Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị
Nhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi).
Tư hữu và quyền lực trong mỗi hoàn cảnh cần có thêm những điều kiện có tính thời thượng: khi thì nhờ vào thành phần xuất thân, khi thì nhờ vào tuổi trẻ... Nay đang cần bằng cấp, chứng chỉ học vấn. Ngày nay, có học vấn chưa chắc làmđược gì, nhưng không có học vấn thì không làm được việc gì đích đáng. Vả lại, đang cơn khát thì các giá trị thực giả dễ lẫn lộn. Nếu kẻ nói dối tin vào nguyên tắc lời nói diễn đạt sự thật thì người sắm bằng giả cũng nghĩ rằng người đời coi bằng cấp của mình biểu hiệnđúng thực lực của mình. Cứ cho là như vậy Nhưng thực lực phải là một năng lực cụ thể, cho một lĩnh vựcấy, nó có thể là thực. Vượt ra khỏi lĩnh vực đó, nó chẳng còn bao nhiêu giá trị, thậm chí trở thành giả.
Với các nhà chính trị "bằng cấp" của họ phải "thi" bằng mạng sống để vượt qua nhưng thách thức của đấu tranh chính trị: khác với các chú học trò, nhận bằng cấp từ các kỳ thi trong phòng thi. Người đời chỉ biết một thứ bằng cấp nhàtrường mà học vấn chỉ là học vấn sách vở thôi, rồi coi nó là “chính thống", là chuẩn mực cho tất cả. Nhầm to! Càng nhầm hơn nữa, nếu biết thêm rằng học vấn bằng cấp ngày nay khác hẳn với học vấn bằng cấp ngày trước. Đúng là ngày trước, một ông tiến sĩ vừa nhận bằng đã có thể làm thượng thư hay tể tướng, vì học vấn của ông có thể có khá đủ những gì liên quan đến việc trị nước. Còn ngày nay, một ông tiến sĩ chỉ cần có học vấn về một loại côn trùng cũng đã đủ.
Những ảo tưởng đó không hiểu rõ bản chất của bằng cấp hiện đại, đã gây ra những lộn xộn. Tuy vậy, hiện tượng này cũng nói lên một điều gì đó tích cực. Mọi sự thường bắt đầu từ lượng,từ giá trị tuyệt đối: có bằng cấp dù là bằng giả cúng biểu lộmột chút có gì đó còn hơn không có gì. Lúc đầu với lượngcòn nhỏ, chưa mấy ai để ý đến chất vàbản thân số lượng ấy còn chưa đủ để làm biến đổi về chất. Thêm nữa sự tăng thêm về lượng theo cách cũ không đòi hỏi gì quá nhiều. Thế mà, số đông lại dễ ham cái lợi dễ dãii trước mắt, cứ theo một cách ấy mà thỏa mãn cơn khát tư hữu và quyền lực.
Cho đến một lúc nào đó, mọi chuyện mới toanh hoành ra: mất bình thường, xa rời cái xu hướng cơ bản của lịch sử là ngày càng tạo ra nhiều thực lực hơn. Tình hình này càng bộc lộ rõ khi triển khai cơ chế thị trường. Sức làm ra hàng hóa cho thị trường là thực lực. Sức cạnh tranh trên thị trường là thực lực. Nói chung, bất cứ sự tiến bộ nào của lịch sử cũng đều là sự kết tinh của thực lực. Đến một lúc nào đó rối số đông cũng nó sẽ nhận ra rằng chỉ có thực lực mới có thể làm đã cơn khát tư hữu và quyền lực.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu