Nghịch lý của sự phát triển
Trong hành trình phát triển của Nhân loại, con người đã gặp phải bao nhiêu gian truân và đã cố gắng rất nhiều trong lịch sử của mình là phát hiện, tìm hiểu, ứng dụng các qui luật vào đời sống. Nhưng một trong những hậu quả lớn nhất đã mắc phải là con người đã làm sai, xâm phạm, thậm chí đi ngược các qui luật của Tự nhiên, vì thế đã gặp và phải đương đầu với các nghịch lý.
Nghịch lý là gì? là những điều dường như một khuynh hướng, như một tất yếu không mong muốn, như hậu quả nan giải mà con người gặp phải trong đời sống xã hội do trong một quá trình dài đã xâm phạm, đi ngược các qui luật của Tự nhiên, qui luật của phát triển, làm suy giảm chất lượng và tinh thần sống. Bởi vậy từng người nhiều khi thấy nghi ngờ, bế tắc, hay tuyệt vọng trong cộng đồng xã hội của mình
Nghịch lý là do:
- Không tìm thấy mẫu số chung hài hòa giữa bài toán phát triển ( Cá nhân với Xã hội / Hiện tại với Tương lai / Lợi ích nhỏ và Lợi ích tổng thể ). Mấu chốt là do tính Vị kỉ
- Làm các qui luật Tự nhiên không có môi trường cần thiết để tiếp tục diễn ra một cách bình thường
- Con người ngộ nhận về những năng lực phi thường của mình, có thể diễn giải bằng những từ ngữ về những cách mà họ đã từng : coi thường, bất chấp, chinh phục
Những Nghịch lý điển hình:
- Chúng ta giàu hơn về giá trị vật chất mà nghèo đi ghê gớm về giá trị sống
- Chúng ta buộc phải xã hội hóa mình hơn nhưng con người vị kỉ lại mạnh hơn bao giờ hết
- Chúng ta buộc phải hội nhập vào không gian sống rộng hơn nhưng làm mất cân bằng môi trường sinh thái ( thiên nhiên – xã hội ) nhiều hơn
- Chúng ta mạnh hơn để chinh phục mà kém đi về khả năng chung sống hài hòa
- Chúng ta được tự do hơn nhưng nhiều người lại kém tự trọng hơn
- Chúng ta có thêm nhiều trò giải trí từ bên ngoài mà ít đi những niềm vui từ trong mình
- Chúng ta làm việc giỏi hơn với máy móc, công nghệ mà kém đi khả năng chia sẻ, làm việc với con người
- Chúng ta thừa dinh dưỡng mà đang cạn kiệt năng lượng tinh thần
- Kiến thức đầy lên nhanh chóng, nhưng không còn nhiều lắm cảm xúc lãng mạn
- Thông tin nhiều hơn nhưng cách đọc tư duy lại nông hơn
- Dân trí cao hơn, làm Trí dân ‘duy lý’ hơn nhưng tình người khô cạn hơn
- Chúng ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn nhưng tự bớt đi nghĩa vụ của sự hiến dâng
- Khi nghèo ‘Của đi thay người’ nhưng khi giàu ‘Người đi thay của’
Hãy giảm bớt đi Nghịch lý :
- Giáo dục về tinh thần chung sống hài hòa với thiên nhiên – xã hội
- Bảo tồn, hun đúc những giá trị nhân văn được hình thành trong lịch sử
- Tạo môi trường sống lành mạnh, có Đạo lý để mỗi người có thể sống An hòa
Và nên ghi nhớ rằng: những gì mình Cần ít hơn nhiều những gì mình Muốn, những gì đang Cóquan trọng hơn nhiều những gì mình chưa Có. Hiện tại là Hạnh phúc, Tương lai là Thánh thoát.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015