Về cơ chế đánh giá cá nhân trong sự phát triển con người

12:33 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Chín, 2006

Việc định hướng các chuẩn mực giá trị cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay được đặt ra như một tất yếu lịch sử với tinh thần đổi mới do con người và vìcon người, dưới ánh sáng Hội nghị TWII và Nghị quyết TWIII của Đảng cộng sản Việt Nam.Chỉ có thể góp phần phát triển nguồn lực con người ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi chúng ta xây dựng được một cơ chế đánh giá cá nhân một cách đúng đắn, dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật lịch sử mácxít.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng khẳng định: "Phải có quan điểm và phương pháp đánh giá sử dụng cán bộ một cách công tâm, khách quan, khoa học. Xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa đức và tài, giữa giai cấp và dân tộc, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và đãi ngộ, giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, giữa năng lực thực tế và bằng cấp, giữa đào tạo ở nhà trường và rèn luyện trong thực tiễn trong phong trào cách mạng của nhân dân”.

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, các cá nhân được xác định với những chuẩn mực giá trị khác nhau. Những chuẩn mực giá trị đó vận động và biến đổi theo điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu phạt triển của quan hệ cá nhân - cộng đồng và trên cơ sở trình độ nhận thức chung của xã hội và con người. Vì vậy, trong giai đoạn lịch sử này, những giá trị nào đó là chuẩn mực chân chính, đích thực, nhưng trong giai đoạn lịch sứ khác, chúng có thể không là chuẩn mực mà con người hướng tới. Biện chứng của sự phát triển là khẳng định những chuẩn mực giá trị phù hợp và phủ định những giá trị đã lỗi thời, thông qua quá trình lựa chọn, sàng lọc, tiếp nhận, kế thừa một cách đúng đắn.

Trong lịch sử Việt Nam có sự giao thoa của các giáo lý Nho, Phật, Lão. Nhưng, trong các giáo lý đó, Nho giáo là giáo lý đặc biệt sâu sắc nhất là triết lý nhân sinh của nó. Triết lý nhân sinh của Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến nhân cách cá nhân. Đó là những con người, thông qua cửa Khổng, sân Trình, tiếp thunhững lý thuyết cơ bản để trở thành Nho gia, với nhiều nghề khác nhau: làm quan, làm thuốc, thầy địa lý, thầy dạy học... Nho giáo đã xác định những chuẩn mực sống chặt chẽ từ lao động đến giao tiếp, từ gia đình, xã hội đến phẩm cách cá nhân. Con người tiếp thu các giáo lý, các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức để điều tiết hành vi của mình trong các quan hệ gia đình, làng xóm, cộng đồng, xã hội không phải với tư cách như một cá nhân để hình thành nhân cách, mà chủ yếu là để duy trì trật tự phong kiến. Con người buộc phải đánh mất bản thân mình để tuân thủ các trật tự phong kiến, nhằm làm tròn chức phận và danh vị của mình.

Các tôn giáo lớn nhất như Phật giáo, Kitô giáo một mặt có yếu tố tích cực như hướng con người vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mặt khác lại có những yếu tố tiêu cực đưa con người vào sự ru ngủ, mơ mộng về một thế giới tốt đẹp siêu trần gian, hạn chế năng lực hành động thực tiễn của con người, làm cho con người tự đánh mất khả năng làm chủ bản thân và cuộc sống của mình.

Trong một thời gian dài, cơ chế bao cấp trong kinh tế dẫn đến một xu thế chung là các giá trị cá nhân không được coi trọng. Mọi quan hệ cá nhân dường như bị hoà tan vào tập thể.Vì vậy về mặt nhận thức, vai trò cá nhân không được xem là yếu tố bản chất trong quá trình phát triển nhân tố con người. Hệ quả tất yếu là chúng ta không có định hướng giá trị để đánh giá cá nhân đúng như thực chất tồn tại của nó trong quan hệ đối với tập thể và cộng đồng xã hội. Bước chuyển lịch sử từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự biến đổi lớn lao trong xã hội Việt Nam. Nền kinh tế thị trường làm thay đổi đời sống hiện thực, biến đổi xã hội ta từ một xã hội bình quân trì trệ, từng bước trở thành một xã hội hoạt động năng động, sáng tạo. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở làm biến đổi hiện thực xã hội, làm biến động và thay đổi các thang bậc giá trị, dẫn đến những phương pháp, những kết quả khác nhau trong việc đánh giá cá nhân.

Trên cơ sở tiếp cận về mặt quan điểm và phương pháp duy vật lịch sử mácxít, cần thiết phải đặt cá nhân trong các mối quan hệ sau đây.

Trước hết, cần khẳng định con người là yếu tố quyết định mọi quá trình pháttriển của lịch sử xã hội loài người. Trong lịch sử, vai trò của con người đối với sự phát triển văn hoá, văn minh nhân loại đã được C.Mác và F.Engen khẳng định: "Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức". Như vậy, con người là chủ thể của hoạt động lịch sử, hoạt động lao động sản xuất, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thông qua thực tiễn, con người trở thành nhân cách, thành chủ thể lịch sử, chủ thể sáng tạo. Trong quá trình sáng tạo ra lịch sử xã hội, con người đồng thời cũng sáng tạo ra chính bản thân mình. Như vậy, hoạt động thực tiễn là cách màcon người khẳng định vị trí bản thân, khẳng định trí tuệ, tính chủ thể của yếu tố người trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử. Vì vậy, con người được coi là giá trị cao nhất của mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị. Cho nên, trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, cùng với cuộc cách mạng công nghệ, cách mạng tin học, cách mạng sinh học... con người lại càng không thể quên rằng giá trị nhân văn là giá trị có ý nghĩa nhân bản cao nhất trong thời đại văn minh hiện nay. Từ tinh thần nhân văn đó, chúng ta càng khẳng định: con người Việt Nam là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn để này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nó thể hiện điều kiện, nhu cầu và xu thế tất yếu của vai trò con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.

Phát triển xã hội để nâng cao tầm vóc con người đang đòi hỏi việc xem xét, đánh giá cá nhân phải dựa trên cơ sở khách quan, khoa học, không định kiến, giáo điều. Chỉ có như vậy mới bảo đảm cho cá nhân phát triển tự do và toàn diện, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, không rơi vào chủ nghĩa cá nhân tự do cực đoan.

Chính vì thế, điều rất có ý nghĩa là cần quán triệt quan điểm dân chủ hoá và tôn trọng quyền con người trong trong chiến lược con người của Đảng ta. Nhân quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất hữu cơ, trong đó, quyền con người không chỉ được quy định bởiluật pháp, bởiđiều kiện kinh tế mà còn được quy định bởinền dân chủ trong xã hội. Vấn đề đó đòi hỏi phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc, quyền lợi cá nhân thường phải phục tùng quyền lợi tập thể và quyền lợi tối cao của cả dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước nhằm thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã có bước chuyển về mặt nhận thức khi giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Quyền lợi cá nhân là mắt khâu tất yếu, là cơ sở của hệ thống tương tác biện chứng giữa cá nhân và xã hội, giữa mỗi con người và cả cộng đồng. Nó không hể mâu thuẫn, mà trái lại, là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, nhất là trong cơ chế thị trường. Khẳng định quyền con người là khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với mọi quá trình kinh tế - xã hội. Đó là quyền tham gia vào mọi hoạt động sáng tạo xã hội, quyền sở hữu và mưu cầu hạnh phúc cho mỗi cá nhân, quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tạo nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động của con người... Nền dân chủ mới - dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự tôn trọng quyền con người được thể hiện trong chiến lược kinh tế - xã hội, trong các chế độ, chính sách, nhằm nâng cao mức sống, phúc lợi xã hội và tạo điều kiện để phát triển chất lượng con người.

Cá nhân là một thực thể xã hội sống và hoạt động trong các điều kiện lịch sử - xã hội xác định, trên cơ sở ràng buộc chặt chẽ của pháp luật Nhà nước. Bởi vậy, đánh giá chuẩn mực hành vi của cá nhân không phải đưa vào trí tưởng tượng chủ quan, vàođịnh kiến và sự áp đặt, mà phải dựa vào sự quy định của luật pháp - cái phản ánh một cách khách quan lợi ích của mỗi thành viên và của toàn xã hội. Ở đây, mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước và xã hội được thể chế hoá và được ghi nhận thành các quyền và các nghĩa vụ pháp lý. Hệ thống các quyền và nghĩa vụ ấy do hệ thống pháp luật, Hiến pháp, các đạo luật các bộ luật, và các quy phạm pháp luật dưới luật quy định. Các quy phạm đó có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn. nhau, tạo điều kiện cho nhau thực hiện. Hệ thống quy phạm pháp luật đó thể hiện địa vị làm chủ của nhân dân trong dời sống xã hội, thểchế hoá các quyền tự do, dân chủcủa mỗi con người trong đời sống cộng đồng và đối với Nhà nước, nhằm phát huy vai trò chủ thể của mỗi cá nhân.

Mặt khác, những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân phải mang tính chất tiên tiến. Với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, các quyền của mỗi cá nhân cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng mở rộng và hoàn chỉnh, tiến tới những bậc thang cao hơn về quyền con người. Điều đó thể hiện sự tiếp thu, hoà nhập những giá trị văn minh của nhân loại về nhân quyền - những giá trị phù hợp và đặc điểm truyền thống dân tộc Việt Nam.

Để thể hiện tinh thần khách quan, khoa học khi xem xét cá nhân, mọi quy định của pháp luật cần đầy đủ, chính xác, rõ ràng, tạo điều kiện cho mỗi con người hành động một cách đúng đắn, phù hợp với pháp luật. Như vậy, pháp luật đóng vai trò hướng dẫn, điều chỉnh và ràng buộc hành vi cá nhân trong mọi quan hệ tất yếu của nó.

Tuy nhiên, sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với đòi hỏi của pháp luật là cả một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan và khách quan. Do đó, cần giáo dục tinh thần công dân, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ, giáo dục văn hoá pháp luật, để mỗi người có thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời, cần tạo ra bước chuyển về một nhận thức trong đánh giá hành vi cá nhân. Mỗi cá nhân được phép hành động những gì mà pháp luật không ngăn cấm, thực hiện lợi ích cá nhân không gây tổn hại tới lợi ích cá nhân khác và toàn xã hội. Điều đó tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm cho mỗi cá nhân hành động một cách tự giác, không sợ rơi vào sai lầm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chúng ta cần xác lập những định hướng giá trị mới, tạo ra phong cách ứng xử và phương pháp cá nhân theo các chuẩn mực giá trị được xác lập. Xây dựng cơ chế đánh giá cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn khách quan, cụ thể, khoa học, để không rơi vào sự tuỳ tiện, định kiến, chủ quan. Cần làm cho mọi người chuyển từ nhận thức chính trị trừu tượng và hình thức sang những năng lực hành động cụ thể, bản chất trong mọi lĩnh vực của chuyên môn và đời sống một cách hữu ích và thiết thực. Thực hiện được quá trình đó sẽ nâng cao địa vị xã hội của mỗi cá nhân với tính cách là tổng thể của các chức năng xã hội của cá nhân, nâng cao sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân và sự tự đánh giá của cá nhân trong mọi quan hệ xã hội. Và khi đó mỗi cá nhân sẽ tự khẳng định mình - một chủ thể tự do khi nhận thức được cái tất yếu về phương diện cá tính và sáng tạo, để nhận thức và hành động.

Vì vậy có thể thấy rằng, cơ chế đánh giá cá nhân một cách khách quan, khoa học, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện, hài hoà trong đời sống cộng đồng là một hệ thống biện chứng. Hệ thống đó dựa trên cơ sở luật pháp tiến bộ của Nhà nước Việt Nam và những vấn đề mang tính nhân loại, đề hình thành văn hoá pháp lý của mỗi cá nhân với sự thống nhất giữa tri thức, tình cảm và hành vi của con người đối vớipháp luật. Nó được thể hiên trong quan điểm về Nhà nước pháp quyền của Đảng ta nhằm mục đích phát triển con người: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quần lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Đổi mới quan niệm và phương pháp đánh giá... khắc phục cách làm đơn giản, thành kiến, thiếu công tâm, dân chủ hình thức. Xây dựng quy chế tuyển chợn cán bộ, tuyển chọn nhân tài".

Trên tất cả những vấn đề đó, suy cho cùng, cơ chế đánh giá cá nhân là sự thống nhất giữa luật pháp và đạo đức, giữa những yêu cầu bắt buộc và sự nhận thức tự giác, để cá nhân phát triển theo những định hướng giá trị cốt lõi, phù hợp với yêu cầu đề ra trong sự phát triển xã hội hiện nay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • xem toàn bộ