Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Trong khoảng từ đầu thế kỷ đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam ở vào buổi giao thời, xét về mặt phân hóa giai cấp: ngoài các giai cấp cơ bản cũ của xã hội phong kiến là địa chủ và nông dân, đã bắt đầu sự hình thành những giai cấp và tầng lớp mới. Các giai cấp và tầng lớp đó trước hết là hai giai cấp tư sản và vô sản đang trong quá trình hình thành và chưa bước lên vũ đài chính trị.
Cùng với sự mở mang các đô thị và bộ máy hành chính, sự nghiệp của chính quyền thực dân, giai cấp tiểu tư sản thành thị cũng đã ra đời. Nhưng đó là một giai cấp trung gian, phức tạp, không có hệ tư tưởng riêng, do đó không có khả năng lãnh đạo cách mạng. Thực dân Pháp cũng đã mở một số trường học, nhưng trong thời gian đầu thế kỷ, chúng mới nhằm và mới chỉ kịp đào tạo một số công chức và kỹ thuật viên cấp thấp. Do đó, tầng lớp "trí thức Tây học" chưa có mấy người.
Trong điều kiện lịch sử đó, bộ phận có tinh thần yêu nước và tiến bộ trong tầng lớp trí thức Nho học đã được lịch sử giao cho một số nhiệm vụ trong chức năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc, tiếp thu tư tưởng mới, đưa ra đường lối cứu nước…). Vào thời điểm đầu thế kỷ, bộ phận này của tầng lớp trí thức Nho học là những người có khả năng nhất trong việc vận động phong trào cứu nước và học hỏi, tiếp thu các tư tưởng. Tự giác hay không tự giác, họ đã đảm nhiệm sứ mệnh mà lịch sử đã giao cho họ trong buổi giao thời của xã hội.
Sự khủng hoảng về ngọn cờ lãnh đạo cách mạng trong những năm đầu thế kỷ, trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và vai trò của các tri thức Nho học yêu nước trong buổi giao thời của xã hội đã in một dấu ấn sâu đậm vào lịch sử tư tưởng Việt Nam trước khi dân tộc Việt Nam tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin.
Bộ phận yêu nước trong tầng lớp trí thức Nho học mà chúng ta đang nói tới đã để lại không ít những tấm gương bất khất sáng chói. Thơ văn của họ chứa chan tâm huyết của những con người “trăm thất bại không một thành công" nhưng vẫn "khản cổ mỏi hơi" "chiêu hồn nước", vẫn "khản cổ mỏi hơi" "gào khóc ở Tân đình", vẫn tìm đủ mọi cách để "khai dân trí", “chấn dân trí", coi khinh mọi sự khủng bố dã man của giặc Pháp, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Họ mang truyền thống yêu nước của dán tộc. Họ có uy tín trong nhân dân. Họ biết chữ Hán, do đó một khi chủ nghĩa thực dân đã phá vỡ chính sách "bế quan tỏa cảng", ngu muội của chính quyền phong kiến trước kia, thì họ có thể tiếp xúc với các sách báo viết bằng chữ Hán từ ngoài, nhất là từ Trung Quốc vào.
Nhưng, mặt khác, họ lại có những nhược điểm cố hữu: Được đào tạo trong nhà trường Nho học cũ kỹ, tri thức của họ không thể theo kịp thời đại. Không biết một thứ tiếng nước ngoài nào khác ngoài tiếng Trung Quốc, họ chỉ có thể tiếp xúc với các tư tưởng mới qua các sách báo Trung Quốc. Tình hình này chẳng những hạn chế họ rất nhiều trong việc tiếp thu cái mới, mà còn luôn đặt họ trước nguy cơ chỉ có thể tiếp thu được các học thuyết của phương này đã bị “khúc xạ" qua tư tưởng của các tác giả và các dịch giả Trung Quốc.
Các Nhà nho yêu nước hồi đầu thế kỷ chỉ có thể tiếp xúc với các học thuyết ấy qua các sách báo mà họ gọi là “Tân thư". "Tân thư" là một danh từ khá bao quát để chỉ các sách báo chứa đựng kiến thức mới “trần thư" mang lại cho các nhà nho những kiến thức mới về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phần lớn dịch ra chữ Hán từ sách báo phương Tây, hoặc dịch qua tiếng Nhật, có khi chỉ dịch tóm tắt, lấy những nội dung chính, mục đích là giới thiệu "văn hóa Thái Tây", để mà bắt chước, đổi mới. Những “Tân thư" như vậy đã xuất hiện ở Trung Quốc từ nửa cuối thế kỷ XIX, gắn liền với các nhà cãi cách Trung Quốc thuở ấy. Sau chiến tranh Trung - Nhật, các nước đế quốc bắt đầu thực hiện âm mưu chia cắt Trung Quốc, nguy cơ mất nước của nhân dân Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Bấy giờ Khang Hữu Vi (1858 - .t927), Lương Khải Siêu (1873-1929), Đàm Tự Đồng (1869-1898), Nghiêm Phục (1853-1924) mới hô hào biến Pháp, do đó mà có cuộc chính biến Mậu Tuất (1898).
Trong số các nhà cải cách Trung Quốc, Lương Khải Siêu có ảnh hưởng lớn nhất đối với các Nhà nho Việt Nam hồi đầu thể kỷ. Hầu hết các Nhà nho Việt Nam yêu nước trong các phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục đều đã ít nhiều được "khai tân" bằng những tác phẩm chứa chan nhiệt huyết của Lương. Riêng Phan Bội Châu còn được trực tiếp tiếp xúc với Lương tại Nhật và đã được Lương ân cần góp ý kiến, tận tình giúp đỡ. Nhưng, trước sau Lương Khải Siêu vẫn chỉ là một nhà cải lương chủ nghĩa và bảo hoàng chủ nghĩa. Qua ông, các nhân tố tích cực, cách mạng của các nhà khai sáng phương Tây đã bị cắt xén, rơi rụng rất nhiều. Điều đó tất nhiên đã để lại dấu vết trong tư tưởng các nhà nho yêu nước Việt Nam, kể cả trong tư tưởng Phan Bội Châu.
Đối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt.
Niềm say mê "Tân thư" còn được kích thích thêm bởi tấm gương duy tân của nước Nhật “đồng văn đồng chủng", và bởi các sự kiện trên thế giới như cuộc chính biến năm 1898 ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh Nhật - Nga năm 1905, cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Phan Châu Trinh (1872-1926) Ông là nhà cách mạng xã hội, có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo ngày hôm nay... |
Các Nhà nho Việt Nam yêu nước đầu thế kỷ đã say mê "Tân thư" không phải là để thỏa mãn lòng yêu thích cái mới lạ, mà là để tìm phương sách giải quyết vấn đề dân tộc. Họ đã vận dụng các học thuyết mà họ tiếp thu được từ “Tân thư" vào sự nghiệp cứu nước. Lúc bấy giờ tình hình Việt Nam có chỗ giống nhưng cũng có nhiều điểm khác tình hình Trung Quốc. Bởi vậy, họ đã không máy móc dập khuôn theo những trào lưu duy tân của Trung Quốc, mặc dầu bề ngoài có những hoạt động tương tự.
Ở Trung Quốc, sau điều ước Mã quan(1894), nguy cơ dân tộc là nghiêm trọng, nhưng Trung Quốc mới là một nước nửa thuộc địa, còn giữ được phần chủ quyền. Hơn nữa, phong trào biến Pháp năm 1898 lại do vua Quang Tự cầm đầu. Bởi vậy, phong trào Duy Tân của Trung Quốc có được tính chất hợp pháp, được tiến hành công khai và được tiến hành "từ trên xuống", dù nó bị thái hậu Từ Hy và các thế lực phản động ngăn càn và làm cho thất bại. Nhưng, cũng chính vì nó được nhà vua cầm đầu, cho nên nó mang tính chất bảo hoàng trong khi đề xướng những cải cách có tính chất tư sản. Có nghĩa là, nó chỉ có thể mang tính chất cải lương.
Ở Việt Nam, tình hình có chỗ khác. Việt Nam là một nước thuộc địa và nửa phong kiến. Chính quyền thực dân và triều đình phong kiến tay sai của nó ra sức ngăn chặn ảnh hưởng của “Tân thư”, đàn áp đẫm máu mọi phong trào yêu nước. Mặt khác, những người có tư tưởng Duy Tân đều là những nhà yêu nước. Họ không phải là quan lại. Bởi vậy, phong trào duy tân là một phong trào cách mạng, bất hợp pháp và có tính chất quần chúng.
Sau dây chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của "Tân thư" đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với việc vạch ra đường lối cách mạng nói riêng.
Trước hết, do ảnh hưởng của “Tân thư", trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã dấy lên ở nước ta một phong trào Duy Tân giống phong trào Duy Tân ở Trung Quốc. Phong trào này gồm ba mặt: giáo dân (giáo dục dân), dưỡng dân (làm cho dân giàu có) và tân dân (làm cho dân đổi mới).
Biện pháp giáo dân là mở các trường học, dạy kiến thức mới, chống lại lối học của nhà trường Nho giáo, giáo dục lòng yêu nước, nghĩa hợp quần và đạo đức công dần. Thực hiện biện pháp này, từ 1906-1908 trở đi, tại nhiều nơi trên đất nước đã mọc lên hàng loạt trường mang tên là Đông Kinh nghĩa thục. Những người sáng lập và hoạt động sôi nổi trong phong trào Đông kinh nghĩa thục là Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Vũ Hoành, Phan Đình Đối, Phan Huy Thịnh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí… ở ngoài Bắc, và Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cán, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... ở trong Nam. "Đông Kinh nghĩa thục" Hà Nội khai giảng tháng 3/1907, số học sinh lúc đầu có tới 4 - 5 trăm, sau lên đến 1.000. Có ký túc xá cho vài chục học sinh. Có các lớp khác nhau đành cho các loại học sinh khác nhau, có lớp dành riêng cho các nhà khoa bảng nho học. Có nội khóa và ngoại khóa. Nội khóa dạy các kiến thức phổ thông về sử ký, địa lý, cách trí, vệ sinh. Ngoại khoá là tổ chức diễn thuyết, bình văn, giảng báo... Hoạt động ngoại khóa thu hút đông đảo quần chúng.
Biện pháp làm cho dân giàu có là mở mang trong thương nghiệp và cổ động dùng hàng nội hóa. Trong phong trào này, các nhà nho, trước họ từng bị cầm tù trong các tư tưởng coi khinh công thương nghiệp của Nho giáo, nay đứng ra lập các hiệu buôn, các Công ty công nghiệp và cả các "nông hội". Đó là các hiểu Hồng Tần Hưng của Nguyễn Quyền, Đông Kinh Hưng của Hoàng Tăng Bí, Triệu Dương thương quán của Đặng Nguyên Cần, Lê Huân, Ngô Đức Kế, Quảng Tần hiệp thương công ty của Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Thương Hợp Công ty của Huỳnh Thúc Kháng, Lê Vĩnh Tuy, Viện Thành Công ty của một số sĩ phu ở Phan Thiết... Về nông nghiệp, có trại Công Khánh ở Hà Tĩnh của Lê Võ và mấy "nông hội" do các Nhà nho tổ chức ở Quảng Nam.
Biện pháp làm cho dân đổi mới là tuyên truyền cổ động bài bác "hủ nho", thực hiện các phong tục "Thái Tây", dùng chữ quốc ngữ, tuyên truyền cổ động lòng yêu nước, nghĩa đồng bảo và các tiêu chuẩn đạo đức (mà thực chất là tư sản - L.S.T) của người công dân.
Trong vài ba năm đầu, các hoạt động và biện pháp kể trên đều đã được tiến hành công khai và không bị chính quyền thực dân ngăn cấm. Nhưng năm 1908, nhân phong trào "xin xâu" của nông dân Trung Kỳ, chính quyền thực dân đã đóng cửa các trường Đông Kinh nghĩa thục và các hội buôn yêu nước, đưa một số chí sĩ trong đó có Phan Châu Trinh, ra Côn Đảo. Trần Quý Cáp, Đặng Thái Thân, Nguyễn Hàm và các đồng chí của các ông đã "xả thân thủ nghĩa” như những người anh hùng.
Trong các tài liệu tuyên truyền, giảng dạy tại các trường Đông Kinh nghĩa thục, thì tác phẩm "Văn minh tân học sách" là tác phẩm điển hình cho thấy các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ đã vận dụng như thế nào hệ tư tưởng tư sản mà họ tiếp thu được qua "Tân thư" vào chủ trương duy tân đất nước.
Luận điểm cơ bản của tác phẩm là: tình trạng dã man hay văn minh của một nước là do trình độ dân trí quyết định. Vì vậy, muốn tiến lên văn minh thì phải mở mang dân trí, ngược lại, càng văn minh dân trí càng cao. Một tác giả (không rõ tên) viết: "Kể các nước trên mặt địa cầu này, nước này còn là dã man, nước kia đã bán khai, nước nọ thì văn minh. Ấy là tùy theo chỗ dân trí từng nước thông hay tắc, nhiều hay ít, nhanh hay chậm mà khác nhau... văn minh và dân trí, hai đằng cùng làm nhân quả lẫn nhau…
Dựa trên luận điểm cơ bản ấy, tác giả lần lượt xem xét tình trạng thực tế của văn minh và dân trí Việt Nam, tìm nguyên nhân của tình trạng ấy và đưa ra những biện pháp cần phải tiến hành.
Theo tác giả, Châu Á vốn là ngọn nguồn của văn minh và nước Việt Nam cũng vốn là một nước văn minh, ở vào một vị trí địa lý thuận lợi, giầu tài nguyên. Thế mà, nhân dân Việt Nam không được hưởng các tài nguyên ấy, đất nước thì "vẫn như cũ" trong khi các nước khác đã rất văn minh. Còn con người thì hoặc là "để trí khôn vào chỗ vô dụng", như ham mê đàn sáo, cờ bạc, bói toán... hoặc là chỉ lo gọt dũa văn chương, "khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu", hoặc là luồn cúi dưới công danh "tự mình lại củng cố một cần tính nô lệ”… Tóm lại đặc tính của văn minh Việt Nam là luôn luôn "tĩnh", còn đặc tính của văn minh Châu Âu là luôn luôn “động”.
Vì sao mà văn minh của nước Việt Nam lại "tĩnh" mãi? Đó là do bốn "nguyên nhân khởi điểm" sau đây :
"Một là, khởi ở cái điểm "nội hạ ngoại di", không thêm hỏi đến chính thuật và kỹ năng của nước khác. Hai là, khởi ở cái điểm quý đạo vương, khinh bá đạo, không thèm giảng đến cái học cơ xáo phú cường của nước ngoài. Ba là, khởi ở cái điểm cho xưa là phải, nay là quấy, không chịu xem xét kiến thức và sự suy nghĩ bàn luận của người sau. Bốn là, khởi ở cái điểm trọng quan và khinh dân, nên không thèm kể đến tình hình hay dở ở chốn lương thôn..."
Bốn nguyên nhân khởi điểm nói trên đã ảnh hưởng đến năm giới, tức là năm lãnh vực:
Ở lĩnh vực tư tưởng: “Văn hóa lòe loẹt thì có, còn nói về mở mang trí khôn cho dân thì không hề có gì", trong khi ở các nước Âu Tây thì tất cả mọi việc đều "cốt để phát huy cái chủ nghĩa yêu nước, yêu nòi giống".
Ở lĩnh vực giáo dục: "những món ta học và nhớ ấy là sách tàu... chỉ là lời của nhân… những thứ ta thị ấy chỉ là kinh nghĩa, thơ ngũ ngôn, biên ngẫu tứ lục..." trong khi ở các nước Âu Tây thì chú trọng các môn khoa học.
Ở lĩnh vực chính trị: "cấm thay đổi sửa sang, dùng người thì quý im lìm lặng lẽ... dân gian không được học thề lập hiến, có chính thể quan dân cộng hòa... kẻ bàn người với, sớm sửa đi, chiều sửa lại, cốt làm cho đúng chân lý hợp với tình hình…”
Ở lĩnh vực tính tình (có thể tạm hiểu là lĩnh vực xã hội): "người văn chương không có gì là quý, người áp chế không có gì là tôn chỉ, ngoài phục tùng không có gì nghĩ xa...", trong khi ở các nước Âu Tây thì "có chính thể cộng hòa... có phái tự do...".
Ở lĩnh vực phong tục: "lìa nhà mười dậm đã bùi ngùi..." chưa từng nghĩ đến các "môn học thực dân", chưa từng đi tìm "thị trường tiêu thụ hàng hóa...", trong khi ở các nước Âu Tây thì "trọng du lịch" và xem thường hiểm trở gian nan...
Vãn theo tác giả "Văn minh tân học sách", dân trí kém là do văn minh "tĩnh". Văn minh "tĩnh" là do bốn "nguyên nhân khởi điểm", hậu quả của bốn "nguyên nhân khởi điểm" ấy là năm "giới" (lĩnh vực). Vậy, muốn "cầu văn minh" thì "không thể không lo mở mang dân trí", mà muốn "mở mang dân trí" thì chỉ có sáu "đường" (biện pháp). Ấy là:
Biện pháp thứ nhất: "Dùng văn tự nước nhà".
Biện pháp thứ hai: "Hiệu đính sách vở".
Biện pháp thứ ba: "Sửa đổi pháp thi".
Biện pháp thứ tư: "Cổ võ nhân tài".
Biện pháp thứ năm: "Chấn hưng công nghệ".
Biện pháp thứ sáu: "Mở tòa báo".
Trong phần cuối của tác phẩm, tác giả đem gương duy tân của nước Nhật, gương thức tỉnh của người Trung Quốc, thống thiết kêu gọi phải học tập và thâu thái văn minh Âu Châu.
Trên đây là những nội dung và tư tưởng cơ bản của "Văn minh tân học sách". Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là một thái độ chống bảo thủ, trong phạm vi chống bảo thủ ấy, một cuộc tấn công vào một số quan điểm của Nho giáo như "nội hạ ngoại di", "trọng vương khinh bá", “hậu cổ bạc kim”...
Một cuộc tấn công chống tư tưởng bảo thủ như vậy đã được những người như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch tiến hành từ cuối thế kỷ XIX. Cái mới của "Văn minh tân học sách" là ở chỗ tác già đã tiến hành một sự phân tích lý luận, trong khi các nhà cải cách cuối thế kỷ thứ XIX chỉ tập trung vào các biện pháp cụ thể. Cái mới của "Văn minh tân học sách” còn là ở chỗ tác giả đả kích Nho giáo mạnh mẽ hơn, nêu đích danh các mệnh đề tư tưởng bảo thủ của nó, đặc biệt là phủ định toàn bộ các "Minh nho", “Tống nho", có nghĩa là phủ định cả những nhân vật mà phần lớn các nhà nho, trong đó có các nhà nho Việt Nam., sùng bái gần như sùng bái Khổng Tử và Mạnh Tử. Rõ ràng đấy là một bước tiến mới, dũng cảm. Tuy nhiên, tác giả "Văn minh tân học sách" đã không triệt để trong việc chống Nho giáo. Và như chúng ta đã thấy, các "chính văn" - lời nói của chính Khổng Tử - vẫn cần được đưa vào chương trình học hành, thi cử. Chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân của tình hình này ở một đoạn sau.
Xuyên suốt toàn bộ "Văn minh tân học sách" còn là tư tưởng lấy việc mở mang dân trí làm nhiệm vụ quan trọng nhất. Các nhà cải cách thế kỷ thứ XIX cũng đề xướng mở mang dân trí, nhưng phải đến lớp nhà nho yêu nước đầu thế kỷ thứ XX thì vấn đề dân trí mới được xem xét một cách có lý luận, mới trở thành một trong những nội dung cơ bản của sáng tác văn học và hoạt động chính trị của phong trào duy tân. Trong khi tập trung xem xét vấn đề mở mang dân trí, tác giả "Văn minh tân học sách" đã khẳng định mạnh mẽ hơn hẳn các nhà cải cách thế kỷ thứ XIX hai vấn đề: một là, khẳng định giá trị của di sản tinh thần của dân tộc và hai là, khẳng định sự cần thiết phải học văn minh của các nước Âu Tây.
Còn phải lưu ý đến tính chất ôn hòa của "Văn minh tân học sách”. Tính chất này không chỉ là hình thức cần phải có của một tài liệu tuyên truyền công khai trong hoạt động hợp pháp. Nó còn gắn bó với bản chất cải lương chủ nghĩa của một phái mệnh danh là phái "ôn hòa", hoặc "hòa bình” trong phong trào duy tân, yêu nước ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Như chúng ta đã thấy, "Văn minh tân học sách" tập trung chủ yếu vào những vấn đề nằm ở phạm trù văn hóa, tinh thần và chỉ liên hệ chung chung với vấn đề giải phóng dân tộc. Đây chính là biểu hiện rõ nhất của tính chất "ôn hòa", chịu ảnh hưởng của tư tưởng cài lương.
Trong các học thuyết được "Tân thư” chuyển tải vào nước ta hồi đầu thế kỷ thì tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp và tiến hóa luận, trong đó nổi bật là thuyết cạnh tranh sinh tồn, đã có ảnh hưởng mãnh hệt hơn cả. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Hai học thuyết ấy có liên quan trực tiếp nhất đối với các vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ đời hỏi lý luận phải trả lời. Tư tưởng dân chủ có liên quan đến nhiệm vụ phản phong, học thuyết cạnh tranh sinh tồn thì có liên quan đến nhiệm vụ phản đế.
Ngày nay, chúng ta đã có thực tế lịch sử để khẳng định rằng phản đế và phản phong là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, rằng hai nhiệm vụ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, rằng cả hai nhiệm vụ ấy phải được hoàn thành trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, rằng chúng đều là những nhiệm vụ cơ bàn phải được đồng thời tiến hành dẫu trong khi chưa giải phóng được dán tộc thì phải tập trung mũi nhọn vào chủ nghĩa thực dân đồng thời vẫn phải thực hiện nhiệm vụ phản phong với nhịp độ phục tùng nhiệm vụ phản đế.
Ngày nay, chúng ta đã có thực tế lịch sử để khẳng định rằng chỉ đến tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng do Người sáng lập và rèn luyện, cách mạng Việt Nam mới trả lời chính xác và khoa học đòi hỏi mà thực tiễn cách mạng đặt ra từ hồi đầu thế kỷ, và nhờ vậy mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thắng lợi trong cả nước.
Đó là điều mà thế hệ sĩ phu yêu nước hồi đầu thế kỷ đã bất lực, không nhận thức được. Hồi ấy, họ đã tách rời hai nhiệm vụ phản đế và bài phong. Biểu hiện rõ rệt là ở sự khác biệt về tư tưởng và đường lối cách mạng của một bên là Phan Bội Châu, một bên là Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu thì tập trung vào nhiệm vụ phản đế do vậy mà say mê thuyết cạnh tranh sinh tồn. Phan Châu Trinh thì tập trung vào nhiệm vụ phản phong, do vậy say mê thuyết dân chủ. Xuất phát từ thuyết cạnh tranh sinh tồn, Phan Bội Châu xác định phải dùng bạo lực để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Xuất phát từ thuyết dân chủ, Phan Châu Trinh xác định trước hết phải lật đổ vua quan, "ỷ Pháp cầu tiến", đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Rốt cuộc, hai cụ nói riêng và phong trào sĩ phu yêu nước hồi đầu thế kỷ nói chung - mà hai cụ là đại biểu - đều thất bại. Xét về mặt tư tưởng chỉ đạo cách mạng thì đó là do mỗi cụ đã không thống nhất được trong tư tưởng của mình và thống nhất một cách sáng tạo hai học thuyết nói trên để đạt tới ý tưởng (dù chỉ có thể ở mức hạn chế) về đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam - đó là giải quyết hai nhiệm vụ bài phong và phản đế.
Thất bại của phái "hòa bình" mà Phan Châu Trinh là đại biểu và của phái “kịch liệt" mà Phan Bội Châu là đại biểu, chứng tỏ rằng hệ tư tưởng tư sản đã bất lực, không thể vạch ra đường lối chính trị đúng đắn cho cách mạng Việt Nam thời đại hiện đại.
Như chúng ta đã thấy, hồi đầu thế kỷ hệ tư tưởng tư sản đã đi vào Việt Nam trong một tình hình đặc biệt: Thứ nhất, những yếu tố tích cực trong tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp đã bị xối mòn qua các "Tân thư" của Trung Quốc, đặc biệt là qua chủ nghĩa bảo hoàng của Lương Khải Siêu.
Thứ hai, nó đã vào Việt Nam trong điều kiện giai cấp tư sản Việt Nam chưa hình thành và ngay từ buổi ấy đã rất yếu hèn và do đó, nó chỉ có thể đi vào Việt Nam thông qua các nhà tri thức nho học, yêu nước mang trong mình ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến.
Thứ ba, nó đã đi vào Việt Nam trong lúc trên bình diện thế giới, chế độ tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thuộc địa đã đi vào phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó đã trở nên lỗi thời và phản động trên bình diện thế giới.
Nói một cách tổng quát, trong những năm đầu thế kỷ, trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, hệ tư tưởng tư sản đã có ý nghĩa tiến bộ, nhưng nó đã không thể khắc phục triệt để hệ tư tưởng phong kiến, không thể kế thừa đầy đủ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, không thể giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam có liên quan đến nhận thức về đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng, mục tiêu cách mạng và con đường tiến lên của cách mạng. Nó cũng không giải quyết được các vấn đề thực tiễn về phương diện phương pháp cách mạng.
Xét đến cùng, sự bất lực của hệ tư tưởng tư sản tại Việt Nam là do hai yếu tố cơ bản sau đây trong cơ sở của xã hội Việt Nam quyết định: giai cấp tư sản Việt Nam thì yếu hèn, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam lại triệt để cách mạng, dân tộc Việt Nam mà đa số là nông dân lại kiên cường, bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù chứ không chịu mất độc lập, tự do, không chịu chấp nhận chủ nghĩa cải lương tư sản dưới bất kỳ hình thức nào.
Lịch sử Việt Nam từ khi giặc Pháp bắt đầu xâm lược đến thất bại của Phan Bội Châu đã cung cấp cho dân tộc Việt Nam những kinh nghiệm xương máu về sự bất lực của các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản.
Lịch sử cũng đã chuẩn bị những điều kiện bên trong cho dân tộc Việt Nam đi tìm và tiếp thu hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của thời đại: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp công nhân phát triển nhanh chóng về số lượng, trong thế hệ Việt Nam mới đã xuất biện một đại biểu ưu tú, lỗi lạc, dũng cảm đảm đương sứ mệnh tìm đường cứu nước mà các thế hệ đàn anh chưa giải quyết xong: Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này).
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng