Gây dựng “Đạo làm giàu”

04:20 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2016

Các bạn doanh nhân trẻ thường đặt ra câu hỏi: “Truyền thống của doanh nhân Việt Nam là gì? và một cách hỏi khác: Doanh nhân Việt Nam có truyền thống nào không?

.

Cách đây đã hơn 80 năm, khi còn là một nhà cách mạng trẻ tuổi, Nguyễn Ái Quốc trong một tác phẩm mang tính khảo cứu về những đặc điểm của xã hội Việt Nam, đã đúc rút ra một kết luận là “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và nhận định rằng: “Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc”.

Khi đề cập tới tầng lớp mà vào thời tư tưởng đấu tranh giai cấp đang ngự trị luôn nói tới những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa giữa chủ và thợ, thì nhà macxit trẻ Nguyễn Ái Quốc lại mạnh bạo đưa ra sự phân tích:

“Không có tỷ phú An Nam… nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột họ bằng máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì không có tơ-rớt. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được”.Những tư tưởng này được viết vào năm 1924 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập I, NXBCTQG, H., 2002, tr464 – 466).

Như thế là ngay từ rất sớm, nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã nhìn nhận thấy hai đặc trưng nổi bật của tầng lớp, mà nay ta gọi là doanh nhân đương thời ở Việt Nam, là một tầng lớp không tạo ra những xung đột gay gắt với quyền lợi của người lao động như trong các xã hội khác, đồng thời tiểm ẩn một “chủ nghĩa dân tộc” thúc đẩy họ trên doanh trường mà khi đó đối thủ là những thế lực kinh tế ngoại bang.

Đúng như lời dự báo từ năm 1924, một tầng lớp doanh nhân bản xứ chấp nhận dấn thân vào doanh trường, tham gia việc làm giàu, chấp nhận cạnh tranh nhưng vẫn chứa chất tinh thần yêu nước và đau nỗi nhục mất nước. Họ biết gắn mục tiêu kinh doanh của mình với sự hưng vong của dân tộc.

Đã xuất hiện những tên tuổi lớn mà chúng ta hay nhắc đến. Từ những tư tưởng của nhà yêu nước Lương Văn Can gắn cuộc Duy Tân với việc kinh doanh để gây dựng một “đạo làm giàu”, đến những con người hành động táo bạo như Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền v.v…

Nhưng thực tiễn cho thấy, kết cục đối với tầng lớp này là một bi kịch lớn. Họ không cạnh tranh nổi với ngoại bang và trước hết là thế lực thực dân đặt lợi ích của chính quốc lên trên hết.

Những con người có chí lớn trong cuộc kinh doanh như Bạch Thái Bưởi cuối cùng cũng phá sản. Còn một tầng lớp doanh nhân khác có tinh thần dân tộc mạnh mẽ thì khi có cơ hội họ cũng sẵn lòng dấn thân vào con đường chính trị yêu nước. Có nhiều doanh nhân tham gia vào tổ chức yêu nước Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học và nếm mùi thất bại.

Một bộ phận khác may mắn hơn được chứng kiến những ngày Cách mạng tháng Tám 1945 và dấn thân vào dòng chảy của sự nghiệp chung. Họ nhập được vào dòng chảy ấy, vì những nguyên lý của Nguyễn Ái Quốc năm xưa đã được thể hiện trong Cương lĩnh đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh.

"1. Người mình không có thương phẩm.
2. Không có thương hội
3. Không có chữ tín
4. Không có kiên tâm
5. Không có nghị lực
6. Không biết trọng nghề
7. Không có thương học
8. Kém đường giao thiệp
9. Không biết tiết kiệm
10. Khinh bỉ nội hóa

(Nhà duy tân Lương Văn Can nói về những yếu kém của doanh nhân người Việt thuở mới manh nha)

Thực tiễn của đất nước trong cuộc cách mạng vĩ đại này là tầng lớp hữu sản, trong đó có các doanh nhân đã trở thành một lực lượng của dân tộc. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh được giải thích là biểu trưng cho lực lượng ấy, trong đó một cánh là tầng lớp doanh nhân (sĩ – nông – công – thương – binh).

Nhiều doanh nhân còn có cơ hội phục vụ kháng chiến bằng tài và lực của mình. Đây chính là thời kỳ tuy ngắn ngủi nhưng được xác lập vị thế tương xứng nhất.

Trong thư gửi giới công thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một nguyên lý vô cùng sáng suốt: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này” (như trên, tập IV, tr.49).

Nhưng cũng có một thực tiễn và cũng là một bi kịch của lịch sử. Đó là ước vọng làm giàu của những doanh nhân tham gia vào sự nghiệp cứu nước và chống ngoại xâm, đã bị những tháng chiến tranh khắc nghiệt chi phối, không có cơ được phát huy trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Mặt khác, tầng lớp doanh nhân đã bị triệt tiêu do những nhận thức ấu trĩ một thời…

Vì thế mà, chúng ta có thể mạnh dạn mà nói rằng, một tầng lớp doanh nhân Việt Nam đích thực, được coi là một lực lượng dân tộc, có vị thế quan trọng cùng công nhân, nông dân và trí thức trong công cuộc Đổi mới.

Việc Thủ tướng chấp nhận hàng năm có “Ngày doanh nhân Việt Nam”, tổ chức các đối thoại với doanh nhân, Quốc hội xây dựng những thể chế để doanh nhân có cơ hội phát triển v.v… là những biểu hiện lần đầu tiên xuất hiện và trở thành một môi trường ngày càng thông thoáng cho doanh nhân phát triển.

Doanh nhân đã được tôn vinh là “những chiến sĩ xung kích thời bình”… Điều đó cũng có nghĩa là doanh nhân Việt Nam tuổi thực còn rất trẻ. Truyền thống mà lớp người tiền bối trong những điều kiện lịch sử chưa thực sự là những “doanh nhân Việt Nam” theo đúng nghĩa, mới chỉ là “chủ nghĩa dân tộc” mà 80 năm trước Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện.

Do vậy, doanh nhân Việt Nam phải ý thức được sự non trẻ của mình để có thể phát huy được sức trẻ đầy sức mạnh và sức sáng tạo của mình. Đồng thời khắc phục những non nớt mà tuổi trẻ nào cũng phải vượt qua như những thử thách.

Xin được nhắc lại những điều mà Cụ cử Lương Văn Can, một trong những nhà yêu nước tiêu biểu của phong trào Duy Tân cách đây một thế kỷ, người tiên phong gây dựng “đạo làm giàu” năm xưa, khi nói về những yếu kém của giới doanh nhân từ thuở mới manh nha, để các bạn doanh nghiệp trẻ hãy soi vào những điều người xưa đã cảnh tỉnh.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Những đứa trẻ thơ dại trên thương trường

    13/12/2005Trần Cao DũngTrẻ em thường rất ngây thơ. Chúng không biết cái gì có thể và cái gì là không thể. „Tại sao con không với được sao trên trời?” ... chúng thường hỏi và đặt hy vọng vào những điều không thể đạt được. ...
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Ý tưởng thành lập doanh nghiệp

    25/10/2005Bạn không cần phải sợ hãi khi bắt đầu phải nghĩ tới tất cả những việc cần làm để có thể thành lập doanh nghiệp. Những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tư duy để thành lập doanh nghiệp một cách lô gic và có tổ chức nhất. Bạn cần phải biết tập trung vào từng vấn đề một rồi dần dần khám phá ra cách giải quyết mọi vấn đề quan trọng. ...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • xem toàn bộ