Kỳ 4: Thảm sát Tlatelolco
Cách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trog năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trờ như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến
Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống lại phụ huynh
Kỳ 3: Mùa hè tình yêu
Năm 2007, một đài tưởng niệm những nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên đã khánh thành tại thủ đô Mexico. Nhà văn Elena Poniatowska đã đọc bài diễn văn khánh thành và sau đây là một đoạn trích.
Năm 1968 là năm của Việt Nam, của vụ ám sát Martin Luther King và Robert Kennedy, năm của những yêu sách các dân tộc da đen, của những người Mỹ gốc Phi theo phong trào Black Panther, của trào lưu hippie. Nhưng đối với Mexico, năm 1968 chỉ gắn với một cái tên, một ngày duy nhất. Tlateloco, ngày 2 tháng 10.
Tại Mexico, sự phản đối chế độ độc tài ngày càng lớn. Tổng thống Diaz Ordaz (1964 – 1970) thấy đất nước đang tuột khỏi tay mình, đặc biệt là vào năm 1968, năm diễn ra Thế vận hội. Đây là lần đầu tiên Thế Vận hội diễn ra tại một nước Mỹ Latinh, cả thế giới hướng về Mexico. Nhưng đằng sau tấm bình phong Thế vận hội, vẫn luôn tồn tại sự khốn khổ, sự sắp đặt thứ bậc, sự tàn bạo của một chính quyền sẵn sàng làm tất cả để giữ thể diện.
“Chúng tôi không muốn Thế Vận Hội, chúng tôi muốn cách mạng”
Trong vòng 184 ngày diễn ra Thế vận hội, trường đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) bảo vệ sinh viên của mình. Rất nhiều sinh viên ngủ tại phòng học để không bỏ lỡ một cuộc họp nào. Từ ngày 30–6–1968, ngày mà binh lính đã dùng súng bazoka phía cửa hàng trường San Ildefonso (một trong những tòa nhà của UNAM) hiệu trưởng Javier Barros Sierra đã treo cờ rủ, hành động cho thấy sự phản đối của ông. Một giọng sinh viên hét loạn trên loa: “UNAM, mảnh đất tự do của Châu Mỹ”; Việc chiếm đóng học xá của trường vào tháng 9 và bắt giữ 500 sinh viên cùng giáo viên, dẫn họ lên các xe tải quân đội, đã khiến cả nước phẫn nộ. Các sinh viên vây quanh thầy hiệu trưởng của mình, người đã bảo vệ họ trước Tổng thống của nền Cộng hòa và các thành viên còn lại trong chính phủ. Cuộc diễu hành dài này – vui vẻ nhưng đôi khi cũng khủng khiếp bởi sự bắt bớ và chết chóc – đã bị chặn lại trên quảng trường Trois–Cultures (thuộc khu Tlatelolco), ngày 2 tháng 10 năm 1968 bởi quân đội và tiểu đoàn Olimpia. Vào lúc 18h10, khi một sinh viên thông báo rằng cuộc diễu hành về Viện bách khoa quốc gia tạm hoãn vì 5.000 binh sĩ và 300 xe tăng đã bao vây khu vực một máy bay trực thăng bay trên quảng trường thả 3 quả pháo sáng. Người ta nghe thấy những tiếng súng đầu tiên và mọi người bắt đầu chạy. “Đừng chạy, các bạn, đừng chạy! Hãy bình tĩnh. Đó là đạn không gây sát thương.”
Rất nhiều người ngã. Tiếng nổ, tiếng súng tiểu liên biến quảng trường Trois-Cultures thành địa ngục. Theo phóng viên báo Le Mon de, Claude Kiejman. quân đội đã bắt khoảng một nghìn thanh niên, và không bằng lòng với việc bắt họ giơ hai tay lên đầu dưới trời mưa mà còn làm nhục họ, bắt họ cởi hết quần áo. Các binh lính bắn vào lưng những sinh viên chạy trốn.
Sự bình thường khủng khiếp nhục nhã
Cùng ngày đó, khi Margarita Nolasco, tiến sĩ nhân chủng học, vừa rời quảng trường, hạ kính xe taxi xuống và hét lên với những người đi bộ trên vỉa hè: “Người ta đang thảm sát sinh viên tại Tlatelolco! Quân đội đang giết bọn trẻ!” Tay tài xế mắng bà: “Kéo kính lên, nếu không tôi sẽ buộc bà phải xuống xe đấy.” Rồi anh ta tự mình kéo kính lên.
Cuộc sống vẫn tiếp tục như không có gì xảy ra. Margarita Nolasco tưởng rằng mình sẽ phát điên. “Tất cả là một sự bình thường khủng khiếp, nhục nhã, tôi không sao hiểu nổi sự yên lặng này”. Chẳng ai đến giúp các sinh viên. Sự thờ ơ lớn như những tòa nhà chọc trời. Và hơn nữa, trời lại đang mưa. Để “tưởng nhớ” tất cả, ngày 3–10 , tất cả các báo đều buộc tội sinh viên. Tất cả đều thu nhỏ vụ thảm sát. Tờ El Universal viết về Tlatelolco như một chiến trường nơi diễn ra một trận đánh giữa những kẻ khủng bố và quân đội trong vòng nhiều giờ làm 29 người bị chết và 80 người bị thương ở cả hai phía, và 1000 người bị bắt. Tuy nhiên, Jorge Avilés, phóng viên của tờ này viết: “Chúng tôi đã thấy quân đội sử dụng tất cả các loại phương tiện, súng tiểu liên hạng nặng trên khoảng 20 xe jeep bắn về mọi phía”. Những phóng viên của các báo nước ngoài rất công phẫn. Oriana Fallaci, một phóng viên của tờ này viết: “Chúng tôi đã thấy quân đội sử dụng tất cả các loại phương tiện, súng tiểu liên hạng nặng trên khoảng 20 xe Jeep bắn về mọi phía.” Những phóng viên của các báo nước ngoài rất công phẫn. Oriana Fallaci, một phóng viên Italia, cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình tôi chứng kiến các binh lính bắn vào một đám đông đã bị dồn vào đường cùng và không có gì để tự vệ.” Hai nghìn người đã bị bắt. Các bậc phụ huynh đến bệnh viện tại trường học để tìm con cái mình. Người ta đã bắt nhiều sinh viên đến nỗi trại lính số 1 gần như sắp “sập”. Báo chí nhận được một yêu cầu: “Thêm thông tin”. Nhưng đưa tin tức là phá hoại Thế Vận Hội.
Ngày 6–10, trong một bản tuyên bố mang tên “Gửi nhân dân Mexico”, Ủy ban bãi công quốc gia tuyên bố: “Bản tổng kết cuộc thảm sát Tlatelolco còn chưa kết thúc. Gần 100 người đã chết nhưng đó mới chỉ là con số tạm thời. Số người bị thương lên đến hàng nghìn”. Trong tiểu luận Posdata ( xuất bản năm 1970) nhà thơ Octavio Paz đã lấy lại con số mà tờ Nhật báo của Anh The Guardian đã ước tính có vẻ chấp nhận được nhất là 250 người chết.
Hà báo Josse Alvarado viết: “Có một cái gì đẹp và trong sáng trong tâm hồn thanh niên đã chết. Họ muốn biến Mexico thành một chốn của công bằng và sự thật, họ muốn tự do, hòa bình và trường học cho những người bị áp bức, những người chẳng có gì. Họ muốn một đất nước được giải phóng khỏi khổ đau và sự lừa dối”.
Ngày hôm nay, gần 40 năm sau cuộc thảm sát, vẫn chẳng ai biết được chính xác số người đã chết tại Tlatelolco.
(Kỳ 5: Thế hệ sau năm 1968)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005