Dân trí và sức phát triển của một dân tộc
Niềm tự hào
Tôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ. Có nhiều chục năm ở các thành phố lớn Tây Đức trước kia đi đâu người ta cũng nhìn thấy những bức tranh cổ động vẽ một bàn tay, ở giữa là 1 đồng xu phenic ( D.mac ) và phía dưới ghi bốn dòng chữ: Hãy tiết kiệm nó – Hãy làm ra nó – Hãy quí hóa nó – Hãy giữ gìn nó.
Sau thế chiến thứ hai, đâu đâu ở Nhật cũng thấy khẩu hiệu: Phẫn nộ độ cường để thức tỉnh lòng tự tôn của nhân dân và quan chức… Sau nửa thế kỉ nước hai nước đó đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng chúng ta vốn là một đất nước nghèo, vẫn đang nghèo nhưng có thể đang tiếp tục bị nghèo đi không phải từ 1 xu mà từ hàng trăm triệu USD đi vay hoặc xúc tài nguyên lên bán.
Một dân tộc có những niềm tự hào của mình mà được nhân loại thừa nhận thì mới có thể ngẩng mặt mà sánh vai các cường quốc năm châu. Nếu chỉ là sự ngộ nhận của chính dân tộc đó về những giá trị của riêng mình thì rất có thể điều đó sẽ trở thành thái độ dương dương tự đắc, không biết cái gì là lớn nên chỉ cho mình là nhất - đó là một dân tộc không cầu thị, do vậy sẽ bị xa lánh mà rơi vào bi kịch của ‘Trăm năm cô đơn’ mà thôi.
Niềm tự hào xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, dù là phương diện nào cũng phải là tạo dựng nên hệ giá trị cốt lõi của cộng đồng, thấm đẫm vào mọi giai tầng, mọi thế hệ, mọi vùng miền để trở thành sức mạnh tinh thần của mọi người dân, để trong từng lúc Hệ giá trị đó là niềm tự hào, là niềm tin, là động lực giúp cho dân tộc đó nuôi dưỡng được Nhân hòa, có năng lực cạnh tranh, phát triển ổn định bền vững trong một thế giới ngày càng đa dạng và mở mang. Còn nếu chỉ nói về những cuộc chiến tranh vì tham vọng hay tranh giành (vì bất cứ phương diện nào đi nữa) thôI thì không có một quốc gia nào, một cá nhân nào có thể được tự hào bởi những gì người ta đã làm, cho dù là thắng trận. Nước Đức, nước Nhật làm sao có thể tự hào bởi cuộc chiến tranh của họ trong thế chiến lần thứ 2 được đây? Pháp và Mĩ họ cũng đã từng đau đớn mà tự thấy là thảm bại ở Việt Nam rồi đấy ư? Napoleon Bonapac vĩ đại đã có những cống hiến kiệt xuất cho nước Pháp và Nhân loại về rất nhiều lĩnh vực quản lí xã hội, nhưng linh hồn của ông có lẽ cũng phải ngẫm nghĩ liệu có tự hào được không với nghệ thuật chiến tranh siêu đẳng của mình – Những cuộc tương tàn? Niềm tự hào của nước Đức muôn thưở là xứ sở của triết học, âm nhạc và khoa học với bao nhiêu vĩ nhân kiệt xuất làm rạng danh Nhân loại. Niềm tự hào của nước Nhật là dù đầm lầy Châu Phi hay trong rừng rậm Amazon đâu đâu cũng thấy thương hiệu sản phẩm của họ. Niềm tự hào của nước Pháp với bao nhiêu chứng tích của nhiều thời đại xứng đáng là biểu tượng Kinh Đô ánh Sáng của Thế giới. Niềm tự hào của nước Mĩ là siêu cường số một hoàn cầu trên mọi lĩnh vực của hôm nay…
Ngày xưa chiến tranh, hàng chục ngàn tấn bom đạn của Mĩ thả xuống hòng đánh sập cầu Hàm Rồng, nhưng cầu vẫn được các chiến sĩ kiên cường bảo vệ, đứng vững. Nhưng đến hôm nay với cả một nền quản lí tự chủ, tự lập, với những con người Việt Nam mới học nhiều, biết rộng… thì đã có ‘nhiều cầu Hàm Rồng’ sụp đổ hoặc biến mất do ăn cắp, tham nhũng. Ngày xưa cánh rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ bất chấp đạn bom rải thảm, chất độc da cam, nêpan… của địch vẫn bạt ngàn xanh tươi, lấn dần ra biển cho dân tộc Việt Nam sức sống mới để trường tồn….Nhưng đến hôm nay… thì cỏ cây rũ héo, kiệt quệ, muông thú bỏ đi cả… bởi cháy! đốn! tàn sát của con người Việt Nam mới đang đội trên đầu những sứ mạng kiến quốc cao cả.
TôI lại nhìn sang nước bên cạnh. Họ đã có những giá trị tuyệt vời mà cha ông họ đã để lại: những đền Ăngco Vat Ăngco Thom huyền diệu, nhưng đã bị hậu thế để ngủ quên trong rừng thẳm hàng trăm năm mà cam chịu nghèo đói, thua hèn… phải chờ đến khi các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm ra, trầm trồ và quảng bá thế giới, dân tộc đó đã bớt tự ti đi nhiều lắm. Dân tộc đó đã từng dũng cảm đánh Pháp, đánh Mĩ, rồi cuối cùng cũng giành được quyền quản lí đất nước: Đất nước của ta vận mạng của ta… Nhưng họ đã kịp tự gây ra thảm kịch kinh hoàng về sự tự hủy diệt dân tộc, nòi giống chỉ trong vài năm cuối của thập niên 70 của thế kỉ trước… Sự tàn khốc của hàng nghìn năm trước cộng lại cũng không sánh bằng.
TôI lại nhớ đến điều đọc được trong cuốn sách ‘Những tấm lòng cao cả’ – Thày giáo nói với các em học sinh nhỏ của mình rằng: ’Các con hãy tự hào mình là người Ý vì những điều các em làm khiến cho người ta phải kính trọng nước Ý’
‘Tịnh kho’ lại dân trí đi
Ở đời, người ta sống mà chiêm nghiệm được thời thế để ngộ ra được điều gì đó của nhân tình âu cũng có thể coi đó là hiền sĩ. Nhìn đất nước sau gần một thế kỉ trôi qua mới thấy cái tư tưởng Duy Tân của Cụ Phan Châu Trinh quả là sáng suốt lắm thay: lấy cái sự học, sự nâng cao dân trí làm cái gốc, cái căn bản để làm chủ hay phát triển, dù trong một đất nước hay đối với một doanh nghiệp.Người ta cứ hay nói đến sự ‘đi tắt đón đầu’ hàm ý là mình không cần phảI nghiên cứu khoa học cơ bản, không cần có ngành sản xuất máy bay vẫn có thể sở hữu cả một đội bay toàn Boing 777. Nhưng tiền mua máy bay ở đầu ra? Con người khai thác sử dụng, bảo dưỡng nó như thế nào đây để nó sẵn sàng cất cánh phục vụ khách theo tiêu chuẩn của Hàng không quốc tế? Một nhóm người đi trong rừng thẳm, đi đến đâu không rõ và không thống nhất được, không có dụng cụ xác định chính xác đường đi lối lại, chỗ mình đang đứng là đâu, nội bộ nghi kị bè phái với nhau… thì có thể nói cái câu ‘đi tắt đón đầu’ không nhỉ? Nghe có mùi vị của thảo lâm lục khấu. Do vậy trước khi định làm với nhau một việc lớn người ta hay ‘tịnh kho’ về mọi thứ những gì người ta có, nhưng hãy ‘tịnh kho’ lại những con người của mình đi.Nếu Bạn cứ mỗi ngày cho tôi 10 triệu đồng, không cần biết có tôi tiêu hết hay không, bạn sẽ không thể biết chính xác tôi là người có bản chất ra sao, có khuynh hướng cơ bản như thế nào, vì số tiền ấy quá lớn để tôi có thể làm mọi chuyện kể cả những gì tôI không thích. Bạn hãy đẩy tôi đến một hoàn cảnh rất cực đoan là ‘chỉ còn 1 USD cuối cùng trong cuộc đời’, với việc tôi sử dụng 1 USD ấy như thế nào bạn đã xác định đúng về bản chất con người tôi… Và làm thực nghiệm như thế với nhiều người bạn sẽ biết những con người bạn có sẽ làm được những việc gì.
Người Mĩ nếu bị rơi vào hoàn cảnh ‘còn 1 USD cuối cùng’ ấy… Thì người Mĩ sẽ đến chợ đầu phố dùng nó mua được 1 quả táo, chạy mang đến cuối phố để bán lại với giá 1,2 USD, rồi lại quay về chợ đầu phố mua quả táo khác… cứ thế làm 1 USD quay vòng sinh lãi thật nhanh… Một cách phổ biến, Người Mĩ nói chung năng động, thực dụng, kinh doanh hiệu quả, không sĩ diện…Nếu người Pháp rơi vào hoàn cảnh đó…. Thì người Pháp mang 1 USD đến cửa hàng hoa, anh ta chỉ mua được 1 bông Hồng mà thôi, cầm đi gặp người yêu của mình, vừa đi nước mắt cùng với những ý thơ tuôn rơI lã chã, gặp nàng, anh ta quỳ xuống dưới chân nàng dâng tặng nàng bông hoa cuối cùng và bài thơ tuyệt mệnh… Một cách phổ biến: người Pháp lãng mạn, galand… và hơi cải lương.
Người Tàu khi rơi vào hoàn cảnh đó….thì anh ta sẽ đi tìm người Tàu khác cùng cảnh ngộ (cũng không khó lắm, vì khá nhiều người Tàu như thế), rồi họ chung nhau những đồng Đôla cuối cùng ấy để mở quán mì mằn thắn, phá sa, bát bảo… đắp đổi qua ngày và tìm cách phát triển… Nhiều chục năm trôi qua đến bây giờ họ đã có của ăn của để, người ta đến hỏi vui rằng: có phải các ông đã đi lên từ một thùng đậu phụng rang ngày xưa không? Họ vuốt râu cười trả lời: Hảo lớ, truyền thuyết đấy, chúng tôi đi lên từ 100 hạt đậu phụng rang thôi, chứ 1 thùng thì nhiều quá… Một cách phổ biến: Người Trung Quốc tương thân tương áI, đùm bọc nhau, kiên nhẫn đI lên, và giỏi về kinh doanh ăn uống nhỏ.
Anh người Nhật nếu rơi vào hoàn cảnh đó thì anh này cực đoan lắm. Anh ta sẽ vứt cái đồng đola cuối cùng ấy vào gầm giường, ngăn tủ, khe tường (trong nhà mình thôi) và cố tình coi như không có nó, lòng tự bảo dạ: từ nay trở đi không nỗ lực thì chết… Bao nhiêu năm qua đI anh ta cùng với những người quanh mình với ý chí như vậy đã nỗ lực hết mình, bây giờ đã trở thành đại gia… Túi nhiều tiền, nên đập bỏ ngôi nhà xưa cũ mà xây ngôI nhà mới hoành tráng… Tìm thấy 1 USD ngày xưa, cầm lên vuốt cho nó phẳng phiu, dán giữa một khung bảng bằng vàng treo ở nơi trang trọng, dễ nhìn thấy nhất để mọi người biết và răn dậy con cháu… Một cách phổ biến: người Nhật rất quyết liệt và nỗ lực với tinh thần của Samurai.
Ở Trung Âu, có một chủng người gọi là Bohemiêng và Digan… Họ sống với nhau thành những nhóm nhỏ, du thủ du thực, đàn ca phố phường, chữa bệnh bằng mẹo và đặc biệt rất thích chơi sổ số. Nếu bị rơI vào hoàn cảnh đó (cũng nhiều lần đã thế) thì họ sẽ dùng 1 USD cuối cùng ấy để mua 1 tấm vé số. Tấm vé số ấy có xác suất trúng giải độc đắc để đổi đời họ là 1/10 triệu…. Có lẽ cũng thấp như là xác suất trong10 triệu năm có 1 lần duy nhất con Khỉ đã có cơ hội tiến hóa thành con người.
Với những người nghèo khổ ( những người chỉ còn 1 USD cuối cùng trong cuộc đời), mà trí tuệ thấp, khả năng hành động cá nhân kém, nếu vẽ ra trước mặt họ là một viễn cảnh huy hoàng của sự đổi đời… thì phải chăng rất có thể họ sẽ dùng 1 USD cuối cùng ấy để mua vé số, hoặc mua 1 viên đạn rồi ra nhập vào đội quân của Robin Hut? Mọi điều, mọi sự xảy ra đều có cáI lí của nó. Nhưng tôi cứ luôn muốn hỏi: Có ai dùng 1 USD đó để mua giấy vệ sinh không nhỉ? Và tôi rất khát khao thấy được cái lí của việc đó.
Các ông thèm đấm ngực quá
Nơi các ông thường tìm đến nhau chia sẻ là mảnh vườn nho nhỏ được cơi nới thêm từ mặt tiền căn hộ chung cư của một ông trí thức đã thành danh, cập kề tuổi hưu trí. Ông trí thức chủ nhà coi việc tụ tập đó như một nhu cầu không thể thiếu hàng ngày, thì bà vợ ông lại xem đó là một sự phiền toáI nên bà ra miễn cưỡng mở cửa rồi vào nhà làm những công việc nội trợ của mình.
Nếu bạn được ngồi tiếp xúc với các ông bạn rất dễ choáng ngợp trước những danh hiệu, những cơ quan các ông làm việc, những kết luận hoành tráng, những câu bình văn hấp dẫn, những lời phê phán cao siêu…. Tác phẩm của các ông là những tập bản thảo đánh máy vi tính để trong túi nilon kiểu văn phòng. Có lần được ngồi cạnh các ông tôi đã ghi nhanh được như thế này:
Ông A chúi đầu về phía trước, giơ tập giấy vẩy vẩy trước trước mặt các bạn chuyện, rồi liếm đầu ngón tay vào miệng giở nhanh các trang khoe: các bác đã được đọc cái gì như cái chuyện mới này của tôI chưa? Mấy đứa hội nhà văn phục sát đất phải thốt lên: kiệt tácÔng B ngả lưng ra ghế, một tay gỡ mục kỉnh một tay xua xua lớn tiếng bảo: bác hỏi thế nghĩa là coi tôi chưa được đọc gì hơn thế à, không có gì hay để bác phục hay sao?
Ông C nhìn quanh ra ngoài một lúc, rồi ông chống tay lên hai đùi, nghiêm giọng chính khách: Thằng Đại sứ Mĩ đến nhận công vụ mới, hôm qua phải đến trình diện tôI ngay. Tôi nói thẳng với nó: Chúng tôi cần các ông giúp đỡ, chứ các ông không thể có thiệp vào việc của chúng tôi. Nó nể mình một vành.
Ông D kể về những dự án ngành mà ông tham dự, vẻ mặt hả hê, ông chiêu hớp nước chè đắc ý: Hồi tôI học ở Đông Âu, phải thừa nhận là người nước mình chẳng thua kém thằng đếch nào.
Ông E tay luôn hất mái tóc bạc đẹp như nghệ sĩ, chấm ngón tay vào chén nước vẽ vẽ lên mặt bàn, toàn thân toát ra vẻ rất hàn lâm: Những hiện vật mà ta vừa phát hiện dưới lòng đất ngay đến mấy anh Trung Quốc, Nhật Bản sang mục sở thị còn phảI trầm trồ là nước họ bề dày lịch sử đến vậy mà không thể có.
Các ông đang mạnh ai nấy nói về cái tư tưởng của mình thì bỗng nghe tiếng rú của xe máy chạy nhanh qua. Có 2 đứa thanh niên đèo nhau, thằng ngồi đằng sau cầm cáI dây kéo lê theo xe một con chó tru lên rất thảm thiết. Các ông nhổm lên chỉ chỏ: đấy lại ăn cắp chó rồi. Mà mấy thằng khốn ấy cũng tài thật ngồi trên xe máy chạy nhanh thế mà vẫn quăng thòng lọng chúng cổ chó cơ chứ.
Các ông lại quay mặt vào tập bản thảo của mình và hòa với nhau bài thơ như đã được ủ từ lâu lắm rồi: Trà đã pha xong vẫn đợi chờ. Đợi người tri kỉ khách làng thơ. Hương sen man mác xua niềm tục. Phiêu lãng hồn bay tận suối mơ.
Chiều, giờ này ngoài chợ bắt đầu vãn, không ai bảo ai đồng loạt các ông đứng dậy vỗ vai nhau: thôi phải về đây, muộn cơm vợ nó lại mắng cho, nó lại tưởng mình đi chơi léng phéng chỗ nào thì thật là oan ức lắm, cơm áo không đùa với khách thơ… Các ông cười rộ lên như tự thưởng cho cái dí dủm của mình và cũng như là thay cho lời chào chia tay, rồi líu ríu tìm áo mũ ra về. Bà vợ của ông trí thức chủ nhà nói với theo: nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ. Bây giờ có nhà nào thiếu gạo nữa đâu mà các bác cứ nháo nhào chạy thế hở giời?! Các ông chả để ý, nhìn trước nhìn sau cho xe máy ngoài đường khỏi tông vào rồi tản rất nhanh về hướng nhà mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn