Con người đang phát triển "ngược"
Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó.
Hồi còn đi học, mỗi khi đến sinh nhật, tôi thường được tặng những cánh thiệp xinh xinh. Còn bây giờ, đến sinh nhật, chuông reo, mở tin nhắn trong điện thoại, lời chúc năm nay cũng như năm trước
1. Cô bạn tôi là giảng viên một trường cao đẳng có lần kể: “Lãnh đạo phân công tôi làm việc cùng với một giảng viên trẻ nhưng cả hai hầu như chưa có dịp nào được trò chuyện. Hôm nào có giờ, cô ấy vào trường gật đầu chào mọi người, nếu không lên lớp thì cô ngồi rịt ở máy tính, không nói gì với ai cả, chỉ nghe những ngón tay gõ xuống bàn phím rào rào. Muốn trao đổi cũng ngại quá! Tình cờ một lần, tôi đang online thì cổ gửi tin nhắn: “Hôm nay L. có mấy tiết?”, thế là tôi biết chỉ có thể “trò chuyện” với cô bằng cách... chat”.
Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó. Đọc báo, nghe nhạc, xem phim, tìm kiếm thông tin là phổ biến. Internet cũng là phương tiện để mọi người trao đổi thông tin, giao tiếp với nhau qua các công cụ như chat, gửi thư điện tử, thậm chí qua các trò chơi trực tuyến. Rõ ràng phương thức giao tiếp truyền thống đã thay đổi, có hình thức đã mờ nhạt nhiều (như gửi thư tay).
2. Vài năm trước, người ta đã nói nhiều đến “thế hệ ngón tay cái”, “hội chứng ngón tay cái”... để chỉ một thế hệ xem việc sử dụng điện thoại di động cần thiết và bình thường như việc ăn uống, hay những “tật” liên quan đến việc sử dụng ngón tay này quá nhiều... Nếu ngày xưa, muốn ngỏ lời yêu với cô bạn ở nơi xa một cách cầu kỳ, lãng mạn thì có thể gửi cánh hoa hồng ép khô cùng bức thư qua đường bưu điện thì ngày nay chỉ cần vài thao tác, một bông hồng xinh xắn sẽ được chuyển đến “đối tác” trong tích tắc, cước điện thoại đôi khi còn rẻ hơn tiền dán tem...
Hồi còn đi học, mỗi khi đến sinh nhật, tôi thường được tặng những cánh thiệp xinh xinh, có hình ảnh, hoa văn đẹp mắt, có khi được chính người bạn thiết kế theo đúng “gu” của tôi. Những cánh thiệp đó tôi luôn cất kỹ, lâu lâu mở ra xem, một thời tuổi trẻ với bao nhiêu kỷ niệm đẹp bỗng ùa về. Còn bây giờ, đến sinh nhật, “tính tinh tình tình tinh”, mở tin nhắn trong điện thoại, lời chúc năm nào cũng như nhau, chắc của tôi cũng như của người khác! “Đồng phục”, “cào bằng”! Hay mở mail, thể nào cũng có vài cái e-card được gửi tới, có hình, có nhạc nhưng tay tôi chẳng sờ tới, đôi khi muốn áp vào ngực cũng chẳng được!
3. Con người đã “đi ngược” không ít điều. Ngày xưa nghèo khó phải ở nhà tranh, nhà lá, tiến dần đến nhà ngói, nhà tôn, nhà mái bằng... Bây giờ nhiều người chọn nhà lá theo kiểu truyền thống cho mát, cho... sành điệu. Cách đây trên dưới 20 năm, những chiếc mobylette thường dành cho những người có tuổi hay những người chưa đủ tiền mua được xe cub đèn vuông thì bây giờ ai chạy những chiếc xe cổ điển này cũng là sành điệu.
Trong giao tiếp, cũng có một sự “đi ngược”. Khi ngôn ngữ con người chưa phát triển, họ dùng tay để ra ký hiệu hoặc vạch trên mặt đất, đánh dấu ở cây rừng... để trao đổi thông tin. Bây giờ, ngôn ngữ phát triển vượt bậc, con người lại dùng tay để “ra dấu” trên những công cụ hiện đại để truyền tin cho nhau. Chỉ có sự khác biệt: Ngày xưa người ta buộc phải làm thế vì không có cách nào khác, còn ngày nay con người có nhiều cách lựa chọn nhưng họ đã chọn cách này vì sự tiện lợi của nó. Rõ ràng, nếu đặt sự tiện lợi làm tiêu chí hàng đầu, ta không thể đòi hỏi những sự giao tiếp, cách thông tin thực sự có “hồn” được!
Thích ứng với sự biến chuyển |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015