Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

12:08 SA @ Thứ Tư - 05 Tháng Mười Một, 2008

Cách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…đã được định hình trong năm 1968 ( hoặc trước, sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.

(Kỳ trước: Câu chuyện về sự cấp tiến)

Để hiểu hơn sự nổi dậy của giới trẻ Đức những năm 1960, chúng ta cần phải hồi tưởng lại bầu không khí nghẹt thở của Cộng hòa Liên bang Đức trong thời kỳ "nền kinh tế thần diệu". Một bầu không khí chưa thoát hẳn khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa phát xít, luôn bị ám ảnh bởi lối sống tiêu thụ và hoàn toàn câm lặng trước cuộc chiến Việt Nam.

Thế hệ không cha

Giới trẻ Tây Đức những năm 1960 rất coi thường cha ông mình. Trong mắt họ, đó là những người đã quá tuổi 50, để trở thành những ông bụng phệ, hói đầu, mày râu nhẵn nhụi, không hiểu chuyện gì với chuyện gì. Đó là những người sợ “Nga”, coi khinh “Hoa Kỳ” và sùng bái sự sạch sẽ, sùng bái những thảm cỏ được cắt tỉa gọn gàng và luật pháp quốc gia. Đó là những ông chồng thích đưa gia đình đi nghỉ ở biển Adriatic và coi đời mình là thành công khi đã được cầm vô lăng của nhiều đời xe: từ Opel Kadett đến Rekord và Kapitan. Đó là những người ủng hộ quan điểm của Konrad Adenauer “Không chủ nghĩa phiêu lưu!” và tìm cách chặn đứng những ai có ý định nhắc đến những cụm từ như “quá khứ” hay “vượt quá khứ”. Cứ như thể họ không dự phần gì vào “quá khứ”. Như thể họ “không cộng tác”, “không làm gì”, “không biết gì”. Như thể nước Đức trong 12 năm dưới thời Hitler thật là kỳ cục. Nhà văn Thomas Laux từng viết: “Nếu hồi đó, bạn hỏi bố mình đã làm gì trong chiến tranh, ông ta sẽ nói với bạn rằng ông ta không giết một ai cả, rằng ông ta luôn cố ý bắn sang bên cạnh”. Mọi ông bố thời kỳ hậu chiến ấy đều sẽ nói thế. Một thế hệ luôn cố tình bắn chệch.

Người trẻ Tây Đức những năm 1960 coi mình là thế hệ không cha. Bởi phần lớn đã chết trong chiến tranh, số còn lại chẳng khác gì một hố đen trong vũ trụ. Thái độ câm lặng, từ chối ký ức đã trở thành phản xạ của thế hệ cha ông. Những gì gắn với quốc gia - xã hội và những tội ác của quốc gia đều như không can hệ đến họ. Từ đó nảy sinh ra kiểu “ký ức quên lãng”. Đám đông im lặng trước những tội ác của quân phát xít ngự trị khắp nơi, trong lĩnh vực pháp luật trên các giảng đường đại học, tại tất cả các trường học...

Đấu tranh trỗi dậy

Thời kỳ Chiến tranh không chỉ bị chôn chặt trong lòng các giáo sư đại học, mà cả trong lòng các thẩm phán, các ông chủ công ty, các bác sĩ và các giáo viên trung học, tiểu học. Không ai tìm cách giải thích thế giới cho con trẻ. Những Ernst Bloch, Max Horkheimer, Theodor Adorno, Walter Benjamin đều tuyệt nhiên thông được biết đến. Trong lĩnh vực triết học, ở Tây Đức, người ta bắt sinh viên chỉ được học học thuyết nền kinh tế kỳ diệu của Ludwig Erhard. Thế nhưng, đã có những thanh niên Tây Đức theo học ngôn ngữ ở Luân Đôn. Họ đã gặp gỡ nhiều bạn cùng lứa người Israel, được nghe giải thích bằng tiếng Anh vì sao những người nói tiếng Đức rất giỏi này là không bao giờ hứng thú ngôn ngữ ấy nữa. Đã có hàng ngàn thanh niên theo dõi vụ Eichmann ở Israel năm 1961- vụ kiện Auschwitz ở Franhkfurt năm 1963-1965. Đã có hàng ngàn thanh niên nhận ra rằng là sự kiện dưới thời Hitler, là bộ luật phân biệt chủng tộc, là hành vi cướp đoạt, trục xuất, thảm sát người Do Thái… đều ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Đã có những thanh niên xem bộ phim Cây cầucủa đạo diễn người Áo Bernhard Vicki nói về những cậu bé 16 tuổi bị ép đi phải bảo vệ một cây cầu trước sự tấn công của quân đội Mỹ và chỉ một người duy nhất trong số đó thoát chết. Đã có rất nhiều thanh niên trở về từ Anh, từ Hy từ các rạp chiếu phim... bắt đầu thắc mắc: Bố mẹ đã ở đâu? Bố đã thấy gì? Tại sao bố mẹ không phản ứng? Cuộc phản kháng trỗi dậy từ đó.

Sống cho ra sống

Người châm ngòi là những sinh viên trường đại học Berlin. Các học sinh trung học cũng tham gia hưởng ứng. Họ bày tỏ thái độ phản kháng các bậc cha chú mình bằng cách để tóc dài. Đòi xây phòng cho những người hút thuốc tại nơi công cộng. Viết những bài báo tường bằng thứ ngôn từ gây sốc để phản đối lối giảng dạy cứng nhắc, trốn tránh lịch sử. Chuẩn bị bài thật tốt để qua mặt tất cả các giáo viên mà họ ghét và muốn làm cho bẽ mặt ở Bremen, giới trẻ biểu tình phản đối tăng giá giao thông ở Hambourg, các đại diện sinh viên đòi quyền được phát ngôn trước Hội đồng đại học ở Berlin, ngay sau đêm Rudi Dutschke, thành viên tích cực của phong trào sinh viên Tây Đức những năm 1960 bị khủng hố, hơn 5.000 học sinh sinh viên đã ồ ạt kéo đến trụ sở tập đoàn Springer để chặn không cho phát hành nhật báo Bild vốn hay đưa tin những vụ giật gân. Năm 1968, hai sinh viên Andreas Baader và Gudrun Ensslin đã đốt một nhà hàng lớn ở Frankfurt để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam và thái độ thờ ơ của xã hội tiêu thụ.

Các bậc phụ huynh, các giáo viên đã đồng loạt phản ứng bằng cách tuyệt giao quan hệ, tỏ ra lưỡng lự hoặc hăm dọa. Họ nêu ra các nội quy trường học, quẳng hết các loại sách vở liên quan đến triết học, xã hội học của con cái. 21% số người lớn được hỏi yêu cầu cấm sinh viên đến trường, 14% đề nghị cấm các cuộc biểu tình, 12% mong muốn trục xuất sinh viên biểu tình ra khỏi Berlin... Thế nhưng, thời kỳ ấy, người ta được chứng kiến tinh thần đoàn kết tuyệt vời giữa những người trẻ tuổi từ 18 đến 30.

Bemd Lunkewitz, một trong những người trẻ "nổi loạn" 68 và hiện là chủ tịch tập đoàn Aufbau-Verlag nhớ lại thời đó, chúng tôi bảo nhau không nên tin những người trên 30 tuổi. Còn về phần mình Frank Wolf, một trong những cựu lãnh đạo Phong trào Rudi Dutschke thì khẳng định: “Nếu chúng tôi không làm gì, chúng tôi sẽ có lỗi với lịch sử.” Đến nay, họ có thể cảm thấy tự hào vì đã sống ra sống: Những quyền lợi mà thế hệ trẻ Đức hôm nay được hưởng, hẳn là nhờ một phần công sức cực kỳ quan trọng của cha anh họ những năm 1960.

(Kỳ 3: Mùa hè tình yêu)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Bill Gates: 11 lời khuyên cho học sinh, sinh viên

    01/12/2014Dương Minh (biên soạn), Nxb Thế giớiThành công của Bill Gates xuất phát từ 1 số nguyên tắc làm việc, làm người. Những nguyên tắc này là những điều một người có chí theo đuổi thành công nên học tập. Sách tổng kết 11 kinh nghiệm thành công của Bill, giúp bạn đọc tự soi mình...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến

    04/11/2008Nhóm Phóng viên Quốc tế Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng, ... đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm): Cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Sinh viên trước những câu hỏi của trường đời

    11/01/2004Sinh viên thì hẳn phải tự học, tự nghiên cứu, tự bổ sung những gì nhà trường chưa - hay không đủ sức trang bị cho mình. Ngay ở những nước phát triển, khoảng cách giữa nhà trường và thị trường nhân lực, cuộc sống luôn đặt ra yêu cầu không ngừng đuổi bắt cập nhật, và bao giờ nó cũng có một khoảng cách đòi hỏi người sinh viên phải tự khám phá và lấp đầy...
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Đánh thức lòng tự trọng bị xúc phạm

    23/10/2003GS. Tương LaiXã hội cần ứng xử với sinh viên với tư cách là “con người có giáo dục”, tức là “con người sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội. Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội. Để nhận được sự ứng xử đó, sinh viên phải tỏ rõ mình chính là “con người có giáo dục”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ