Lao động của chúng ta bắt đầu tụt hậu

09:16 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Sáu, 2016

“Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” - Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì.

Với nguồn nhân lực như vậy, Việt Nam có thể nào nói đến sự đắc dụng của thời cơ "dân số vàng" đang có để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Mặc dù tăng trưởng GDP rất cao trong thời gian qua, nhưng lực lượng lao động của Việt Nam lại có tay nghề thấp theo tiêu chuẩn quốc tế và chưa theo kịp với các nước láng giềng trong khu vực. Tại sao đang từ một nước luôn tự hào về thế mạnh của nguồn lực lao động vừa giỏi, vừa rẻ trong khu vực, nay nguồn lực này lại trở thành một trong những nguyên nhân có khả năng kìm hãm phát triển?

Ngủ quên trên những "huyền thoại"

Chúng ta có một lực lượng lao động dồi dào và đang phát triển: mỗi năm, có khoảng một triệu người mới gia nhập lực lượng lao động nhưng trình độ kỹ năng trung bình lại thấp và tăng một cách chậm chạp. Gần một nửa lực lượng lao động của Việt Nam không có tay nghề (trình độ giáo dục tiểu học hoặc không có bằng cấp nào). Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, có 18,9% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc trung, và chỉ có 5,4% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc cao. Tỷ lệ dân số có trình độ giáo dục bậc trung và bậc cao của Việt Nam đều thấp hơn so với các nước Đông Nam Á khác.

Nghiên cứu gần đây của Goujon và Samir - thuộc Viện nhân khẩu học Vienna - về "Quá khứ và tương lai của nguồn nhân lực tại Đông Nam Á 1970-2030" dự báo số năm đến trường của nhiều nền kinh tế châu Á đến năm 2020 và những năm sau đó. Dựa trên cơ sở các xu thế nhân khẩu học và tỷ lệ đến trường, số năm đến trường bình quân của lực lượng lao động Việt Nam (trong độ tuổi từ 20-64) vào năm 2010 là 7,6 năm học, đến năm 2020 chỉ tăng lên 7,8. Theo những dự báo này, đến năm 2020, số năm đến trường trung bình của lực lượng lao động Việt Nam sẽ thấp hơn Malaysia năm năm, thấp hơn Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác 2-2,5 năm.

Mặt khác, chúng ta đã biết rằng mức năng suất lao động là thước đo quan trọng đối với sự thịnh vượng về phát triển theo tiêu chuẩn khu vực kinh tế. Thế nhưng năng suất lao động ở Việt Nam rất thấp.

"Tự ru nhau" trên những con số

Số tiền Nhà nước và xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề (GD-ĐT-DN) nói chung đã tăng khá trong những năm sau này. Từ 15.609 tỉ đồng năm 2001, đến năm 2011 đã lên tới 145.120 tỉ đồng. Cùng thời gian này, số học sinh phổ thông giảm mạnh, sinh viên khối đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có tăng nhưng không đáng kể. Trong khi đó, chất lượng lại là một "ẩn số" còn nhiều tranh cãi. Chính điều này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã phải đặt ra vấn đề hiệu quả của đầu tư cho giáo dục tới đâu.


Năng suất lao động thực bình quân qua các thập niên (USD theo giá năm 2000)

Một phân tích gần đây (Mori và các đồng tác giả Việt Nam, 2009 - Đại học Hiroshima) trong nghiên cứu "Phát triển kỹ năng cho công nghiệp hóa của Việt Nam", các tác giả đưa ra nhận định rằng phần lớn các khoản tiền chi tiêu trong đào tạo - dạy nghề đã không được sử dụng một cách hiệu quả: Vấn đề cơ bản không phải là số lượng người lao động có trình độ chuyên môn, mà thực tế là những người tốt nghiệp các chương trình giáo dục và đào tạo nghề và kỹ thuật không có kiến thức cơ bản và kỹ năng doanh nghiệp cần thiết. Chính phủ thường chú trọng đến số lượng cơ sở đào tạo hoặc học viên tốt nghiệp, vốn không phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp hơn là cải tiến chất lượng của các chương trình dạy nghề.

Cụ thể là hầu hết các doanh nghiệp FDI không đánh giá cao chất lượng của các chương trình dạy nghề của chúng ta hiện nay. Họ thường cho rằng hầu như không thu được lợi ích gì trong việc tuyển dụng những người đã tốt nghiệp chương trình dạy nghề trong việc cải tiến hoạt động của nhà máy. Đó là chưa kể họ phải đào tạo lại những lao động này sau khi tuyển dụng vì kỹ năng và kiến thức thấp hơn nhiều so với yêu cầu. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 44% các doanh nghiệp FDI phải tổ chức các khóa đào tạo lại cho lao động của mình và 25% học viên tốt nghiệp chương trình dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và kiến thức. Nhiều doanh nghiệp cho rằng thậm chí họ còn thích tuyển dụng người lao động mới để đào tạo từ đầu hơn là tuyển những học viên tốt nghiệp các chương trình dạy nghề.

Trông người mà ngẫm đến ta

Việt Nam đi sau các nước khu vực về phát triển kinh tế là một bất lợi trong cuộc chạy đua về tăng trưởng, nhưng xem ra điều này lại giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ hội quan sát và học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng.

Các nền kinh tế công nghiệp mới (NIE) gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan được miêu tả là "những con hổ châu Á có đầu rồng" do đã áp dụng những chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực tương tự nhau để đạt được ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Được biết, đến những năm 1980, phần lớn các nền kinh tế NIE đã đạt đến mức toàn dụng nhân công, tình trạng thiếu lao động bắt đầu hiện rõ. Trước tình hình này, họ chuyển trọng tâm chính sách từ giải quyết thất nghiệp và lao động khiếm dụng sang các vấn đề về khan hiếm lao động, đặc biệt là tình trạng thiếu lao động có kỹ năng cao để phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động về mặt số lượng, NIE tăng tỷ lệ gia nhập lực lượng lao động (bằng cách sử dụng phụ nữ và những người lao động lớn tuổi) và khuyến khích lao động nước ngoài. Giải quyết tình trạng lao động thiếu kỹ năng, NIE đưa ra hàng loạt chính sách để nâng cấp các chương trình đào tạo nghề đang có và xây dựng các chương trình mới. Cuối cùng, họ đã thành công.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công của NIE là mức đầu tư lớn vào nguồn nhân lực ở giai đoạn đầu, thậm chí đi trước nhu cầu sử dụng. Điều này cho phép các nền kinh tế ấy tránh được những "điểm dừng đột ngột" trong tăng trưởng, thay vào đó tạo điều kiện cho sự chuyển đổi trôi chảy từ các ngành dựa nhiều vào lao động sang các ngành dựa nhiều vào kỹ năng. Thái Lan là một ví dụ. Trong những năm 1990, Thái Lan đã buộc phải thay đổi chính sách và tăng cường chi cho giáo dục, chỉ sau khi nhận thấy rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng về lao động có tay nghề, chính là nguyên nhân tạo "điểm dừng đột ngột" trong tăng trưởng kinh tế của nước này giai đoạn 1990.

Việt Nam học được gì qua bước đi của các nước bạn trong khu vực, để xây dựng cho mình một lực lượng lao động đủ sức đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới? Nhóm nghiên cứu dự án "Lao động và tiếp cận việc làm" do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UNDP tại Việt Nam chủ trì đã đưa ra hai khuyến cáo lớn:

Một là, thông qua các chính sách hướng tới giải quyết lao động dư thừa. Cụ thể là khuyến khích các ngành thâm dụng lao động, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, người lao động/hộ gia đình tự tạo việc làm và khu vực phi chính thức. Điều cơ bản nhằm tạo việc làm là phải đảm bảo rằng những lao động có tiềm năng dịch chuyển và tranh thủ được các cơ hội tại các ngành nghề và địa điểm khác nhau nhờ thông tin xuyên suốt.

Hai là, cam kết đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để tạo ra nguồn cung lao động có kỹ năng trước khi có nhu cầu, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và công nghệ thâm dụng lao động.

Để thực hiện các chiến lược này, Việt Nam phải duy trì năm đặc điểm từng giúp các nền kinh tế NIE và các quốc gia khác thành công ở Đông Nam Á. Có thể nói ngắn gọn, đó là: tăng việc làm phải toàn diện, đầu tư vào nguồn nhân lực phải đúng lúc và công bằng, dịch chuyển lao động phải linh hoạt, những phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp phải được loại bỏ và kết cấu hạ tầng đô thị phải đầy đủ.

Cuối cùng, điều quan trọng cần nhấn mạnh là nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, khuyến khích dịch chuyển lao động và nâng cao tay nghề là quá lớn nếu chỉ trông cậy vào các cơ quan chính phủ, hoặc chính phủ nói chung. Các chính sách phát triển phải được điều phối giữa các cơ quan chính phủ nếu muốn các chính sách về lao động theo ngành có hiệu lực. Còn trách nhiệm đẩy mạnh dịch chuyển lao động, bao gồm cả nâng cao tay nghề, phải được chia sẻ với những người sử dụng lao động, nghĩa là khu vực tư nhân, đại diện cho cầu của thị trường. Chỉ bằng cách hợp tác như vậy, chúng ta mới hy vọng có thể tăng việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động với chi phí hiệu quả nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Con người - Tiền đề của sự phát triển

    08/04/2020Nguyễn Trần BạtTrước khi nói về vai trò của nguồn lực con người trong một nền kinh tế, ta phải nói đến tính năng động của nền kinh tế. Tính năng động vô cùng quan trọng như thế nào trong điều kiện kinh tế thị trường, có lẽ không cần nhắc lại...
  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • Con người đang phát triển "ngược"

    05/04/2019Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó...
  • Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình

    13/04/2018Hồ Sĩ QuýTâm lý khát khao cháy bỏng vươn tới thịnh vượng, hay “cơn khát phát triển” đã có mặt ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó là một nội dung chính của bài viết. Từ góc độ văn hóa và con người, tác giả phân tích mặt tích cực và chỉ ra một số tiêu cực của cơn khát phát triển.
  • Nghịch lý của sự phát triển

    25/05/2017Nguyễn Tất ThịnhTrong hành trình phát triển của Nhân loại, con người đã gặp phải bao nhiêu gian truân và đã cố gắng rất nhiều trong lịch sử của mình là phát hiện, tìm hiểu, ứng dụng các qui luật vào đời sống. Nhưng một trong những hậu quả lớn nhất đã mắc phải là con người đã làm sai, xâm phạm, thậm chí đi ngược các qui luật của Tự nhiên, vì thế đã gặp và phải đương đầu với các nghịch lý.
  • Căn nguyên của phát triển

    28/08/2016Trần Hữu DũngKhoảng 10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên?
  • Con đường rút ngắn khoảng cách phát triển

    13/04/2016GS TS Trần Văn ThọBài viết so sánh trình độ phát triển của kinh tế Việt Nam với vài nước ở Đông Á, chủ yếu là Thái Lan, và đưa ra một cách tiếp cận vấn đề rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

    20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 1)

    28/05/2011GS. Đặng PhongLenin nói: Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
  • Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm tới

    25/01/2011Kim TháiToàn bộ sản phẩm của nền kinh tế tương lai của Việt Nam trong 2-3 năm tới lệ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế phương Tây, tức là phương Tây mới là thị trường của các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong 2-3 năm tới, nền kinh tế Việt Nam chưa nhìn thấy sự phát triển thoả mãn kỳ vọng của chúng ta về phát triển kinh tế...
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/11/2010Nguyễn Trần BạtNếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không? Đấy là một vấn đề cần phải được thảo luận rất nghiêm túc.
  • Nguồn nhân lực: “CON” thịnh, “NGƯỜI” suy

    15/11/2010Huỳnh Thế DuMôi trường hiện tại chưa khuyến khích được nhóm một mà lại tạo ra những người có các đặc điểm của nhóm thứ hai. Nói cách khác, phần CON đang được dung dưỡng chứ không phải phần NGƯỜI...
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 2)

    29/10/2010GS. Đặng Phong“Đất nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thì thời nào cũng có”. Nếu hào kiệt thời nào cũng có thì sự thịnh suy của quốc gia trong một chừng mực đáng kể là tùy thuộc vào việc đất nước có sử dụng tốt các bậc hào kiệt hay không...
  • Phát triển khu vực kinh tế nhà nước

    27/10/2010Nguyễn Trần BạtCác doanh nghiệp nhà nước từ lâu nay vẫn được coi là thành phần chủ đạo trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở Việt Nam và cả Trung Quốc, thực ra cái gọi là "vai trò chủ đạo" này chưa bao giờ có thực...
  • Sửa chữa lỗi sai và phát triển Hệ thống

    16/07/2009Nguyễn Tất ThịnhThế giới chứa đựng các Quy luật, Cuộc sống luôn vận động, trong đó diễn ra sự liên tục thay đổi. Bởi vậy, chúng ta luôn có vận hội. Vấn đề là đặt được ra rõ ràng, đúng đắn, dũng cảm và đầy hào hứng đối với bài toán phát triển của chính mình...
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • Giáo dục và sự phát triển văn hóa

    13/10/2008GS-TS Dương Thiệu TốngLại một năm học mới đã đến, trong cái không khí nao nức của buổi tựu trường, nơi trái tim mỗi nhà giáo dục, mỗi người dân vẫn còn những mối trăn trở về những bất cập của nền giáo dục nước nhà, Người Đô Thị xin giới thiệu một góc nhìn về giáo dục của cố GS, TS Dương Thiệu Tống như cách tưởng nhớ ông.
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Phát triển kinh tế và văn hóa

    10/05/2007Nguyễn Thế ĐăngTất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO...
  • Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực

    27/12/2006Phạm Thành NghịQuản lý nguồn nhân lực phụthuộc vào triết lý, cách nhìn nhận của người laođộng. Cách ứng xử, cách thức hành động phụ thuộc vào quan niệm, những thừa nhận, hệ thống giá trị được chia sẻ trong một nền văn hoá...
  • Giữ vững để tăng đà phát triển

    21/11/2006TS. Nguyễn Quang AQuá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập đó đang có đà mạnh mẽ. Giữ, duy trì, tăng cường cái đà lành mạnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Khi một quá trình đã lấy được đà theo một hướng nào đó thì cái đà ấy sẽ giúp khắc phục những cản trở và giữ cho quá trình đi tiếp theo hướng đó...
  • Về cơ chế đánh giá cá nhân trong sự phát triển con người

    26/09/2006Đoàn Đức HiếuViệc định hướng các chuẩn mực giá trị cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay được đặt ra như một tất yếu lịch sử với tinh thần đổi mới do con người và vìcon người.Chỉ có thể góp phần phát triển nguồn lực con người ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi chúng ta xây dựng được một cơ chế đánh giá cá nhân một cách đúng đắn, dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật lịch sử...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • xem toàn bộ