Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

09:01 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Giêng, 2006

Tuy tồn tại khôngđược lâu, phong tràoĐông Du cũng đã để lạimột dấu ấn tronglịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới.

Điểm hẹn của những người Việt muốn đổi mới đất nước

Vào những tháng ngày này, trong một thế kỷ trước, phong trào Đông Du ra đời, do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, để đưa thanh niên Việt Nam sang học tại Nhật Bản. Chiến thắng của Nhật Bản trước nước Nga (1905) có tính chất một sự kiện tiêu biểu mở đầu cho thế kỷ mới và một niềm hy vọng mới: một nước da vàng đã có thể chiến thắng một nước da trắng. Sức mạnh của người và yếu kém của ta chẳng phải do định mệnh. Mà có phải là định mệnh, thì định mệnh vẫn có thể được cải hiến. Vấn đề là tìm ra cách thức thay đổi.

Chiến thắng này của Nhạt Bản đã chẳng phải là hiệu quả ngoạn mục của phong trào duy tân mới chỉ được khởi xướng mấy thập niên trước đây trên một đất nước có những con người sớm thức tỉnh trước cục diện mới của thế giới? Chẳng lạ gì mà Nhật Bản, lúc này, đã trở thành điểm đến của những nước Châu Á muốn có một sự đổi mới để tự giải thoát khỏi sự đô hộ của người phương Tây, để đương đầu hay hội nhập với một lịch sử nhân loại đã sang trang, như một Phan Bội Châu của Việt Nam, hay những Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, và Tôn Dật Tiên của Trung Hoa...Phan Bội Châu đã có mặt cùng với Cường Để tại Nhật Bản, ngay sau chiến thắng của Nhật, thành lập Việt Nam Duy tân với chương trình hành động là giải phóng dân tộc, tái lập nền quân chủ với một hiến pháp theo mô hình Nhật Bản.

Phong trào Đông Du với làn sóng Duy tân

Và khắp đất nước Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, đã dậy nên làn sóng duy tân, hiện đại hoá, các tỉnh phía Bắc với phong trào Duy tân, các tỉnh phía Nam với phong trào Minh tân và tại triều đình Huế, nhà vua trẻ mới lên ngôi (1906) với một triếu hiệu cũng mang đậm nét phong trào Duy tân.

Theo P.Brocheux, tác giả của những bài nghiên cứu về các khuynh hướng và phong trào của Việt Nam đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du là một trong những biểu hiện của làn sóng Duy tân, cải cách nàysự ra đời của phong trào gửi người ra ngoài tiếp thu cái học mới, khởi đầu với Đông Du, được tiếp nối với Tây Du - khi Nhật Bản bắt tay với Pháp và nhân danh hiệp ước ký kết giữa Nhật và Pháp ngày 10/7/1907, “mời" du học sinh người Việt cùng với Cường Để và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật - đã bộc lộ một ý thức rõ rệt về con đường duy tân: để đổi mới thành công, phải có những con người mới, những con người, thông qua cái học mới, hấp thụ được những tư tưởng mới, cách làm mới...

Tuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới trong việc hiện đại hóa đất nước để qua đó thoát khỏi sự chế ngự của ngoại bang. Người dân ở Nam kỳ, vốn sớm phải sống dưới sự cai trị trực tiếp của người Pháp, hẳn đã hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của sự duy tân đối với vận mệnh của đất nước và họ đã ở trong số những người tham gia hỗ trợ phong trào Đông Du một cách tích cực và đa dạng nhất. Họ không chỉ đóng góp tiền của, gửi con em xuất dương du học theo tiếng gọi của phong trào, mà còn tổ chức các hội khuyến học, khuyến khích người trẻ trau dôi những kiến thức mới, hiện đại của phương Tây.

Các tổ chức này, tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi phong trào Đông Du ngưng hoạt động, có thể đãlà động lực của việc mở hàng loạt những cơ sở giáo dục tư nhân trong các thập niên 1920 và 1980 của thế kỷ XXtại Nam kỳ. Nội dung của Đông Du như vậy đã được mở rộng. Cái học mới, cần thiết cho duy tân không thể chỉ giới hạn nơi số người xuất dương, dù có thể là đông đảo (vào năm 1908, khi Nhật Bản đóng cửa và các du học sinh Việt Nam, con số thanh niên theo học tại Nhật là khoảng 300), mà phải được mở rộng từ nhiều người trẻ trong nước, góp phần tạo nên một thế hệ mới...

Một gương mặt của phong trào Đông Du tại Nam Kỳ

Một gương mặt tiêu biểu cho cách thức hưởng ứng phong trào Đông Du tại phía Nam hẳn là Gilbert Trần Chánh Chiếu, thường được gọi là Gilbert Chiếu. Ông ra đời tại mảnh đất cực Nam của đất nước, Rạch giá. Theo P.Brocheux, Gilbert Chiếu có quốc tịch Pháp, làm chủ một ngàn mẫu đất với 139 tá điền, không ít bất động sản tại ngay thị trấn, nghĩa là có đủ những gì cần thiết để có một cuộc sống thoải mái về mặt vật chất, một chỗ đứng vững vàng trong chế độ thuộc địa, nhưng ông lại không mấy bằng lòng với hiện tại sáng sủa đối với cá nhân ông và ông đã tích cực tham gia vận động đổi mới. Điểm độc đáo của Gilbert Chiếu là đã mở ra nhiều cơ sở kinh tế - hoạt động khách sạn, xưởng chế tạo xà phòng… không chỉ để kinh tài cho phong trào mà còn là những hoạt động thực sự và cụ thể của việc đổi mới. Ông hô hào người trẻ học để làm nhà kinh tế, nhà kinh doanh, làm chủ nhà máy, xí nghiệp thay vì làm quan.Còn quá sớm đe hô hào một phong trào lật đổ chế độ quân chủ, phong kiến, dù rằng đã có một Phan Chu Trinh xác tín với những tư tưởng dân chủ, cộng hoà và không mấy thiện cảm với chế độ luân chủ, nhưng Gilbert Chiếu cũng đã tích cực, bằng những bài viết và hành động cụ thể, cổ vũ cho việc thay đổi cái thang giá trị (sĩ, nông, công, thương) đã từng là cơ sở cho các chính sách xã hội, kinh tế, chính trị của chế độ quân chủ đã tồn tại khá lâu dài trong lịch sử của đất nước.

Gilbert Chiếu đã trở thành một thứ tên chung để gọi những người ủng hộ phong trào Đông Du để cái tổ đất nước trong chiều hướng chống Pháp (và đã bị Pháp bắt). Trong vụ án ba linh mục tại Vinh (Đỗ Quang Lịnh, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Văn Tường) bị Pháp kết tội liên lạc với Cường Để và Phan Bội Châu đang tá túc tại Nhật Bản và nhất là đã tổ chức quyên góp tiền bạc để có tiền cho các du học sinh trong phong trào Đông Du, và bị kết án chín năm đày Côn Đảo và khổ sai, tờ Opimon(Dư luận của Pháp đã gọi ba linh mục này là những "Gilbert Chiếu trong bộ áo thầy tu” (Gilbert en soutanes)

Kết luận

Nay thì Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ... chẳng còn là vấn đề: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ bằng nhiều cách, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùnghọc bổng…Vấn đề có chăng là ở chỗ nền giáo dục của ta có cung cấp được một cái học mới ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực (chỉ xin dừng lại ớ mức khiêm tốn vì thực ra, chứng ta vẫn có quyền mơ ước xa hơn, bởi lẽ chúng ta cũng đã từng chiến thắng những nước hùng mạnh hơn chúng ta). Mong rằng việc ôn lại phong trào Đông Du, một trăm năm trước, sẽ kích thích nền giáo dục của chúng ta, cụ thể là các trường học của ta, trở thành những cái nôi hun đúc những đầu óc đổi mới góp phần đưa đất nước tiến xa hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác