Văn hóa ứng xử của giới trẻ

08:35 CH @ Thứ Năm - 26 Tháng Năm, 2016

Bên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia" và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ?

Nhấc điện thoại lên, tiếng quát bên kia đầu dây: "Mày đang ở đâu đó con... ngựa kia?" làm tôi hốt hoảng dù vẫn biết đó là cô bạn thân của mình. Bạn trẻ vào quán cà phê vô tư cho cả... 4 chân lên ghế cũng không còn là chuyện lạ và họ vẫn mặc nhiên xem đó là chuyện bình thường, vì nào có ai dám nói gì họ đâu. Khách hàng là Thượng Đế kia mà! Một tiếng rít rợn cả người của cái thắng xe ngay trước câu gắt: "Đui sao, ông già?". Nhìn người đàn ông lắc đầu, vội vã bước đi, tôi chợt chạnh lòng sao các bạn trẻ lại có thể hành xử với người đáng tuổi cha chú mình như thế được nhỉ? Chẳng lẽ ở nhà các bạn cũng... chửi rủa phụ huynh mình như thế?

Chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả tiếng ngoại quốc nữa kia. Chuyện có thật trong một quầy bida, sau khi cô gái tóc nhuộm vàng hoe đánh hụt một cơ, cô giậm chân: "Oh, shit!". Chàng trai đi cùng cô, cũng đánh hụt một cơ, cũng vung cây cơ, buông tiếng "Damn it!". Chắc các bạn nghĩ rằng phải vậy mới là người văn minh mà lại không hiểu rằng đó là một sự phỉ báng tiếng Việt - ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc. Các bạn đâu biết khi buông lời như thế, các bạn đang phỉ nhổ vào chính bản thân mình.

Cứ thế, những minh chứng cho lối ứng xử thiếu văn hóa của người Việt trẻ vẫn đầy dẫy, mà nếu tôi liệt kê chắc cũng được vài trăm hay vài nghìn trang giấy. Điều đó thể hiện gì? Cả một thế hệ trẻ Việt Nam là những người thiếu văn hóa. Vâng, bạn có thể cho là tôi quá lời. Nhưng hãy cứ thử nhìn ra kia mà xem. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau. Đến cả những em bé đang theo bậc tiểu học vẫn sử dụng tiếng chửi thề làm tiếng đệm đầu môi. Nếu hỏi chúng từ đâu mà biết những từ ngữ như thế, chúng sẽ trả lời cho ta rằng chúng học được từ cha mẹ, anh chị... Từng ngày từng giờ, chúng ta đang làm nhơ nhuốc tâm hồn của trẻ thơ mà không hề cảm thấy đó là tội ác. Thậm chí khi dạy cho các em bé tập nói ta lại càng khuyến khích trẻ chửi thề qua những câu như: "Chửi nó đi con!"

Mang nỗi lòng ấy trò chuyện với vài bạn trẻ, tôi lại thêm bẽ bàng khi các bạn nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ từ hành tinh nào đấy. Và câu trả lời tôi nhận được là: "Chuyện bình thường thế mà cũng lôi ra nói. Điên à?" Vâng, tôi điên nên mới trăn trở về một thế hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Tôi điên nên mới nói về những cái mà các bạn mặc nhiên thừa nhận như là chuyện thường ngày và chẳng có gì sai. Tôi điên?

Chuyện văn hóa không chỉ dừng lại đó khi ta nhìn thấy cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, chuyện những chàng trai vô tư "ôm cây đợi thỏ" sau những cuộc nhậu triền miên, chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, chuyện bấm kèn tin tin vào giữa đêm khuya khi ta trở về nhà... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước miệt khinh ta. Không miệt khinh sao được khi mà rõ ràng là vẫn còn đấy các cô gái trẻ, đầy nhan sắc từng ngày ngồi trên net để "câu" ngoại kiều, cố sống cố chết moi cho được những đồng đô xanh đỏ...

Văn hóa ứng xử của giới trẻ: còn biết nói gì ngoài hai chữ "Hỡi ôi...!"

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Vượt đèn đỏ…

    29/11/2005Nguyễn Quang ThiềuCó thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: "Nói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh”. Xin thưa các quí bà và các quí ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (gây chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống....
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác