Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975

06:08 SA @ Thứ Bảy - 02 Tháng Tám, 2014

Về phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp, chẳng hạn Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. Mặc dù tất cả những người này không ai được đào tạo chính qui trong ngành triết, nhưng do tình hình lịch sử khách quan đã tập trung sự chú ý của họ (tôi muốn nói Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, và Trần Văn Giàu) vào triết học, chủ yếu là triết học Marx. Do đó ngay từ đầu triết học đã gắn liền với giai cấp trí thức cao cấp nhất trong xã hội thời đó: những người do học vấn hay khả năng tài chính có thể du học bên Pháp, sử dụng tiếng Pháp, và có bằng cấp cao về luật, văn chương, hay toán học. Chính vì vậy việc thảo luận triết học giữa các trí thức nói trên ngay từ đầu đã mang tính chất “tinh hoa”, “quý tộc”, mà người thường (không thông thạo Pháp văn) hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến. Có thể nói mà không sợ quá lời rằng giỏi tiếng Pháp trong những thập niên 40 là được coi gần như một loại “thiên tài” hoặc ít ra cũng thuộc về môn thứ câu lạc bộ thu hẹp chỉ gồm các phần tử tinh hoa, ưu tú nhất của dân tộc. Di sản của quan niệm này đã di cư vào các chương trình trung học và đại học Văn Khoa được thành lập tại miền Nam sau năm 1954. Hai đặc trưng của di sản này là: học nổi triết học tức là “thiên tài” và “thiên tài” thì phải nói tiếng Pháp “như gió.” Hoàn cảnh khách quan là những người đầu tiên xây dựng chương trình cho đại học Văn Khoa chủ yếu bao gồm hai lực lượng trí thức chính: giới cựu học (giỏi Hán văn) và lớp tân học (giỏi Pháp văn), nhưng dĩ nhiên lớp tân học đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác điều hành, quản lý, và soạn thảo chương trình. Bộ phận triết học hoàn toàn được mô phỏng theo chương trình giảng dạy của Pháp, ngay ở cấp trung học cũng thế: căn bản triết học bao gồm tâm lý học, đạo đức học, luận lý học, và siêu hình học. Các danh từ triết học trong sách giáo khoa trong giai đoạn đầu chỉ là những cố gắng phiên dịch từ các thuật ngữ Pháp văn tương đương cho nên càng củng cố tính chất “quý tộc” sẵn có trong bộ môn triết vì đó là những thuật ngữ Hán Việt nghe hết sức “cao sang”, “huyền bí,” chẳng hạn như: tiên thiên, hậu nghiệm, siêu hình, tam đoạn luận, diễn dịch, quy nạp, v.v… Tôi còn nhớ khi học lớp Đệ Nhất (tức lớp 12 bây giờ) rất nể phục các học sinh học luôn siêu hình học (métaphysique) trong chương trình ban C (Văn chương, sinh ngữ), vì nếu theo ban A (Lý, hóa vạn vật) hay B (Toán, lý, hóa) thì môn triết chỉ bao gồm ba môn tâm lý, đạo đức, và luận lý mà thôi. Tôi cũng chẳng biết siêu hình học là cái gì, nhưng nội nghe ba chữ “siêu hình học” là đã thấy hết sức tâm phục khẩu phục rồi, cho rằng phải tài ba xuất chúng lắm mới học nổi một môn học cao siêu như vậy. Những sinh viên học triết ở bậc đại học thì càng được tôi sùng bái kính cẩn hơn nữa, nói gì đến các bậc giáo sư có bằng cấp triết học từ tận Pháp quốc trở về. Đối với đầu óc của tôi bấy giờ (những thập niên 60 và 70) các bậc giáo sư đó không phải đơn thuần chỉ là “thiên tài” mà chính họ là hiện thân của “chân lý tuyệt đối”. Tôi muốn nói đến các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Lê Tôn Nghiêm, những “ngôi sao” của đại học Văn Khoa thời bấy giờ.

Chính do sự sùng bái đó mà tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào. Nhưng dù sao Phạm Công Thiệnđã làm sống lại truyền thống bút chiến trong văn học miền Nam trước đây, nhưng chỉ tiếc giáo sư Nguyễn Văn Trung im lặng không trả lời gì cả khiến tôi vô cùng thất vọng, kết luận: “Vậy là Phạm Công Thiện nói đúng rồi”! Bản thân giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng góp phần củng cố nhận định này, vì ông hầu như chẳng viết gì về triết học mà chủ yếu viết về văn học, thơ ca (thậm chí viết cả bài ca ngợi ca sĩ Thanh Thúy), tục ngữ, câu đố, và gần đây nhất là viết về tôn giáo Cao Đài. Sở dĩ Phạm Công Thiện có thể gây được một chấn động lớn như vậy vì giáo sư Nguyễn Văn Trung đang ở trên một ngôi vị quá cao, quá “quý tộc,” do bốn chữ “tiến sĩ triết học” thường đi kèm theo tên ông đã tạo ra một hào quang thiêng liêng đến mức việc tấn công vào chính bản thân ông đã trở thành sự tấn công vào chính tầng lớp tinh hoa triết học. Kể từ đây các giáo sư tiến sĩ triết học khác phải được nhìn bằng con mắt hoài nghi.

Nhưng huyền thoại Nguyễn Văn Trung sụp đổ để nhường vị trí lại cho hai huyền thoại khác đang lên ngôi: Bùi GiángPhạm Công Thiện. Khi một giáo sư triết tại đại học không thể trả lời được một sự công kích trực tiếp như vậy từ một người đứng ngoài hệ thống hàn lâm thì hậu quả tất nhiên sẽ là uy tín học thuật phải chuyển từ hệ thống hàn lâm đó sang cho những thiên tài khác đang đứng bên lề đại học. Bùi Giáng là một nhà thơ thiên về triết học, nổi tiếng về các hành vi lập dị theo kiểu “đứng đái giữa đường”, thể hiện một thái độ phản kháng, thách đố đối với tất cả những gì công ước, hình thức, chuẩn mực, ngay ngắn trong đời sống xã hội. Mặc dù thực ra chỉ do bộ óc “mát điện” và bị “cà tửng” của nhà thơ tạo ra mà thôi. Bùi Giáng đã trở thành biểu tượng cho một đấng minh triết theo đúng truyền thống Đông phương: sống vượt ngoài qui ước xã hội, có tâm hồn thi sĩ, và học vấn quảng bác (như Trúc Lâm thất hiền đời Tây Tấn bên Trung Hoa hay Cao Bá Quát trong truyền thống Việt Nam). Phạm Công Thiện thì hoàn toàn tỉnh táo. Sau những bài viết hết sức gay gắt, ông cũng trở thành một trí thức hàn lâm, giảng dạy và làm khoa trưởng tại đại học Vạn Hạnh, thế là kết hợp được cả hai yếu tố thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhau trong truyền thống Việt Nam: não trạng sùng bái các trí thức cao cấp, chủ yếu là giáo sư đại học (nhờ giỏi ngoại ngữ) và việc thần tượng các “thiên tài” phản kháng đứng ngoài hệ thống hàn lâm. Cần lưu ý ngay là mặc dù không sản xuất ra một khối lượng thơ phong phú như Bùi Giáng, Phạm Công Thiện luôn luôn tư xưng là “thi sĩ” và cũng sáng tác khá nhiều thơ (thí dụ tập Ngày sinh của rắn), nghĩa là ông vẫn thuộc về truyền thống văn hóa phương Đông, xem việc làm thơ là nhãn hiệu chủ yếu của minh triết vĩnh cửu, chứ không phải các lý luận trừu tượng, chi ly, chẻ sợi tóc ra làm tư, của triết học Tây phương. Kim Định, một giáo sư đại học Văn Khoa về triết Đông, cũng có một luận điểm tương tự khi phê phán triết học phương Tây và đề cao Nho giáo mà ông cho là xây dựng trên ba trục chính: Hưng ư thi, Thành ư nhạc, và Lập ư lễ.

Do tâm lý văn hóa như tôi vừa mô tả ở trên, các sách vở bàn chuyện triết học thực sự không bao giờ thấm nhập trong não trạng quần chúng có học thức. Chẳng hạn các sách bàn về tư tưởng Kant, Descartes, Sartre, Marcel, biện chứng pháp, của giáo sư Trần Thái Đỉnh, hay bộ Lịch sử triết học Tây Phương (2 cuốn) của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, hay Hiện tượng luận về hiện sinh của giáo sư Lê Thành Trị, không bao giờ xuất hiện trong những cuộc thảo luận trí thức, không bao giờ trở thành một ảnh hưởng thâm nhập sâu đậm trong não trạng giới có học, vốn thích những gì thơ mộng, lãng mạn, phản kháng công ước xã hội, theo kiểu thơ Đường, hay “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” theo kiểu Thiền tông. Cho nên một hiện tượng hết sức nghịch lý là trong văn hóa Việt Nam giới có học rất “nể” các giáo sư triết hay “thiên tài triết học” thông thạo ngoại ngữ Tây phương nhưng trong thực tế vẫn thích thảo luận những đề tài truyền thống (thơ Đường, Kinh Dịch, Thiền Tông). Nói rộng ra là văn chương, triết Đông, và Phật giáo, vì đối với họ tinh thần triết học phương Tây (duy lý, phân tích, trừu tượng, lý luận tỉ mỉ, dài dòng) là một thực thể văn hóa xa lạ, nếu dùng để trang điểm trí tuệ thì tốt, chứ không phải là những món ăn thực sự cần thiết cho đời sống tinh thần Việt Nam.

Một điều hiển nhiên là khi nhìn lại gia tài văn hóa Việt Nam, chúng ta thấy lực lượng chủ yếu là thơ (chẳng hạn chỉ riêng thơ văn Lý, Trần gom lại đã được ba cuốn dày cộm), còn các đề mục xa gần có liên quan đến tư tưởng thì sơ sài ngắn gọn, chẳng hạn Khóa Hư Lụccủa Trần Thái Tông hay Thiền Uyển Tập Anh, ngay cả khi dịch sang Việt ngữ rồi, cũng chỉ là hai cuốn sách mỏng lét. Phạm Công Thiện, người trước đây được nhóm Văn (Trần Phong Giao, Trần Thiện Đạo) và bây giờ được cộng đồng trí thức Việt Nam tại California xưng tụng là “triết gia” cũng chẳng bao giờ sáng tác được một tác phẩm triết học nào cả. Các tác phẩm của ông ( Tư tưởng hố thẳm, Hố thẳm tư tưởng, Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Ý thức bùng vỡ…) chỉ là tập hợp những bài viết ngắn theo kiểu tùy bút, bút ký, phiếm luận, không có nội dung gì xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính do áp lực qui định của truyền thống, hoàn cảnh xã hội luôn luôn thiếu ổn định do chiến tranh, cộng thêm khí hậu nóng bức, người Việt Nam khó có cơ hội và thời gian ngồi yên một nơi để tư duy triết học nghiêm chỉnh lâu dài, hoặc biên khảo những tác phẩm dài hơi (vốn đòi hỏi việc tham khảo nhiều tư liệu liên quan). Không nói đâu cho xa, ngay cả vào thời Phạm Công Thiện, việc tiếp cận với tư liệu, sách vở triết học cũng không phải dễ dàng. Dĩ nhiên giới có tiền vẫn có thể đặt mua tận bên Pháp thông qua nhà sách Xuân Thu (Sài Gòn) hoặc săn lùng những cửa hiệu sách cũ. Giới được may mắn sang du học bên Pháp thì có cơ hội nhiều hơn trong việc kiếm “bửu bối”, nhưng tất cả đều hoàn toàn ngẫu nhiên, không có hệ thống, hơn nữa sách bên Pháp rất mắc, ngay cả bây giờ cũng thế, cho nên việc thử trong tay những tác phẩm hay tư liệu triết học cần thiết chính là ưu thế rất lớn trong việc biên khảo hay bút chiến. Khi đối phương trích dẫn toàn tư liệu mà mình không thể tiếp cận thì chỉ có nước giơ mặt cho đối phương tha hồ tạt nước vào mà thôi. Đó cũng là lý do giải thích được tại sao thường là các sách biên khảo Việt Nam rất lôi thôi, bầy hầy, ít khi ghi chú, chú thích cẩn thận đầy đủ như các sách cùng loại của phương Tây, vì khi viết tác giả chỉ nhớ có đọc cuốn sách đó, của tác giả đó, nhưng lại không có tác phẩm đó ngay trước mắt, một vấn đề giải quyết hết sức dễ dàng trong các thư viện phương Tây. Cũng chính vì vậy mà truyền thống văn hóa Việt Nam đặt trọng tâm vào việc nhớ nhiều, một khả năng tuy vẫn cần thiết hiện nay nhưng đã được hỗ trợ rất nhiều bằng cách hệ thống ký ức nhân tạo (bách khoa, tự điển, thư mục, tự điển, thư mục, sách dẫn, CD- ROM, Internet). Việc trích dẫn nhiều sách vở chẳng hề gây “ấn tượng” cho giới trí thức như ngày xưa nữa vì đó là tác thao tác mà ai được huấn luyện và đào tạo đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng.

Kết luận: “thiên tài” trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay chỉ là sản phẩm của bốn nhân tố chính: 1- Khan hiếm sách vở và tư liệu; 2- Não trạng thích thơ ca lãng mạn; 3- Hoàn cảnh khách quan (xã hội loạn lạc, khí hậu nóng bức, việc đi lại trong nước khó khăn, việc xuất dương du học càng hiếm hoi hành 4- Sùng bái bằng cấp và ngoại ngữ (trước thì chữ Nho, sau thì chữ Tây).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Triết học nước Pháp

    08/11/2014Henri Bergson - Phạm Quỳnh dịchCái tính hiếu triết học đó thực là tiêu biểu cho tính tình cao thượng của người Pháp, chỉ ưa những nghĩa lý công minh chính đại ở đời. Như vậy thì hồn nước Pháp với hồn triết học tất có thanh khí với nhau, không phải không.
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Nguyễn Hiến Lê - hai mươi năm, một trăm cuốn sách

    02/08/2014Phan QuangTừ miền Trung đi thẳng vào Sài Gòn, ngay sau khi thành phố vừa giải phóng, một trong những mong ước đầu tiên của tôi là gặp gỡ một số trí thức và văn nghệ sĩ từng nghe tiếng...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • Nghiên cứu triết học cơ bản

    14/12/2009Lý Chấn AnhTập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà Lý Chấn Anh chủ trương (...) về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.
  • Người ta cần triết học để làm gì?

    17/11/2009Nguyễn Thúy Vân... chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh. Đó là lý do người ta cần đến triết học.
  • Nguyễn Ước (1947 - )

    23/10/2009Dịch giả tác giả xuất sắc, triết gia, Phật tử
  • Đọc lại Phạm Công Thiện

    26/09/2009Nguyễn Hưng QuốcCảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ.
  • Bàn về minh triết

    23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
  • Tiếng lóng Sài Gòn

    04/08/2009Mãn ChâuTiếng lóng vốn là tiếng của…vỉa hè, chợ búa, là thứ tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc tu hành mới không có (chứ đôi khi các ngài cũng dùng) tiếng lóng chuyên dùng . Thoạt kỳ thủy đó là tiếng của một giới nào đó ( ăn chơi, mánh mung, lính tráng…) , là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó, không phải “tiếng lòng” tức không phải của nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy...
  • Hành trình vào triết học

    30/06/2009Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình...
  • Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)

    27/06/2009Một nhà văn, học giả, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế...
  • Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

    26/06/2009Lê Minh QuốcKỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và nhân sự kiện NXB Văn Học và trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày 1.300 trang (ảnh), xin giới thiệu bài viết của nhà biên khảo Lê Minh Quốc về thần tượng một thời của thanh niên Việt Nam này
  • Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

    21/06/2009Đoan Trang"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".
  • Triết học là gì?

    04/06/2009Phạm QuỳnhNói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng.
  • Vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa duy vật nhân văn hiện nay

    28/02/2009TS. Hồ Bá ThâmVấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Chủ đề này không mới nhưng lại luôn luôn mang tính thời sự và chưa bao giờ cũ. Chúng ta khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh thì nhiều nhưng khám phá, tìm hiểu về con người, bản thân mình, như nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, thì vẫn còn ít...
  • Triết học nghệ thuật của Schelling

    15/02/2009Nguyễn Huy HoàngTác giả đã đưa ra và phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Schelling về nghệ thuật qua các giai đoạn: triết học tự nhiên, triết học tiên nghiệm, triết học đồng nhất, triết học tự do và mặc khải. Trên bình diện triết học nghệ thuật, Schelling không chỉ là một mắt xích, một vòng khâu trong tiên trình phát triển của triết học cổ điển Đức...
  • Văn hóa, triết lý và triết học

    11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
  • Nhập môn lịch sử triết học

    04/12/2008V.V.XocolopTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học.
  • “Tầm nhìn vấn đề trong phản tư” của Marx và ý nghĩa đương đại của nó

    15/10/2008Nhiệm BìnhViệc đặt ra "vấn đề trong nghiên cứu triết học hiện nay" là nhằm tới một lập trường và chuẩn thức về "tầm nhìn vấn đề”, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu "tầm nhìn vấn đề trong phản tư" mà Marx đề ra trong cách mạng triết học và ý nghĩa đương đại của nó. Xuất phát từ thực tiễn "cải tạo thế giới", tiến hành phê phán không thương tiếc mọi thứ trong quá trình toàn cầu hoá tư bản là con đường cơ bản để Marx đặt vấn đề và làm cho tư tưởng của mình xuất hiện trên vũ đài. Ngày nay, phản tư và giải đáp những vấn đề quan trọng của thời đại toàn cầu hoá mới lại trở thành phương thức chủ yếu để triết học mácxit hiện diện trên vũ đài đương đại.
  • Sức sống của triết học Mác trong xã hội hiện đại

    09/09/2008Nguyễn Thế NghĩaBản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác được thể hiện trước hết ở thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Thứ hai là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng của triết học Mác. Thứ ba, triết học Mác là sự thống nhất giữa tính mở, tính phát triển của hệ thống lý luận và tính ổn định của lập trường duy vật biện chứng và những phương pháp luận cơ bản của nó. Đó là những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác...
  • Chủ nghĩa duy vật nhân văn

    08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Triết học trong “thế giới phẳng”

    23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
  • Phát triển các chế định xã hội của quá trình hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

    06/06/2007Trần Hữu QuangNếu xem xét xã hội như một hệ thống được cấu tạo bởi nhiều định chế xã hội, thì sự phát triển của cả một xã hội không thể không bao hàm sự thay đổi của từng định chế cũng như của mối quan hệ sắp xếp và tương thuộc giữa các định chế ấy. Bài viết này thứ phân tích vai trò của các định chế xã hội (xét như là những thành tố cấu thành hệ thống xã hội) nhằm đi tìm những động thái xã hội trong quá trình phát triển ở SàiGòn - TP. Hồ Chí Minh xưa và nay.
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại

    31/10/2006Đỗ Minh HợpTriết học với một nghĩa nào đó là sự phản tư đối với văn hoá thời đại, Triết học tôn giáo không phải là một ngoại lệ, nó là sự phản tư đối với tôn giáo với tư cách một bộ phận, một hình thức của văn hoá. Cùng với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa phi duy lý, triết học tôn giáo tạo thành một trong ba khuynh hướng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà chúng tôi cố gắng giới thiệu những nét cơ bản của triết học tôn giáo hiện đại...
  • Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học

    07/10/2006Vũ TìnhGiải quyết vấnđề cơ bản của triết họclà một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng...
  • Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc

    05/10/2006Đinh Ngọc ThạchPhoiơbắc là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen...
  • Một hành trình triết học hấp dẫn

    16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

    20/03/2006Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác