Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

03:41 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Mười, 2005

Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?

1. “Virus ngủ” lan nhanh trong nhiều KTX

Một số SV của hơn 10 trường đã đóng góp ý kiến trong đợt khảo sát là: ĐH KHXH&NV HN, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kiến trúc, ĐH Sư phạm, ĐH Mở, ĐH Bách khoa HN, ĐHDL Thăng Long, ĐHDL Phương Đông, ĐHDL Quản lý kinh doanh HN, Học viện Ngân hàng... Số phiếu hỏi được rải đều trên các “địa bàn”: giảng đường, KTX và quán cà phê gần trường. Có đến 60% phiếu hỏi (trên tổng số 572 phiếu) được trả lời từ các KTX.

Câu đầu tiên trong Phiếu khảo sát là “Thời gian nhiều nhất trong ngày bạn thường dành vào việc gì?”. 21% số người được hỏi rất lưỡng lự và không biết điền việc gì vào ô trống này. Có đến 81% SV (từ các KTX) trả lời: thời gian nhiều nhất trong ngày dành cho việc ngủ. Rất nhiều SV KTX cho rằng: “thời gian biểu của họ đặc biệt “ưu ái” cho việc ngủ”, “không gian KTX rất thích hợp cho những giấc ngủ” và “có vẻ phần đông SV sống trong KTX không năng động bằng SV ngoại trú”...

Sau buổi sáng miệt mài trên giảng đường thì đến buổi chiều, nhiều KTX im lìm trong giấc ngủ. Thậm chí khi PV đi phát phiếu khảo sát đến gõ cửa các KTX vào lúc 4 giờ chiều vẫn có cậu “mắt kèm nhèm, mặt ngơ ngác” ra đón khách. Có đến 3 phiếu trả lời còn được chủ nhân chú thích thêm (ngủ từ 10 đến 14 tiếng 1 ngày) cho câu trả lời đầy tự hào(?).

Tiêu pha thời gian bằng phương án ngủ đang trở thành một virut lan nhanh trong nhiều khu vực KTX, đặc biệt là những KTX nằm xa khu vực trung tâm thành phố. Đành rằng việc ngủ đầy đủ (khoảng 7 gờ trong 1 ngày) sẽ đảm bảo mức ổn định của đồng hồ sinh học nhưng khi ngủ là một thứ virut ăn sâu vào bộ nhớ và thói quen SV nó sẽ làm cho thời gian sống theo đúng nghĩa của chúng ta ngắn lại. Vì đôi khi, chết, đơn giản cũng chỉ là giấc ngủ dài.

Với câu hỏi 8 “Bạn bị rơi vào tình trạng thiếu thời gian ở mức độ nào”, có đến 23% số người được hỏi khẳng định mình đang ở mức độ “thường xuyên thiếu thời gian”. 55% thỉnh thoảng rơi vào tình trạng thiếu thời gian.

2. Thời gian của chúng ta đang bị bức tử

Đành rằng thời gian là thứ tài sản vô giá, nhất là đối với những người đang ở độ tuổi 20, nhưng có đến 92% số người được hỏi không thể chi tiêu thời gian một cách hợp lý. Nhiều SV lựa chọn việc học từ 6 giờ đến 9 giờ/ngày, nhưng vào mùa thi mọi sự lại thay đổi.

Khi “toạ đàm” bên các bàn “sữa chua đánh đá” trong căng tin trường, nhiều SV đã thừa nhận một điều: “Đành rằng thời gian là một tài sản quý giá, nhưng nó không hiện hữu thành những số liệu cụ thể trong... tài khoản nên khó có những hình dung nhất định, nhiều người lãng quên hoặc tiêu xài hoang phí tài sản vô cùng quý giá đó của mình”.

Với câu hỏi số 7 trong phiếu khảo sát “Mức độ thường xuyên của bạn khi đặt ra các kế hoạch, các phương án “chi tiêu” thời gian như thế nào?”, nhiều phiếu trả lời đã làm người tổng hợp số liệu giật mình. Có đến 20% câu trả lời nằm ở nội dung: 1 năm lên kế hoạch 1 lần. 18% không có thói quen lập kế hoạch hay bất cứ khái niệm nào khác liên quan đến “thời gian biểu” hay mục tiêu.

3. Thói quen của những công dân hiện đại

Tuy nhiên, bảng tổng kết sau khảo sát vẫn còn rất nhiều con số lạc quan. 62% SV vẫn có những phương án hiệu quả cho việc lên kế hoạch chi tiêu thời gian của mình. Có nhiều bạn chọn phương án “thường xuyên” cho việc đưa ra các kế hoạch chi tiêu thời gian, thậm chí nhiều SV còn biết cách lên lịch làm việc, học tập, sinh hoạt của mình theo từng tuần, từng ngày. Nguyễn Thị Hiền, phòng 207 C1, KTX Mễ Trì là một trong những người có thói quen như thế.

Thói quen lướt net đang chiếm một lượng thời gian đặc biệt của SV hiện nay. Khoảng 60% SV tham gia cuộc khảo sát đã chi từ 1 đến 2 giờ/ngày cho việc lướt net. Thu Vân (ĐH Ngoại ngữ HN) thường xuyên cập nhật các tin tức thời sự và update các chương trình học bổng trong các khoảng thời gian online này. Đa số SV có thói quen sau thao tác bật máy tính là click vào biểu tượng của YM. Chat, với họ, đơn giản chỉ là một phương thức trao đổi thông tin, không gây... nghiện ngập và càng không có chuyện... đột quỵ. Chỉ có khoảng 15% phiếu trả lời dành thời gian cho game.

Việc sở hữu một chiếc đtdđ bây giờ là một việc khá “phình phường” đối với SV. Hơn 50% SV chia sẻ một khoản thời gian trong ngày của mình dành cho việc “nhắn tin” và “alô”. Đặc biệt là có đến 60% SV trong khu vực khảo sát có thói quen chơi thể thao. Họ dành những khoảng thời gian hào phóng trong ngày cho việc rèn luyện thể lực và sức khoẻ. Thông thường các câu trả lời dao động từ 30 phút đến 2 giờ khi hỏi về thời gian trong một ngày dành cho việc chơi thể thao.

25% chọn công việc dã ngoại, đến chơi nhà bạn bè trong những ngày cuối tuần. Khoảng 15% chọn công việc đọc sách, học bài... trong các ngày thứ 7 chủ nhật. Và khá nhiều lựa chọn cho thói quen shopping. Đa số SV biết cách kéo dài thời gian của ngày. Bằng chứng là thời điểm kết thúc một ngày của họ đang được kéo dài ra đến 24 giờ thậm chí 01giờ.

4. SV đang “cận thị” về tương lai của mình?

82% SV không thể hình dung nổi sau 5 năm nữa, sau 10 năm nữa hoặc 20 năm nữa mình sẽ đạt được những thành công gì. “Đến 40 tuổi cơ à, xa quá làm sao mà biết được”. “Mình chưa có dự định gì và không hình dung được đâu”. Nhiều câu trả lời là: Sau 5 năm nữa tôi sẽ là một người vợ, sau 10 năm nữa tôi sẽ là một người mẹ. Sau 20 năm nữa tôi sẽ là tương lai gần của một người bà.

Hoàng Thị Hằng, K49 khoa Xã hội học trường ĐH KHXH&NV HN trả lời: “Sau 5 năm nữa: tôi sẽ có một công việc ổn định, 10 năm nữa tôi sẽ là trưởng phòng hành chính, sau 20 năm nữa tôi sẽ là Chủ tịch...”

Một số người có vẻ bi quan.

Phạm Thị Thanh Thảo, phòng 214 KTX Mễ Trì cho rằng: “5 năm nữa tôi vẫn thất nghiệp, 10 năm nữa công việc của tôi có thể tạm ổn và 20 năm nữa tôi sẽ ổn định”.

Nhiều SV vẫn có khả năng kéo gần tương lai về phía mình.

Lê Thị Yến, phòng 405, C1, KTX Mễ Trì cho biết: “Sau 5 năm nữa, tôi sẽ là một nghiên cứu sinh, sau 10 năm nữa, tôi sẽ là một giảng viên, sau 20 năm nữa tôi sẽ là một nhà khoa học có uy tín”.

Nguyễn Thị Minh Thuỷ, SV năm thứ 2 sư phạm Sử thì ước tính: “Sau 5 năm nữa tôi sẽ là một cô giáo, sau 10 năm nữa tôi là tổ trưởng bộ môn lịch sử, sau 20 năm nữa tôi sẽ làm công tác quản lý”.

Chử Văn Bắc (Pháo Đài Láng, HN) và Đào Quốc Huy (ĐH Bách khoa HN) thì lên một lịch trình: “Sau 5 năm nữa tôi vẫn là một nhân viên, nhưng sau 10 năm tôi là trưởng phòng và sau 20 năm nữa tôi sẽ là giám đốc”. Sự thật là có khá nhiều SV chỉ sau vài năm khi ra trường đã là những giám đốc thành đạt.

Nguyễn Xuân Hải (Viện ĐH Mở HN) còn đưa ra những dự kiến chi tiết hơn: “Sau 5 năm nữa tôi sẽ là một người có đủ kiến thức cần thiết và trưởng thành, sau 10 năm nữa tôi có đủ khả năng mua nhà và ô tô, sau 20 năm nữa tôi sẽ giàu có và có địa vị trong xã hội”.

Mặc dù có đến 92% SV được hỏi đều chưa thể chi tiêu thời gian một cách hợp lý nhưng đa số những người trả lời câu cuối cùng đều khẳng định vai trò quan trọng của việc sắp xếp thời gian biểu một cách hiệu quả. 80% SV đã trả lời rằng: việc lập chi tiết các kế hoạch và công việc là “rất quan trọng”.

Nguyễn Thị Mẫn, K47 khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên HN cho rằng: “Việc chi tiêu thời gian hợp lý giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Khắc phục thái độ làm việc lề mề

    27/09/2013Dịch theo Readers’ DigestThật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó.
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Lợi mỗi ngày được một giờ

    02/08/2005Số giờ cho mình hưởng mỗi ngày đã nhất định là 24, không thể kéo dài ra hay mua thêm được; muốn có một chút thời gian rảnh rỗi, thì ngoài giải pháp giản dị hoá lối sống chỉ còn có cách khéo tổ chức để làm cho mau xong - mà vẫn có kết quả, vẫn hoàn thành những việc không thể không làm.
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Thời gian của bạn

    07/07/2005Thời gian là cuộc sống của bạn. Do vậy, trở thành người biết làm chủ thời gian là rất cần thiết. Nếu bạn chưa đọc qua Những nguyên tắc hành động hay viết ra những nhiệm vụ của mình thì hôm nay chỉ là một ngày, lúc này chỉ là một thời điểm mà thôi. Nếu bạn bị định hướng sai thì việc bạn đang tiến triển mọi việc nhanh như thế nào cũng không thành vấn đề.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác