Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ
Đơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức
Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
Mười bảy bình diện được khảo sát đó là: cảm xúc, quan niệm gia đình, hoạt động xã hội, đào tạo sau phổ thông, trường học, máy tính, thời gian rảnh, thể thao, thời trang, các phương tiện thông tin, âm nhạc, ngôn ngữ thanh niên, điện ảnh và sách báo, các giá trị, nhập cư, những vấn đề khác.
Thanh niên Đức hút thuốc lá ngày càng nhiều và sớm hơn. Cannabis – một loại thuốc gây nghiện được thanh niên Đức sử dụng nhiều nhất, quan trọng hơn, phần đông quan niệm sử dụng loại thuốc gây nghiện mới “thời thượng”. Trẻ em và thanh niên Đức cũng uống nhiều thức uống chứa cồn. Họ thường xuyên rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý, trầm uất, sử dụng bạo lực… Và trong hành vi ngôn ngữ của họ cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể (tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam). Những cụm từ mốt luôn được sử dụng theo thời điểm, nhiều từ ảnh hưởng của văn hoá hip-hop được gọi là “kanak sprak”, ngôn ngữ chat, tiếng Anh và nhất là nhiều ngôn ngữ bắt nguồn từ những từ chỉ cơ thể, tình dục, bạo lực…
Trong khi đó, phim ảnh được xem là kênh giải trí xôm tụ nhất. Cũng có thể nhận thấy phim giải trí Hollywood cũng chinh phục và lôi kéo giới trẻ Đức cách đặc biệt. Phim Đức đôi khi cũng được ủng hộ trên rạp nhà. Gần đây xuất hiện xu thế người trẻ Đức tự cầm máy làm phim thể hiện điều họ muốn nói. Đã có 612 đoạn phim và sản phẩm multi media phần lớn từ những “đạo diễn” không chuyên mang ra tranh giải thưởng phim trẻ Đức 2005. Văn hoá đọc khá phát triển. Khoảng 1/4 thanh niên Đức đọc sách lúc rảnh. Mỗi năm Đức có 90.000 ấn phẩm sách mới, khoảng 3.500 trong số đó là đầu sách cho thiếu nhi, thiếu niên của các tác giả Đức.
Giới trẻ Đức tiếp cận phương tiện công nghệ khá cao. Cứ 10 thanh niên thì có 9 người có điện thoại cầm tay, thời gian “nấu cháo điện thoại” trung bình của họ mỗi ngày là 45 phút. Trong khi đó, tỷ lệ có máy tính, laptop riêng là 90%. Internet và truyền hình lại cạnh tranh nhau gay gắt và không phải ai cũng biết cách “phân xử” thời gian hợp lý cho hai phương tiện truyền thông này. Trong hai tiếng mỗi ngày cho việc đọc báo thì họ dành nhiều tình yêu cho các tạp chí thời trang, giải trí, mua sắm hơn nhật báo thông tin. Và hàng hiệu, mốt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.
Hãy ghi lại cảm xúc về một vật dụng mà bạn quan tâm để chúng tôi hiểu bạn đang quan niệm điều gì quan trọng trong cuộc sống |
Trong khi đó, chính trị đang là chủ đề hờ hững đối với họ, niềm tin họ dành cho các đảng phái chính trị không cao. Ngược lại, nhìn ở mặt tích cực, nhiều vấn đề thuộc về toàn cầu như môi trường, nhân quyền, chăm sóc người già… đang tăng cao. Một vấn đề nóng bỏng đó là nhập cư vì trên 1/4 học sinh ở Đức có bố mẹ sinh ra ở nước ngoài, họ được mặc nhiên mang thân phận nhập cư. Họ lớn lên với sự hài hoà hai nền văn hoá trong mình, nói hai ngôn ngữ – tiếng mẹ đẻ để giao tiếp trong nhà và tiếng Đức khi ra ngoài đường. Xung đột, phân biệt tôn giáo trước đây vẫn là vấn đề nhức nhối trong trường học nhất là đối với những thanh niên gốc Đức – Thổ. Và trong những trường học, giới trẻ Đức cũng đang chịu một tình trạng mà người trẻ Việt Nam đang nếm trải: chạy theo thành tích mà cha mẹ và nhà trường áp đặt, kỳ vọng.
Sự chuyển biến trong mối quan tâm, giá trị đời sống dẫn đến sự thay đổi về những mối quan hệ gần gũi. Có những quan niệm khi được đặt vào trong gia đình dễ nảy sinh xung khắc. Với một thiếu niên Đức từ 12 – 17 tuổi, những nhóm bạn đóng vai trò quan trọng hơn cả gia đình. Vì thanh niên Đức ở tuổi này sẵn sàng nói chuyện về quan niệm gia đình, tình dục, những tâm sự thầm kín với bạn bè hơn tỉ tê với ba mẹ…
Giới trẻ Đức đang văn minh, hạnh phúc hay bơ vơ? Có thể gặp trong cuốn sổ ghi chú những vật dụng mà mỗi người quan tâm nhất những dẫn chứng cụ thể. Rất nhiều người trẻ Đức quan tâm đến: gấu nhồi bông, giày bốt hàng hiệu, ra trải giường, sách, áo mới và những vật dụng thuộc về văn hoá tiêu dùng, giải trí. Viện Goethe lần này cũng mở một trò chơi trong suốt thời gian triển lãm mời gọi người trẻ đến xem có thể ghi lại tên, địa chỉ của mình trên mảnh giấy nhỏ cùng với câu trả lời đồ vật nào/điều gì đang thực sự làm cho bạn quan tâm rồi án lên tấm bảng. Một triển lãm mục đích cung cấp thông tin và hướng đến sự thấu hiểu, chia sẻ. Người trẻ rất dễ dàng kết nối với thế giới trong thời đại công nghệ làm cho thế giới trở nên bé nhỏ, nhưng cũng thực sự đang rất bơ vơ trước câu hỏi ý nghĩa cuộc sống hay hạnh phúc là gì.
Liệu những gì được các bạn trẻ Việt Nam ghi lại ở đây có gợi mở những sự tương đồng hay dị biệt nào đó giữa lối sống, tâm thế của người trẻ của hai quốc gia, hai hoàn cảnh địa lý và đời sống hoàn toàn khác nhau nhưng đang đứng trước những xu thế chung của toàn cầu hoá?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])