Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 2)

09:28 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Mười, 2010
Xem phần trước:

6/ Nói đến tư duy kinh tế, không thể không nói tới một yếu tố cực kỳ quan trọng: Trí thức
.

Như Lênin đã từng đưa ra công thức: Nhiệt tình + Cách mạng + Ngu dốt = Phá hoại. Những tư tưởng kinh tế, dù là của dân cư, của quần chúng, nhưng nó phải được đúc kết, gạn lọc, hình thành bởi những nhà khoa học, nhà tư tưởng. Chính thành phần tinh hoa này của xã hội là nơi chuẩn bị của cho những đường lối, chủ trương và chính sách.

Nguyễn Du viết rằng: “Đất nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thì thời nào cũng có”. Nếu hào kiệt thời nào cũng có thì sự thịnh suy của quốc gia trong một chừng mực đáng kể là tùy thuộc vào việc đất nước có sử dụng tốt các bậc hào kiệt hay không.

Một xã hội thịnh trị chỉ có thể là một xã hội mà ở đó trí thức được tôn trọng, được tạo điều kiện để làm việc và được đề xuất những ý tưởng của mình. Một tấm gương sáng chói về mặt này là Hồ Chí Minh trong việc thành lập và điều hành Chính phủ thời kỳ lập quốc. Đến ngày 25-08-1945, lần đầu tiên Hồ Chí Minh mới tới Thủ đô Hà Nội. Nhưng ngay ngày hôm sau ông đã lập được một Chính phủ gồm những nhân tài xuất sắc của đất nước. Chắc chắn là cho đến lúc đó Hồ Chí Minh vẫn còn rất bỡ ngỡ về Hà Nội, về những vấn đề lớn lao đang đặt ra trước đất nước mà bản thân ông thì không thể nào biết hết được những giải pháp. Nhưng ông có 2 cái biết vô cùng quan trọng: Thứ nhất, Biết rằng mình không biết, và không giấu giếm để nhờ mọi người giúp ông. Thứ hai, do đó biết dùng những người biết. Nhờ đó tuy ông không biết hết, nhưng Chính phủ của ông thì biết cách giải quyết hầu hết các vấn đề nan giải của đất nước.

Ngược lại, một xã hội đốt sách chôn kẻ sĩ (đồ thư khanh nho), hoặc sử dụng trí thức vào những việc có tính chất “điếu đóm”, ca tụng, minh họa hoặc sai vặt, thì dù có đưa ra bao nhiêu khẩu hiệu lớn lao, có ra các khẩu lệnh “đại tiến vọt”, “thiên lý mã”… thì xã hội vẫn chỉ có thể là một xã hội trì trệ, tụt hậu, vẫn đói, vẫn thiếu.

Trước thảm cảnh đó, dù có xây bao nhiêu Vạn Lý Trường Thành để tự vệ thì cuối cùng họa ngoại xâm cũng khó tránh khỏi. Nếu không có họa ngoại xâm, thì cũng có loạn trong nước. Nếu không có loạn trong nước thì dân sẽ “nổi loạn” một cách thầm kín bằng những chuyện tiếu lâm, hò vè, châm biếm… Trong lịch sử thế giới đã có không ít thí dụ về những nhà cầm quyền không biết rằng mình không biết, hoặc sợ người ta biết rằng mình không biết. Do đó, từ coi thường tri thức đến sợ hãi trí tuệ, bất cần kiến thức và né tránh những kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Kết quả cuối cùng là đất nước lâm vào khủng hoảng. Mà khi đã không biết rõ nguyên nhân của khủng hoảng thì thường lại khắc phục khủng hoảng bằng những biện pháp bạo lực, đẩy khủng hoảng tới chỗ ngày càng trầm trọng.

Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đương nhiên là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp lớn của toàn dân, của các địa phương, của những nhà lãnh đạo ở Trung ương… Nhưng đồng thời trong đó luôn luôn có vai trò của trí thức. Trong lĩnh vực kinh tế thì trước hết là vai trò của những nhà kinh tế.

Vai trò của trí thức trong sự hình thành tư duy và chính sách kinh tế không chỉ lệ thuộc vào thái độ của Nhà nước đối với trí thức, mà còn lệ thuộc vào thái độ của bản thân trí thức đối với những kiến thức và tư duy của mình.

7/ Thiết kế mô hình là điều vô hình quan trọng. Thời đại nào cũng vậy, nhà nước nào cũng vậy, cần có một nhà thiết kế bộ máy nhà nước và các chính sách quốc gia. Chính vì yếu tố này quyết định sự thịnh suy của một đất nước, một thời kỳ.

Thời Hồ Chí Minh, chính Hồ Chí Minh là nhà thiết kế vĩ đại đối với Đảng, đối với Nhà nước và đổi mới quan hệ xã hội và các quan hệ quốc tế. Từ Nhà nước đến Đảng, từ Mặt trận đến các quan hệ giữa người giàu với người nghèo, giữa trí thức và thường dân, giữa trong Đảng và ngoài Đảng, giữa quan lại cũ với cán bộ cách mạng, giữa Việt nam và thế giới, và từng nước, thậm chí từng nhà lãnh đạo của mỗi nước, tất cả đều được thiết kế thành một rường cột chắc chắn, trong đó mọi người đều dấn thân vì lợi ích chung, mà Hồ Chí Minh là điểm mấu chốt của hệ thống rường cột đó… Cùng với việc thiết kế mô hình, Hồ Chí Minh đã xác định rất trúng các mục tiêu trọng yếu và khả thi, từ đó ông cô đúc lại thành những khẩu hiệu ngắn gọn, dễ hiểu. Khác với người Trung Quốc thường dùng những khẩu hiệu quá to tát nhưng khô khan, như toàn dân làm gang thép, đại tiến vọt, bốn hiện đại hóa… Hồ Chí Minh đưa ra những khẩu hiệu bình dị, gần gũi với cuộc sống, đậm đà tình người như Tấc đất tấc vàng, Nhường cơm sẻ áo, Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết, Làm cho dân số có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành

Đến thời đánh Mỹ thì một lần nữa lại có một nhà thiết kế tài ba của cuộc chiến tranh, đó là Lê Duẩn: Tư tưởng đánh vào ý chí xâm lược của Mỹ, đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, đánh vào những lá phiếu trong Quốc hội Mỹ, đánh vào lòng nhân dân Mỹ, đánh vào lương tâm nhân loại, dùng sức mạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng, ba mũi giáp công, nắm thắt lưng địch mà đánh, tổ chức hậu phương lớn, mở con đường chi viện cho miền Nam bằng mọi giá, tổ chức các khu căn cứ địa, đẩy mạnh hoạt động nội thành, đưa người vào và leo đến những đỉnh cao nhất của bộ máy đối phương, tận dụng và phát huy sức mạnh của các lực lượng đối lập… Đó là một bản thiết kế tổng hợp tài tình.

Nhưng từ sau khi thắng lợi vẻ vang trong chiến tranh, thì việc thiết kế một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình lại gặp nhiều khó khăn, ách tắc. Tuy lúc này các nhà thiết kế có một thuận lợi rất lớn là có uy tín rất cao trong nước và trên trường quốc tế. Với thuận lợi đó, nếu chọn con đường đi hợp lý thì chắc chắn có thể thành công lớn. Nhưng tiếc rằng bản thiết kế chưa được hoàn hảo, các mục tiêu ít tính khả thi, những ý tưởng cao xa thiếu những biện pháp thiết thực để thực hiện:

Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng, trì trệ”. (2)

Đến thời kỳ đổi mới lại có một nhà thiết kế tài ba nữa là Trường Chinh. Lúc này Trường Chinh vừa có uy tín lớn, vừa có một cách nhìn đúng đắn để chuẩn bị những tư tưởng cơ bản cho Đại hội Đảng lần thứ VI và thuyết phục được mọi người.

Sau đó, chính những di sản của Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo ra cả một lộ trình tư tưởng để những người lãnh đạo tiếp theo hoàn thiện thêm, xử lý tiếp từng lĩnh vực, sửa đổi một loạt thiết chế kinh tế, dọn dẹp những chướng ngại vật của thiết chế cũ…

8/ Nếu nhìn lại cả một chặng đường dài của lịch sử cách mạng VN, có thể thấy rằng phương pháp tư duy tả khuynh, chủ quan, duy ý chí… đã từng dẫn tới nhiều sai lầm nghiêm trọng về kinh tế. Chỉ khi nào khắc phục được phương pháp tư duy đó, mạnh dạn sửa chữa sai lầm thì mới tạo được sức mạnh toàn dân và tạo được đà cho phát triển. Đó là lúc Việt nam đạt được những thành công rực rỡ trong đấu tranh cách mạng cũng như trong phát triển kinh tế.

Thử điểm lại một số giai đoạn lịch sử, thấy rất rõ sự “đắp đổi” này:

Thời kỳ mới thành lập Đảng, xu hướng tả khuynh của Quốc tế III đã là một động cơ của Xô Viết Nghệ Tĩnh và dẫn tới thất bại, lực lượng của Đảng bị tổn thất nghiêm trọng. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc định hướng cho Đảng, phát triển đấu tranh công khai, lợi dụng mặt trận dân chủ Đông Dương để phục hồi sức mạnh của Đảng. Từ đó, Đảng lại phát triển.

Đến Nam Kỳ khởi nghĩa, lại một xu hướng manh động, tả khuynh đã dẫn tới thất bại, lực lượng Đảng bị tổn thất rất nặng nề.

Bác về Pắc Bó, cũng vừa là lúc có chủ trương khởi nghĩa non. Bác đã kịp thời ngăn chặn lại. Bác điều chỉnh lại đường lối chủ trương, xây dựng mặt trận Việt Minh, sử dụng mọi lực lượng để phát triển phong trào cách mạng, mở các lớp học, phát triển phong trào tới mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng vùng giải phóng, không manh động, không nhấn mạnh nội dung giai cấp… Từ đó phong trào cách mạng phát triển rất mạnh và dẫn tới Cách mạng tháng Tám thành công.

Trong kháng chiến chống Pháp, với chủ trương của Bác là đại đoàn kết, đã huy động được sức mạnh toàn dân, không những kháng chiến thắng lợi mà kiến quốc cũng thành công.

Từ 1951 trở đi, xu hướng tả khuynh lại có chiều phát triển mạnh nhờ sự tiếp sức của các chuyên gia bên ngoài. Kết quả là các phong trào chỉnh đốn tổ chức và cải cách ruộng đất đã làm cho Đảng ta và cách mạng chịu một tổn thất vô cùng nặng nề. Chính từ vấp váp đó, xu hướng tả khuynh lại tạm thời lắng xuống. Đến Hội nghị TW lần thứ 10 và 11 năm 1956 thì Đảng đã nghiêm khắc phê phán xu hướng tả khuynh này. Từ đó những vết thương của những sai lầm dần dần được hàn gắn, lòng dân lại yên, kinh tế dần dần phục hồi, hàng ngũ Đảng được củng cố.

Nhưng không bao lâu, xu hướng tả khuynh lại tái phát. Những cuộc cải tạo ồ ạt đối với công thương nghiệp và nông nghiệp đã dẫn tới những khó khăn, sa sút.

Sau khi giải phóng miền Nam, đã từng có nhiều bộ óc suy nghĩ về việc duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần, về kinh tế mở, về hợp tác quốc tế, về việc sử dụng các quan hệ thị trường… Nhưng với Đại hội IV, xu hướng tả khuynh, chủ quan duy ý chí lại ảnh hưởng đến các đường lối và chủ trương. Cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp ồ ạt, vội vã… Đó là những nguyên nhân chính dẫn tới những khủng hoảng và ách tắc gây những thiệt hại rất lớn cho kinhtees kể từ 1970 trở đi.

Khi nền kinh tế và đời sống nhân dân đã đi đến cùng cực thì xu hướng tả khuynh bộc lộ rõ tính bất lực của nó. Những bộ óc khách quan, trí tuệ tỉnh táo hơn đã cứu vớt từng mảng của nền kinh tế. Đó chính là những cuộc phá rào ở các cơ sở và phá rào trong cả đường lối chính sách ở trung ương.

Nhưng từ 1983, xu hướng tả khuynh lại trỗi dậy nơi này nơi kia, muốn gò lại nền kinh tế, tình trạng ngăn sông cấm chợ lại xuất hiện, cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp lại có xu hướng phục hồi.

Đến Đại hội VI, những khuyết tật của xu hướng tả khuynh duy ý chí đã tạm thời lùi bước. Nhờ đó, kinh tế lần lượt đạt được những bước tháo gỡ rất căn bản.

Khi xem xét căn bệnh này, không thể chỉ quy về từng con người cụ thể, mà cần tính đến những hoàn cảnh lịch sử của sự hình thành đội ngũ cách mạng. Như ở trên đã dẫn lời nhận xét của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: Căn bệnh này có liên quan đến “nguồn gốc lịch sử là nước ta chưa trải qua giai đoạn dân chủ tư sản”, “tư tưởng phong kiến còn nặng nề”, “trình độ kiến thức, khả năng thông tin còn thấp kém”…

Nếu đọc lại cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản của Lê Nin thì thấy rằng không riêng ở Việt Nam, mà ở hầu hết những nước phải tiến hành cách mạng vô sản, những điều kiện đấu tranh khắc nghiệp với kẻ thù dẫn đến những đặc điểm chung của sự hình thành đội ngũ cán bộ: Thiếu điều kiện để được đào tạo một cách có hệ thống, thiếu cơ hội tiếp xúc với thế giới phương Tây ở những khía cạnh văn minh của nó. Ngược lại, chỉ tiếp xúc nhiều với khía cạnh xấu xa của thế giới đó là áp bức dân tộc, bóc lột giai cấp, tù đày, tra tấn… Khi đã quen nhìn thế giới đó qua chấn song của những nhà tù đế quốc thì khó tránh khỏi những căn bệnh hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa, thù ghét người giàu, cảnh giác với trí thức tư sản và trí thức nói chung, nghi kỵ tất cả những gì là của thế giới tư bản, nhìn ở đâu cũng thấy địch, thấy những âm mưu nguy hiểm…

Tính quy luật này có thể được kiểm chứng bằng phương pháp phản đề: Lại thử xét những trường hợp các nhà cách mạng đã từng trải nhiều năm tại thế giới phương Tây, hiểu thấu xã hội đó, giao tiếp với nhiều chính khách và trí thức của các nước đó, thì phong cách khác, tư duy khác, cách nhìn và cách ứng xử cũng khác, tự tin hơn, và nhờ tự tin hơn nên cũng ít mặc cảm, ít hẹp hòi và ít kỳ thị hơn. Do đó nguy cơ tả khuynh, chủ quan, duy ý chí cũng ít hơn. Leenin là như thế. Hồ Chí Minh cũng là như thế. Mà sự nghiệp đổi mới, trên một khía cạnh nào đó, chính là khôi phục lại những giá trị đích thực của Leenin, của Hồ Chí Minh, như Nguyễn Phú Trọng đã nói ở trên, không chỉ là tìm ra cái mới, mà cũng còn là lấy lại những cái đúng đã bị hiểu sai, làm sai.


2) Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986-2006, đd, tr. 38


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ

    14/08/2018Nguyễn Cảnh BìnhCó thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị...
  • Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

    20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    07/04/2014Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Không thể ngập ngừng, do dự giải phóng tư duy

    16/10/2010Trần Đình Bút
    1. Bản thân Mác đã phải dùng đến chữ “nổi loạn chống lại cái cũ”, còn Lênin nói “phải thay đổi căn bản”. Hồ Chí Minh đã đề cập đến “xem xét lại”...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Cùng nhau suy tưởng

    20/09/2010Nguyễn Trần BạtNếu không đặt vấn đề giải quyết thực trạng Việt Nam trên quy mô xã hội
    thì tôi nghĩ rằng không ai có thể giải quyết bài toán lịch sử Việt Nam,
    bài toán phát triển Việt Nam một mình được. Cho nên, giải quyết những
    tồn tại của thực tế chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam trên quy mô xã
    hội không phải là công việc của riêng một lực lượng nào. Nhân dân phải
    góp công vào đấy, giới trí thức phải góp công vào đấy và phải suy nghĩ
    một cách nghiêm túc...
  • Triệu phú phải nhờ gái điếm

    03/09/2010Nhiều năm trước đây, trong một lần diễn thuyết, ngài Tôn Trung Sơn đã kể lại một câu chuyện: ở đảo Ja Va trong quần đảo Nam Dương, có một nhà triệu phú Hoa Kiều, của cải có hàng triệu đôla...
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • Cách mạng và sự hội tụ nhân tài

    21/08/2010Nguyễn Khắc PhêDịp hội tụ những người con ưu tú đã “có nhiều cống hiến trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” (Lời Đại tướng Võ nguyên Giáp) đã nhắc tôi nhớ lại một bài học về sự hội tụ nhân tài, từ một sự trùng hợp kỳ lạ 65 năm trước, mà anh Phan Tân Hội, con trai luật sư Phan Anh - người đã cùng GS. Tạ Quang Bửu thành lập TTNTTH nói với tôi sau cuộc gặp gỡ...
  • xem toàn bộ