Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

09:44 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Bảy, 2007

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học.

Chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc

Trong bài phát biểu trước Quốc Hội mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, giáo dục là hòn đá tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia và công bằng giáo dục là sự công bằng xã hội quan trọng nhất trong tình hình hiện nay. Trên tinh thần đó, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành ngay việc miễn phí giáo dục phổ cập trên phạm vi toàn quốc, giúp hơn 150 triệu gia đình ở nông thôn có con em theo học Tiểu học và Trung học giảm bớt gánh nặng về kinh tế, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ sinh hoạt phí, tiền sách vở đối với những gia đình nghèo. Để làm được việc này, không chỉ cần hoàn thiện cơ chế bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập theo hướng ngày càng nâng cao, mà còn cần có ngay một khoản chi cho giáo dục trong năm 2007vào khoảng 223, 5 tỉ nhân dân tệ, tăng 39,5 tỉ so với năm 2006.Chính phủ TrungQuốc nhận thấy, có giải quyết tốt vấn đề đó mới có thể bảo đảm cho mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều có thể được tới trường.

Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng phát triển sâu rộng, toàn diện mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề tới tất cả các làng, xã trong toàn quốc, đi sâu cải cách cơ chế quản lý giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở của sự hợp tác giữa Nhà nước, nhà trường, xã hội và gia đình. Chính phủ Trung Quốc còn chủ trương đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục, lấy chất lượng làm trung tâm, nâng cao trình độ, chất lượng giáo dục ở bậc Cao đẳng, Đại học và nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài cho đất nước, khuyến khích mô hình phát triển giáo dục theo xu hướng xã hội hóa, nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho công tác giáo dục.

Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

Hiện nay, xét về quy mô, phương thức, tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, theo đánh giá chung của các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới, Anh, Mỹ và Úc được coi là các nước có nền giáo dục phát triển nhất. Quá trình giáo dục được tính từ lứa tuổi mầm non và kết thúc ở bậc Đại học, tức là trong độ tuổi từ 3 đến 22.Hầu hết trẻ em ở Anh, Mỹ và Úc trong độ tuổi đi học đều được đến trường và được thừa hưởng một nền giáo dục khoa học, có bài bản, đầy đủ các điều kiện học tập và một đội ngũ giáo viên có trình độ học vấn tốt, phương pháp sư phạm tiên tiến, tính chuyên nghiệp cao trong thực thi công việc.

Vấn đề phổ cập giáo dục ở các nước nói trên đã được hoàn tất nên người ta không mấy bận tâm. Cái cần quan tâm nhất với họ chính là chất lượng đầu ra (được tính từ sau khi tốt nghiệp Đại học) của sản phẩm giáo dục. Nếu chất lượng đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định đến uy tín thương hiệu của mỗi trường, thì thị trường sử dụng nguồn nhân lực là khâu kiềm nghiệm cuối cùng chất lượng sản phẩm đó. Một sinh viên tốt nghiệp từ loại trung bình khá trở lên ở Trường Đại học Havớt (Mỹ) hay Trường Đại học Ôx-pho (Anh) là có đủ tư cách và cơ hội tìm kiếm việc làm ở bất cứ nơi đâu trên phạm vi toàn cầu.

Sinh viên - “khách hàng” đặc biệt

Hiện nay, ngay cả ở các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng đang có những biến đổi mạnh mẽ trước sức ép của xu hướng toàn cầu hóa. Nếu trước đây, rất ít người hoạt động trong ngành giáo dục nghĩ đến khái niệm "khách hàng" và lại càng ít bàn đến chuyện “lợi nhuận" mang lại từ chính nghề mà họ đang làm, thì bây giờ đã khác. Bước vào nhũng năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ bao giờ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, vào những năm đầu của thế kỷ này, thế giới có khoảng 2 triệu Sinh viên Đại học đã và đang du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 2% của 100 triệu Sinh viên trên toàn thế giới. Theo tổ chức này kể từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, "thị trường giáo dục Đại học" liên tục tăng trưởng, khoảng 7% mỗi năm. Chỉ riêng mức thu học phí thường niên đối với sinh viên nước ngoài, đã lên tới khoảng 30 tỉ USD. Ở Úc, mức thu học phí hàng năm từ sinh viênquốc tế du học tại đây đạt tới 6 tỉ AUD (đôla Úc) .

Xem sinh viên như một loại "khách hàng" là một ý tưởng hoàn toàn mới và mang tính đột phá trên phạm vi toàn cầu. TạiChâuÂu và các nước phát triển khác, từ nhiều năm trước đây, khách hàng trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là Nhà nước. Họ muốn rằng, nguồn nhân lực của quốc gia mình phải được giáo dục trong môi trường tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thế nhưng, phần lớn Sinh viên hiện nay lại đang tìm kiếm cho mình một lựa chọn tốt nhất theo hướng: thời gian, tiền bạc, sức lực bỏ ra sẽ đem lại cho họ lợi ích gì, giống như bà nội trợ khi ra chợ chọn loại thức ăn gì vừa hợp khẩu vị, vừa giàu chất dinh dưỡng, lại vừa hợp với túi tiền.

Tính đến thời điểm này, có khoảng gần 115.000 Sinh viên từ các nước Châu Âu học tập tại Anh. Thế nhưng, tại đây lượng Sinh viên tăng nhanh nhất không phải đến từ Châu Âu mà là TrungQuốc. Vớitốc độ tăng khoảng 50%/năm, kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, đến nay đã có gần 40.000 Sinh viên Trung Quốc tính toán rằng, con số này có thể gấp đôi vào năm 2010. Nhiều sinh viên TrungQuốc muốn đến Anh học tập là do hệ thống giáo dục Đại học của TrungQuốc tuy phát triển nhanh, nhưng chất lượng chưa cao, mà chất lượng chính là cái họ cần hơn cả.

Vươn tới thị trường toàn cầu

Khách hàng bao giờ cũng gắn với thị trường. Một khi coi Sinh viên như khách hàng, cũng có nghĩa là có nhiều thị trường giáo dục khác nhau để khách hàng lựa chọn. Trong quá trình lựa chọn thị trường, ắt sẽ nảy sinh ra những xu hướng cạnh tranh. Mặt khác, bản thân các trường Đại học cũng muốn tạo một thị trường của riêng mình với không khí "toàn cầu hóa", mà những du học sinh mang đến khu học xá của trường. Sinh viên của trường càng giỏi, danh tiếng của trường càng vươn xa, bay cao và nhờ đó, trường càng có cơ hội thu hút nhiều Sinh viên giỏi đến học. Đến đây, bài toán về hiệu quả kinh tế là hệ quả tất yếu và tỷ lệ thuận với khả năng thu hút Sinh viên của mối trường. Ngay cả Ôx-pho, trường Đại học lâu đời nhất của Anh, cũng đang có kế hoạch đẩy nhanh việc tiếp thị hình ảnh của mình ra nước ngoài, mặc dù điều này chưa có tiền lệ bao giờ. Như vậy, câu tuyên bố trước đây "Chúng tôi chờ đợi sinh viên nước ngoài tìm đến chúng tôi" của ông Dôn Hút, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ôx-pho, xem ra không còn mất hợp thời nữa.

Công nghệ xuất khẩu giáo dục

Thực tế cho thấy, nhiều điều mà sinh viên (khách hàng) mong muốn, nhưng có khi các các trường (thị trường) lại chưa đáp ứng được, và các trường cần tìm đến sinh viên xem ra có vẻ hợp lý hơn. Do vậy, các trường Đại học ở Anh đang cạnh tranh nhau để thích ứng mọi nhu cầu của Sinh viên đến từ các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau. Các trường Đại học của Mỹ, Anh và úc ngày càng mở nhiều cơ sở tại nhiều nước như: Malaixia, TrungQuốc và khối các nước Ảrập, với hy vọng sẽ đào tạo nhiều sinh viên nước ngoài với giá rẻ hơn.

Trước đây, trong một khóa học, người giáo viên chỉ giảng dạy và kiểm tra kiến thức sinh viên của mình. Nếu sinh viên muốn có bằng của một trường Đại học danh tiếng nào đấy, bắt buộc họ phải đến trường đó theo học. Hiện nay một trường Đại học có thể dạy và kiểm tra một lượng sinh viên nhiều hơn gấp nhiều lần số người mà họ thực sự dạy. Họ có thể kinh doanh cùng lúcở nhiều nơi, bằng cách cấp giấy phép cho người khác giảng dạy, dựa trên danh tiếng về chất lượng giảng dạy của trường. Nhiều trường Đại học có thể giảng dạy cho gần một nửa số sinh viên của mình, thông qua các đối tác tin cậy tại nhiều quốc gia trên thế giới, miễn sao họ kiểm soát được chương trình, tiêu chuẩn giảng dạy và cấp bằng cho sinh viên ở những nơi đó một cách hợp pháp, mặc dù việc giảng dạy ở các quốc gia này không phải do các giáo sư danh tiếng của họ trực tiếp tiến hành.

Rõ ràng, xu hướng toàn cầu hóa không chỉ diễn ra một cách mau lẹ ở khu vục kinh tế và thương mại, mà còn diễn ra ở cả lĩnh vực giáo dục - ngành mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội lớn lao. Tuy nhiên, lợi nhuận được tạo nên từ phát triển giáo dục phụ thuộc đáng kề vào những ai biết nắm bắt cơ hội do khách quan mang lại và biết biến cơ hội ấy thành lợi thếcạnh tranh của riêng mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ

    29/06/2015Ngô Tự LậpMột người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó...
  • Tự chủ - chìa khóa cất cánh cho giáo dục

    11/04/2014Nguyễn Trần BạtSự bất cập của nguồn nhân lực bắt đầu bằng sự bất cập của ngành giáo dục. Sự bất cập của giáo dục chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và chính trị. Vậy cải cách nền giáo dục thế nào? Bắt đầu từ đâu? Đâu là mục tiêu của cuộc cải cách?
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Giáo dục thiếu niên thời @

    09/07/2007Lê Thanh PhongHọc sinh, sinh viên hiện nay tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại có thể kết nối với thế giới thông qua công cụ Internet. Tuy nhiên, thế hệ @ này đang bị chấn thương về đạo đức, căn bệnh nguy hiểm này cần được trị liệu bằng một môi trường giáo dục lành mạnh từ gia đình, sau đó là học đường và xã hội.
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • Bill Gates: "Công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến giáo dục!"

    04/02/2007Đỗ Dương (Theo CNET)"Công nghệ sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn trường học của công chúng trong tương lai!" Đó là phát biểu của chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo chính phủ châu Âu - Microsoft 2007 tại Scotland hôm 31/1...
  • Khoa học giáo dục so sánh

    18/11/2006Ngô Văn KhởiẤy vậy mà trong nghiên cứu giáo dục của những nước tiên tiến người ta dạy gì, học gì, dạy và học như thế nào không phải là vấn đề quá khó và không có tiền lệ, nhưng hình như không thể thực hiện...
  • Mục tiêu giáo dục: Thành nhân trước khi thành tài!

    30/09/2006Trần Sĩ ChươngNhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của toàn xã hội. Tân Bộ trương Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích của Bộ giáo dục...
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Công nghệ sẽ biến đổi giáo dục

    14/09/2006Nguyễn Tuyết MaiCông nghệ sẽ biến đổi giáo dục” là nội dung một nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia về kinh tế và giáo dục Bộ Thương mại Mỹ thực hiện nhằm giúp các nhà tuyển dụng hình dung được những tác động của các công nghệ mới tới công tác giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch cần thiết...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Cần nhắc lại mục tiêu của giáo dục

    09/07/2005Chân LuậnGiáo dục (GD) cần phải tạo ra những con người biết sống có nhân bản và làm việc có hiệu quả. Chân lý ấy tưởng chừng như xuyên suốt, nhưng mỗi thời, nó lại được vận dụng theo những định hướng khác nhau. Và phải chăng, chúng ta đang vận dụng lệch?
  • Sự thất bại của giáo dục rập khuôn kiểu Mỹ

    07/07/2005Phan Hùng, Cát Yên dịchNhững trường công lập ở nước ta còn là gì ngoài một công cụ của nhà nước? Học sinh không được dạy cách suy nghĩ mang tính phê phán để tự giúp họ như những công dân của một xã hội tự do trong suốt cuộc đời. Giáo dục rập khuôn chú trọng vào học thuộc lòng và thành tích thi cử. Trường học không khuyến khích tư duy hay hành động độc lập mà dạy sự tuân theo và phục tùng đám đông.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Đừng lãng phí trong đào tạo

    02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • xem toàn bộ