiên của con người thì nó không hề công bằng, vì nó không đem lại cho người dân những gì thuộc về phần của họ. Ở Liên Xô trước kia cho rằng họ công bằng trong việc phân phối lợi tức. Câu khẩu hiệu nổi tiếng của Marx: “Làm theonăng lực, hưởng theo nhu cầu”đã được nêu ra để hô hào cho một chế độ tưởng thưởng tương xứng với công lao.

Dành cho mỗi người điều họ đáng được hưởng” là một cách khác để phát biểu rằng người đóng góp nhiều phải nhận được nhiều, người đóng góp ít sẽ nhận được ít. Cho dù ở chừng mực nào thì sự phân phối của cải cũng được xác định theo cách đó, nó có tính chất của một sự phân phối công bằng. Nhưng hiểu được điều này không giúp bạn xác định được sự đóng góp tương đối của mỗi cá nhân. Điều này chứng tỏ luận điểm mà tôi đã trình bày từ đầu – rằng thật dễ khi phân tích lẽ công bằng có nội dung gì, nhưng thật khó nói rõ công bằng là gì trong những trường hợp cụ thể.

(1)Justinian I(482 – 565): hoàng đế La Mã, thường gọi là Justinian Đại đế, trị vìtừ năm 527 đến 565. Ông là người san định và hệ thống hóa luật La Mã.

(2)Tuyên Ngôn Độc Lập(Declaration ofIndependence) của Mỹ, được Quốc HộiMỹ phê chuẩn ngày 4 tháng 7 năm 1776.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi

    09/02/2015Vương Trí NhànTự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ....
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Những điều tốt đẹp của thế giới này

    09/09/2006Trong xã hội của chúng ta, chúng ta đánh giá rất cao việc giành được của cải vật chất. Chúng ta có khuynh hướng phán xét con người qua thành công vật chất của họ. Nhưng các nhà đạo đức và các vị thánh luôn luôn khuyên răn chống lại chủ nghĩa vật chất và sự khoái lạc của các giác quan. Chủ nghĩa vật chất là gì, và tại sao nó bị coi là xấu?
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Ai kiểm soát ai?

    24/07/2006TS. Nguyễn Quang ATất cả đềuhữu hạn.Vô tận là sảnphẩm của trí tuệ conngười. Cáilớn quá,to quá cao quámà con ngườikhó hình dung nổi thìđược coi làvô tận.Đó làmột sựsáng tạo tuyệt vời của con người, với khái niệmvô tậncon ngườicó thểmô tả (gần đúng) rấtnhiều hiệntượng. Không có cái kháiniệm vô tậnấy khoa học chắc thật khó phát triển. Ấy nhưng, đừng có thần thánhhoá con người làsinh vật dễ lầm và rất nhiều khi mắc vào cái bẫydo chính tư duy...
  • Yếu tố cơ hội trong đời người

    23/06/2006Các tư tưởng gia vĩ đại trong quá khứ có nhiều ý khiến rất khác nhau về vấn đề cơ hội là gì và thậm chí liệu có một điều như thế hay không. Nhưng có một điều họ đồng ý là: chúng ta không thể biết chắc về vận may của mình, mà cũng không thể điều khiển nó. “Tính may rủi” là cái gì không chắc chắn và không thể tiên đoán được...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • xem toàn bộ