Hậu bàn nhân vụ SITC đổ vỡ

06:03 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Hai, 2006

Sùng ngoại và thờ ơ
(Tô Phán - Báo Lao Động)

Sự cố SITC (Trung tâm Anh ngữ quốc tế) đổ vỡ, dẫn theo hậu quả lớn đổ xuống đầu biết bao người. Về góc độ hành chính, người ta sẽ cũng tìm ra nguyên nhân thuộc về cách quản lý. Nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến hậu quả này là hai căn bệnh phổ biến hiện nay: Bệnh sùng ngoại và bệnh thờ ơ!

Khi mắc căn bệnh sùng ngoại thì cái gì khác mình (của ngoại) đều được cho là tuyệt vời. Đó cũng là lúc người ta tự vấn và coi thường những giá trị của chính mình. Người ta đổ xô đi làm cho nước ngoài, học rất nhiều những cái của nước ngoài, dùng đồ ngoại, tiêu ngoại tệ mạnh...

Thời gian đầu, nhiều chủ DN người nước ngoài đến VN làm ăn đã làm mưa làm gió mà không bị sao cả, vì chúng ta đang ngưỡng mộ và nhờ vả họ hơn là hợp tác bình đẳng. Đánh đúng vào cái bệnh sùng ngoại của người VN, nhiều chủ người nước ngoài đã đưa ra những cái bánh vẽ và cuối cuộc hợp tác để lại những thiệt hại về nhiều mặt cho đối tác. Những bài học của DN trong nước đã quá nhiều, nhưng hầu như ít ai thấy.

Đánh vào tâm lý sùng ngoại của nhiều người VN, chủ của SITC chỉ trong một thời gian ngắn đã lừa được rất nhiều người, với số tiền khổng lồ. Đồ ngoại họ trưng ra ở đây là gì? Đó là Trung tâm Anh ngữ quốc tế có Cty mẹ ở Singapore, với cách tổ chức rất "tây": Đi tiếp thị kiểu tây, học sinh được học trong phòng học có máy tính, được đặt tên tây, được học với thầy tây (dù chỉ là tây balô), được sinh hoạt vui chơi theo lối tây..., và tất nhiên chi phí cũng tính bằng tiền tây. Vì vậy, việc đổ xô đi đến các trung tâm SITC để học tiếng Anh là chuyện dễ hiểu.

Câu chuyện về SITC đã chứng minh tâm lý không ít người đi từ chỗ tự ti, khép kín hoặc dị ứng với nước ngoài, đến chỗ vồ vập và tin cậy thái quá những gì thuộc của... ngoại. Thế cho nên người ngoài mới lừa được ta ngay tại chính nhà ta.

Còn các cơ quan chức năng cũng coi đây là một mô hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục rất... quốc tế, nên cũng dễ dàng để nó gần như tự do hoạt động lừa đảo mà không có chút phòng ngừa. Và rồi trước những biểu hiện bất thường của SITC đã không được ai chú ý tới, bởi căn bệnh thờ ơ của chính chúng ta. Đến giờ sự cố xảy ra, hỏi thì cơ quan này bảo không biết gì, cơ quan kia thì bảo trách nhiệm không phải của mình. Đây lại là sự thờ ơ cố tình để tránh né trách nhiệm.

Hai căn bệnh này là hai cực tưởng như hoàn toàn khác nhau - một bên là cố nhào vào để có lợi ích, một bên là bàng quan trước những việc xấu, vì không liên quan hoặc không còn liên quan đến mình. Thế nhưng, tại chỗ "giao nhau" của hai đường thẳng (ở vô cùng) thì hai cực này lại là một - đó là sự ích kỷ! Mà chính sự ích kỷ là nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng hôm nay học người này (học cả cái xấu), ngay ngày mai lại học người khác (và tất nhiên cũng học cả cái xấu), mà không biết chắt lọc cho mình những cái tinh tuý của người, để mình có một cách đi riêng! Các cuộc cải cách giáo dục liên tiếp trong vài chục năm qua là một bằng chứng chứng minh rõ nhất luận điểm nêu trên.

Đứng ở nhiều phương diện mà nói thì, sự cố SITC không chỉ là bài học xương máu về quản lý, mà còn là bài học về luân lý!


Kiện củ khoai... tây
(Lang Là - Báo Thanh Niên)

SITC là một "củ khoai... Tây" có làn da trơn láng bóng bẩy mang nhãn mác hấp dẫn không chỉ đối với Bộ KH-ĐT mà còn đối với cả hàng vạn sinh viên Xóm Cây Mít. "Đột ngột" củ khoai này "mất hút". Chẳng ai hiểu vì sao đang ngon lành trơn láng thế lại "đột ngột" bị bủn rục tan mất(?).

Sờ lại túi của mình, hàng vạn sinh viên chợt khóc thét vì tiền trong túi "đột ngột" biến mất cùng "củ khoai" SITC. Trong khi đó, nhiều quan chức Xóm Cây Mít cũng hít hà vì số tiền lẽ ra sẽ tiếp tục có trong túi mình "đột ngột" dừng lại không rõ nguyên nhân. Vậy là có quyết định khởi kiện... củ khoai, một quyết định sáng suốt.


Nhưng kiện ai, và ai kiện ? Về khoản "kiện ai" thì đã rõ đối tượng, nhưng hiện đối tượng không còn ở Xóm Cây Mít. Đối tượng cũng không rõ thuộc quốc tịch Xóm Cây Gòn hay Cây Xoài, và hiện định cư ở Cây Còn hay... con cầy ? Còn "ai kiện" thì lại phải bàn. Ai bị thiệt, ai mất tiền thì đương nhiên có quyền khởi kiện kẻ đã "lừa tình gạt tiền" mình. Nhưng "ai" đây là hàng vạn sinh viên đang bơ vơ vì sẽ tiếp tục học hành ở đâu, sẽ lấy bằng ra sao và xin việc thế nào. Ở Xóm Cây Mít mỗi năm có hàng vạn "quả lừa" ngoạn mục, nhưng "lừa học" thì hơi bị hiếm. Thực ra thì ở xóm này chuyện học hành cũng bê trễ, học giả bằng thiệt là chuyện thường ngày. Nay có người từ phương xa tới, mở trường to đẹp như củ khoai Tây, lại dạy toàn tiếng Anh, lại hứa hẹn cấp bằng "quốc tế" thứ xịn cỡ rượu XO, hỏi ai mà không ham? Hóa ra, dân xóm mình vẫn còn ham học. Vậy thì hãy nén lòng chờ "củ khoai Tây" khác đến, lại tiếp tục nhấm nháp, kiện cãi mà chi, thêm rách việc!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Chữ tín

    17/01/2006Vũ Duy ThôngAi cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ