Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi
Sự tự do, cam chịu bất công(Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, 1939)
Đế vương xưa chỉ dạy thờ người trên và biết nghĩa vụ của mình còn quyền lợi không cần biết đến mà cũng không có nữa. Tục ngôi thứ đã in rất sâu vào óc người dân quê, đến nỗi những tư tưởng tự do phóng khoáng từ phương Tây truyền sang, đến lũy tre xanh là dừng lại, biến mất như một ngọn gió mát tan vào một bầu không khí nồng nực nặng nề.
Tục vị thứ hóa ra tục sùng bái nhân tước(1) một cách u ám đê hèn, và thay vào óc kính thượng là một óc nô lệ đáng khinh.
Tự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ. Cũng vì thiếu tự do nên người ta đối với những công cuộc cải cách mới lạ thường có cái não ngờ vực. Sức phản động dìm dập dân quê vào nơi ngu tối, tạo thành cho họ cái tính nô lệ, cái căn tính chịu đựng trước những sự tàn ngược ức hiếp.
(1) Vị thứ tức ngôi thứ trong làng, nhân tước là những tước vị do con người đặt ra.
Thù ghét mọi sự thay đổi(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử đại cương, 1950)
Chúng ta không có những nhà tư tưởng xây dựng được những công trình huy hoàng phong phú. Chúng ta chỉ cốt sống được, và trong địa hạt sinh hoạt vật chất cũng như trong địa hạt tư tưởng nghệ thuật, chỉ nghĩ đến cái gì có thể giúp cho mình thích ứng với hoàn cảnh ác liệt, để theo đuổi một cuộc sống tầm thường kín đáo mà thôi. Bởi thế nếu thỉnh thoảng có một người nào có khí độ phóng khoáng, không chịu ép mình làm nô lệ thánh hiền mà vượt ra ngoài vòng lề lối - mới vượt ra ngoài chứ chưa chắc đã xây dựng được cái gì mới - thì xã hội đã xem là quái vật mà không dung. Hoặc giả khi có nhà nghệ thuật thực hiện được một cái gì to lớn phi thường như pho tượng thánh Trấn Vũ ở Hà Nội(1)chẳng hạn thì cái mái nặng nề của ngôi đền lại đè bẹp nó xuống ở trong bóng tối mò của gian chính tẩm(2). Những cái thái độ và quan niệm xuất kỳ(3) ấy thường bị cái tính thiết thực của dân tộc kìm hãm hay bài xích ngay.
(1) pho tượng này cao 3, 95m, đặt ở chùa Quán Thánh.
(2) gian nhà to rộng ở giữa.
(3) bày ra kế lạ, có những tư tưởng mới mẻ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn