Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
"/>Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
"/>

Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 1)

08:49 SA @ Thứ Bảy - 28 Tháng Năm, 2011
Xem thêm các bài về GS Đặng Phong:


Chặng đường 15 năm đầu của nền kinh tế Việt Nam, từ 1975 đến 1989 đã có khá đủ những nếm trải để thể nghiệm được những quy luật muôn thuở của mối quan hệ: Tư duy – Chính sách – Đời sống.


Nhìn ra thế giới, thấy nước nào cũng vậy, nhìn ngược về quá khứ lịch sử, thấy thời đại nào cũng vậy. Chính mối quan hệ này có ý nghĩa quyết định sự thành bại của một chế độ, sự nhanh chậm của những bước phát triển, sự mạnh yếu của những quốc gia…

Những tính quy luật đó rất nhiều, nwhng chung quy không ngoài mấy quy luật cơ bản sau đây:

1/ Tốc độ vận hành và quan trọng hơn nữa là sự hanh thông trong mối quan hệ này là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Một đất nước dù yếu kém, nhưng nếu sớm nhận ra những khiếm khuyết, những nguy cơ, sớm có những biện pháp để khắc phục, sớm phát hiện được những thời cơ, những tiềm năng, rồi lại có những chính sách và biện pháp để tận lực khai thác những tiềm năng đó… thì đất nước đó ắt tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.

Ở những quốc gia hay ở những thời kỳ mà sai lầm được nhận thức quá chậm, thường liên quan đến một nguyên nhân: tư duy đúng hoặc bị vùi dập, hoặc không được sớm chuyển hóa thành chính sách. Kết quả tất yếu là những chính sách sai chậm được sửa chữa. Nhất là khi quyền uy được dùng để che chắn cho những cái sai, thì những ách tắc thường dẫn một quốc gia tới tụt hậu.

Việt Nam ta, trong hơn 30 năm kể trên cũng đã trải nghiệm cả những điều hay, điều dở kể trên. Thí dụ, từ khi có quyết định tập thể hóa nông nghiệp và xây dựng các hợp tác xã (1958) cho tới khi có quyết định về chế độ khoán hộ và khôi phục kinh tế hộ gia đình nông dân (1988): mất 30 năm. Còn nếu kể từ khi sáng kiến khoán ở Vĩnh Phúc bị ngăn chặn (1968) cho tới khi cơ chế khoán được thừa nhận một cách đầy đủ với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), nền nông nghiệp và hàng chục triệu nông dân đã phải chờ đợi mất 20 năm.

Từ khi có quyết định xóa bỏ kinh doanh của tư nhân trong công thương nghiệp, cải tạo những nhà tư bản, biến họ thành những người lao động chân tay (1958) cho tới khi Nhà nước quyết định thừa nhận kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế đó phát triển (1987)… đã có 29 năm trôi qua. Trong 29 năm đó đã mất mát biết bao nhiêu những năng lực về con người, về vốn liếng, về kỹ thuật, về các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại…

Lại có những lúc tư duy sớm nhận biết được những vấn đề của thực tế và nhanh chóng chuyển thành chính sách, dũng cảm đưa nó vào cuộc sống, thì kinh tế chuyển biến rất nhanh. Thí dụ như những quyết định về khoán 100, về khoán 10, về 25-CP, nhất là Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, rồi sau đó là những quyết định nâng lãi suất tiết kiệm và tín dụng năm 1989, quyết định mở cửa, xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ… Tất cả đều dẫn đến những kết quả rất tích cực, rất hiệu nghiệm và rất nhanh chóng…

Từ ngày đổi mới đến nay, sự tăng trưởng cao của GDP, việc cải thiện đời sống nhân dân, sự dồi dào của xuất nhập khẩu, của nền tài chính quốc gia… cũng tùy thuộc vào việc giải quyết tốt những mối quan hệ kể trên.

Ngày nay ta có được một nước Việt Nam giàu đẹp, ổn định, có vị thế quốc tế… chính là nhờ vận dụng tốt mối quan hệ kể trên.

2/ Để có được một sự vận động kịp thời và nhanh chóng của chu trình kể trên, điều kiện tối quan trọng là những kênh truyền dẫn.

- Truyền dẫn những thông tin, truyền dẫn những ý tưởng và sớm chuyển nó thành đường lối, chính sách
- Truyền dẫn những đường lối, chính sách tới thực tiễn

Tất cả những thời kỳ mà sự vận động này bị chậm chạp đều là do những kênh truyền dẫn bị ách tắc.

Khi những vấn đề của thực tiễn không được phản ánh đầy đủ tới những bộ óc đang điều hành đất nước, thì sự ách tắc tất yếu xảy ra.

Có chính sách đúng, có chủ trương đúng… vẫn chưa đủ. Cần phải có những kênh truyền dẫn những chính sách và chủ trương đó tới đời sống kinh tế. Con đường truyền dẫn này được thiết kế bởi hàng loạt những biện pháp cụ thể như: Hệ thống luật pháp, những thiết chế về lợi ích và trách nhiệm, hệ thống giáo dục và đào tạo, những con người được xếp đặt đúng chỗ, hệ thống ra lệnh và phản hồi nhạy bén và hữu hiệu…

3/ Để tạo được những kênh truyền dẫn tối ưu, vấn đề tổ chức hệ thống là cực kỳ quan trọng.

Đã có lần Lenin nói rằng tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: Đó là những thiết chế của toàn bộ một xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những sự khích lệ thích đáng lẫn những sự răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa.

Những nước phát triển cao đều là những nước đã có những tổ chức hệ thống rất tốt.

Nhưng không có hệ thống nào là tốt muôn thuở. Một hệ thống tốt phải là một hệ thống có khả năng điều chỉnh cao. Tùy theo từng thời kỳ, tùy theo những điều kiện xã hội, văn hóa và tâm lý, tổ chức hệ thống cũng phải kịp thời thay đổi để thích ứng. Với cách thông tin bằng ngựa chạy trạm thì tổ chức hệ thống khác với thông tin bằng telephone. Với hệ thống truyền thông và lưu trữ dữ liệu bằng hệ thống tin học hiện đại thì mối quan hệ lại càng phải khác đi. Tính ưu việt của một hệ thống không chỉ là sự nhanh chậm của việc truyền dẫn các thông tin, mà còn là sự nhanh chậm trong việc vận dụng tối đa những khả năng khoa học kỹ thuật, để không ngừng tự hoàn thiện.

Có một thời kỳ Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã xây dựng một hệ thống quá cồng kềnh, chồng chéo, giẫm chân lên nhau. Cách tổ chức hệ thống như vậy là một trong những nguyên nhân làm cho các kênh truyền dẫn bị ách tắc, chậm chạp, làm cho hầu hết các nước XHCN đã bị tụt hậu.

Từ khi chúng ta có những cải cách về mặt tổ chức bộ máy, thì hệ thống vận hành tốt hơn. Điều đó không những góp phần đưa những tư duy của cả nước vào việc xây dựng đường lối, mà còn góp phần thẩm tra và phát hiện sớm những sai lầm, ách tắc, kể cả những vi phạm…

4/ Tất cả những yếu tổ kể trên đều lệ thuộc vào một yếu tố chính trị quan trọng là:Dân chủ. Thời nhà Trần, để đối diện với quân Nguyên – Mông đang hoành hành trên khắp thế giới, với Hội nghị Diên Hồng, toàn dân đã hạ quyết tâm “sát thát” thì những sức mạnh thần kỳ đã đưa đến chiến thắng vẻ vang. Thời nhà Lê, việc xóa bỏ chế độ đẳng cấp khép kín để cho toàn dân được tham gia các khoa thi, bất cứ ai thuộc thành phần nào có tài, có đức, thi đỗ đều được trực tiếp tham gia điều hành quốc sự. Chính vì thế, nhà Lê đã tạo ra một trong những thời đại thịnh trị nhất của lịch sử Việt Nam xưa.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đại đoàn kết toàn dân, trước nguy cơ xâm lược, toàn dân đã đứng lên kháng chiến, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo, nam nữ, già trẻ. Một lần nữa sức mạnh của toàn dân đã đánh thắng kẻ thù.

Ngược lại, không phải đã không có những lúc chủ nghĩa thành phần, sự kỳ thị giai cấp, tính biệt phái trong hệ thống chính trị… đã làm cho sức mạnh của dân tộc suy yếu.

Dân chủ đồng thời cũng còn có nghĩa là tính công khai và minh bạch về chính trị trong toàn xã hội. Khẩu hiệu Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra… chính là thể hiện tính dân chủ của một xã hội văn minh. Khi người dân không biết Nhà nước làm gì, không được bàn bạc những việc quốc sự, thì như thế là đã đánh mất đi một nguồn lực quan trọng của trí tuệ và thông tin. Sự chậm trễ, ách tắc và tụt hậu cũng từ đó mà ra.

Định nghĩa khái niệm dân chủ và cách ứng xử đối với nó cũng là vấn đề mà trước đây và hiện nay vẫn còn những cách nhìn khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một cách định nghĩa dân chủ rất đơn giản và ngắn gọn: “Các chú diễn giảng hai chữ dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thực ra có nghĩa là: để cho dân được mở miệng. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?” 1

Đã có một thời kỳ nhiều người tranh luận về khái niệm lấy dân làm gốc, cho rằng dùng chữ “lấy” là có ý chủ quan, như là sự ban phát, dùng hay không dùng một vật gì đó, mà cái được “lấy” ở đây chính là “dân”. Không bàn về chữ nghĩa, mà nói về ý nghĩa thôi, thì phải thừa nhận rằng trong khái niệm dân chủ, nội hàm quan trọng nhất chính là dân. Đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có một sức sống mãnh liệt, dồi dào tính năng động tự thân, khả năng thích nghi, khả năng đề kháng, khả năng chịu đựng, khả năng phản ứng linh hoạt đối với tất cả ngoại cảnh, trong đó có những chính sách.

Lịch sử đã cho thấy rằng nhân dân Việt Nam có thể xả thân và ủng hộ hết lòng, đem cả của cải, sự nghiệp, thân xác, gia đình để ủng hộ một chính sách, một chủ trương, khi thấy nó là của mình, vì mình.

Khi một chính sách không hợp với lòng dân thì người dân có những biện pháp thiên biến vạn hóa để ứng xử. Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, chính dân đã nghĩ ra trăm phương ngàn kế để đối phó với những chính sách phản dân hại nước của kẻ xâm lược và chính quyền tay sai. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, khi có những chính sách sai lầm, mà dân không được góp ý hoặc góp ý mà chưa sửa, thì dân cũng có trăm phương ngàn kế để “chấp hành”. Chính những phản ứng đó làm cho những chính sách sai lầm không phát huy được tác hại quá đáng, mà bị vô hiệu hóa một phần, từ chỗ vô hiệu hóa đến chỗ phải sửa đổi. Trong sự sửa đổi này, cũng chính những người dân đã có những đóng góp vô hình bằng những phản ứng như làm chui, như phá rào, như chấp hành theo kiểu “kính nhi viễn chi”…

Như vậy dân chủ là một thực thể chính trị của mọi xã hội. Nó không phải là cái để đem cho, đem ban phát, nó không giống như những tờ tem phiếu mà có thể cắt từng ô từng ô, cắt bao nhiêu, lúc nào… Nó nằm trong đời sống xã hội, nó có sức mạnh và tác dụng đương nhiên. Cũng như ánh sáng mặt trời, như gió… nếu biết khai thác nó, tận dụng nó thì có thể tạo ra những năng lượng hữu ích, hạn chế được những tác dụng tai hại của nó…

5/ Sự thịnh suy của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt lànhững người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia, không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại.

Người lãnh đạo tốt không chỉ là một người giỏi về mọi mặt. Không phải nhà lãnh đạo tốt nào cũng là toàn tài. Điều chính yếu là thấy được vấn đề, biết dùng được nhân tài, biết tránh được những kẻ gian thần. Lê Lợi là như vậy. Quang Trung là như vậy. Hồ Chí Minh là như vậy.

Ngược lại, nếu người lãnh đạo không những thiếu kiến thức, mà lại tự cho mình hiểu biết tất cả, tự mình suy nghĩ và quyết định tất cả, thì lúc ấy đất nước có thể sa vào thảm họa. Lịch sử không thiếu gì những tấm gương tày liếp về mặt này.

Thời kỳ đổi mới là một bài học sáng giá cho chúng ta: Những người lãnh đạo đã thực sự bức xúc trước những khó khăn kinh tế, tập hợp những nhân tài, lắng nghe mọi nguồn thông tin, thấu cảm tâm tư của mọi giai tầng xã hội, trăn trở với những giải pháp, kiên trì đấu tranh để thuyết phục tập thể lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời… Ở những cấp thấp hơn, những người lãnh đạo địa phương với tinh thần trách nhiệm cao, với dũng khí của người cách mạng, với trách nhiệm trước Đảng, trước dân, đã mạnh dạn đột phá, mở ra những hướng đi. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam gắn liền với những tên tuổi rất đáng được tôn vinh. Không có những con người đó, có lẽ khó có được sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.


1- Trích theo Tố Hữu trongNhớ lại một thời. Hồi ký, NXB Hội nhà văn, 2000, tr. 280

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Chuyện con ve và đàn kiến

    06/10/2019Alan Phan*Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....
  • Công việc của chính trị

    23/10/2017Hoàng Hồng MinhĐi một vòng thế giới, bạn sẽ thấy ra rằng người nước Pháp là những nhà vô địch về sử dụng thẻ trả tiền. Vào siêu thị, qua cửa trả vé đường cao tốc, thanh toán tiền đỗ xe… việc trả tiền tự động bằng thẻ trở thành đại trà. Có khi chỉ để trả mấy chục xu.
  • Nhìn thẳng

    13/10/2015Nguyễn Trần BạtTôi thấy những nghiên cứu về giới doanh nhân Việt Nam, xét về mặt khoa học, còn chưa rõ ràng và chưa nhất quán. Ví dụ, hiện nay, xã hội chưa nhất trí rằng các giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng là doanh nhân khi định nghĩa doanh nhân là người bỏ tiền ra để kinh doanh và mục tiêu là vì lợi nhuận...
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

    31/08/2014“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945. Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng”...
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Không thể ngập ngừng, do dự giải phóng tư duy

    16/10/2010Trần Đình Bút
    1. Bản thân Mác đã phải dùng đến chữ “nổi loạn chống lại cái cũ”, còn Lênin nói “phải thay đổi căn bản”. Hồ Chí Minh đã đề cập đến “xem xét lại”...
  • Việt Nam – Một tương lai có thể dự báo

    09/10/2010Nguyễn Trần BạtXã hội của chúng ta trộn lẫn những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính
    trị, giữa chính trị với xã hội, giữa xã hội với lịch sử... Do đó, sự dự
    báo có thể rất chủ quan nhưng các dự báo tự do mang tính chủ quan đó
    nếu nằm bên cạnh nhau sẽ tạo ra được khuynh hướng và quyết định tương
    lai của đất nước trong các khía cạnh cụ thể...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Chưa thấy hơi thở cuộc sống trong dự thảo văn kiện

    08/10/2010Lê NhungGóp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an nói, văn kiện đang vắng bóng hơi thở cuộc sống...
  • xem toàn bộ