Những xu hướng ra đời từ tháng 5/1968.
Cách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó một năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này...
- Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến
- Kỳ 2:Cuộc nổi dậy chống lại phụ huynh
- Kỳ 3:Mùa hè tình yêu
- Kỳ 4: Thảm sát Tlatelolco
- Kỳ 5: Thế hệ sau năm 1968
Cuộc chiến thời trang ở Varsava
Sau khi Thế chiến II kết thúc, thanh niên Ba lan đã phải trải qua một cuộc đấu tranh dai dẳng để được mặc đồ "thiếu vải" . Ban đầu mặc một chiếc áo khoác quân sự kiểu Mỹ hay có một bộ quân phục kiểu Anh đã là mốt.
Sau đó, vào những năm 1950, Chính phủ nước này muốn người dân, nhất là giới trẻ, phải ăn mặc chỉn chu đúng cách.Nhưng họ phản đối, bằng cách lùng sục quần áo secondhand của Mỹ ở chợ trời. Trào lưu này đã khiến ý tưởng đồng phục của chính phủ Ba Lan thời kỳ đó thất bại. Do vậy, mới có chuyện các quan chức làm mọi cách để ngăn cản hoặc bôi bác những kociaki(biệt danh gán cho các phụ nữ trang điểm và vấn đầu theo mốt) và những bikiniarze (tên dành cho các thanh niên đi tất sặc sỡ).
Đến những năm 1960, Chính phủ nước này dần mất uy thế trong cuộc chiến thời trang Nhưng họ lại áp dụng một "chiến thuật" khác: quy định kiểu thời trang chính thức cho thanh niên. Thế là các xí nghiệp may mặc nhà nước đồng loạt bắt tay vào sản xuất quần jeans! Chỉ có điều, hệ thống tinh tế Ba Lan thời bấy giờ hoạt động không thực sự hiệu quả, nên những chiếc quần jeans sản xuất kiểu như vậy rất xấu và bất tiện. Ngành may mặc dành cho thanh niên không thể vượt qua được những khó khăn của nền kinh tế tập trung. Không điều phối được hoạt động, các xưởng may sản xuất ra những đồ hết sức lỗi thời. Trong bối cảnh đó, xuất hơn một loạt các nhà tiên phong của cuộc chiến thời trang mà nổi bật là nhà tạo mốt Barbara Hoff. Nhờ có bà, rốt cuộc người Ba Lan cũng có thể ăn diện không đến nỗi tồi. Bà làm việc hết sức vô tư và đã thuyết phục được một số giám đốc nhà máy nhận may quần áo do mình thiết kế. Vào thời kỳ không có lấy một gian triển lãm thương mại nào ấy, bà đã sáng lập ra cửa hàng Hoffland: Tại đó người ta có thể mua đuợc một bộ đèn cũ khá thời trang, giá thành từ cao đến thấp đều có.
Cách mạng thời trang chỉ có vẻ thực sự thành công khi vào tháng ba năm 1968, sinh viên nổi dậy để phản đối. Chính phủ ra lệnh cấm trưng bày và mua bán quần áo của nhà may Moda Polska. Chính phủ Ba Lan thời đó cho rằng nhà máy này đã truyền bá lối sống của thế hệ thanh niên "ăn chuối" (thứ quả cực hiếm biểu tượng cho chủ nghĩa tư bản). Giới trẻ Ba Lan ngày nay không bao giờ có thể tuởng tượng nổi thiết kế thời trang, chụp ảnh thời trang và viết báo thời trang hồi ấy lại khó khăn như vậy. Nhưng dù sao, đó cũng là một thời kỳ thú vị bởi chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, thời trang và chính trị lại có mối liên hệ chặt chẽ đến thế!
Thời hoàng kim của những chuyến du lịch
Giữa những năm 1960, người Macedonia thường đi du lịch nước láng giềng Bulgary và các nước cộng hòa khác thuộc bang Nam Tư. Thế hệ trẻ hồi đó coi Liên bang là Tổ quốc của họ, nơi những khái niệm như tự do, bác ái, thống nhất rất phổ biến và là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đây cũng là biên giới Nam Tư vừa được mở rộng và những chuyến du lịch Tây âu ngày càng trở nên thường xuyên. Dĩ nhiên thời bấy giờ phải đợi hàng tiếng đồng hồ để qua được biên giới, hơi giống ngày nay một chút nhưng có khác biệt là người dân không cần thị thực. Họ có quyền tự do đi lại nhất định mà giới trẻ Macedoma hiện giờ chỉ biết ngồi mà mơ ước.
Thế hệ trẻ Macedonia những năm - 1960 ý thức rất rõ ràng tinh thần tự do quốc tế. Ninoslav Ivanovski, Giáo sư Y học trường đại học Skopje người từng sống những tháng năm sôi động ấy tâm sự: "Hồi đó, tôi thấy thật vô lý khi các đường biên giới vẫn còn tồn tại". Ông cùng các bạn mình đã tham gia rất hăng say vào phong trào sinh viên quốc tế, phong trào văn hóa nhạc rock. Đối với họ, nhạc rock là yếu tố gắn kết những lực lượng tiến bộ nhất thế giới và thể hiện một thứ tự do thực sự, một tình anh em thực sự. Thế hệ, hậu chiến nay cũng bày tỏ sụ phản đối bạo lực và lòng mến chuộng hòa bình của mình bằng cách hát vang những ca khúc của Dylan và in lên đồng phục học sinh của mình dòng chữ "US go home" để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ivanoyski khẳng định "thế giới hiện đại đã tiếp nhận những thành quả đầu tiên của nền văn hóa hòa bình này, trừ một vài vùng mà nhất là khu vực Ban-căng. Khái niệm khủng bố đã biến mất, giờ lại trỗi dậy và gây ra những tàn phá khủng khi đến mức mỗi lời kêu gọi vẽ lại bản đồ hay sáp nhập một vùng đều khiến tôi lo sợ. Tình trạng hàng nghìn người chết vì những lý do như chủng tộc hay tôn giáo, những hành vi bạo lực như ám sát, hiếp dâm, những vụ án do chính những láng giềng xưa, những người bạn cũ thực hiện đã biến huyền thoại lãng mạn về tình anh em giữa các dân tộc cách nay hơn 40 năm tan thành mây khói.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005