Những đứa trẻ thơ dại trên thương trường

02:28 CH @ Thứ Ba - 13 Tháng Mười Hai, 2005

Trẻ em thường rất ngây thơ. Chúng không biết cái gì có thể và cái gì là không thể. „Tại sao con không với được sao trên trời?” ... chúng thường hỏi và đặt hy vọng vào những điều không thể đạt được.

Người lớn thì khôn hơn. Họ biết rõ ranh giới giữa cái có thể và không thể. Chính vì lẽ đó họ không hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn và cũng không bao giờ mong đợi những phép mầu. Họ đã tự làm mất dần đi sự ngây thơ của trẻ nhỏ vốn có. Tính sáng tạo cũng mất dần theo tuổi tác, nhường chỗ lại cho tính chất chính thống.

Với tính chất chính thống và sự khôn khéo, người lớn đã mất thói quen đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn, họ đã đánh mất khả năng nhìn nhận những tia sáng cơ hội của tương lai. Khi quan sát bố của mình chụp ảnh, đứa con gái 3 tuổi của Tiến sĩ Edward Land đã hỏi xem ngay bức ảnh. Câu hỏi vô nghĩa đó đã vạch lối cho tiến sĩ Edward phát minh ra chiếc máy nhiếp ảnh „lấy ngay”. Nhiều năm sau, tại công ty Polaroid tiến sĩ Edward đã khẳng định: „Chúng tôi thật sự không phát minh ra những sản phẩm mới, những giải pháp hữu hiệu nhất đã vô hình tồn tại từ lâu, chúng chỉ đợi để được khám phá.”

Người lớn cũng có thể hỏi: Tại sao bạn không nhìn thấy người bên đầu dây bên kia điện thoại? Tại sao lại không sản xuất được chất liệu vải vừa bền, lại mỏng, dẻo và chịu được nhiệt cao...? Những câu hỏi vô nghĩa kiều này là chìa khóa kỳ diệu mở ra những khoảng trống cạnh tranh chiến lược mới.

Nicolas Hayek, kỹ sư tư vấn người Thụy Sĩ đã từng đặt ra câu hỏi rất „ngố”: Tại sao những nhà sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ, đang độc quyền trong những thương hiệu đắt giá nhất trên thế giới không chiếm lĩnh thị trường đồng hồ giá rẻ của những đối thủ Nhật Bản như Seiko và Citizen? Vào thập niên 80, thị trường đồng hồ giá rẻ gần như hoàn toàn thuộc về Nhật Bản. Các công ty Thụy Sĩ có 0% sản phẩm giá rẻ, chỉ có 3% thị phần đồng hồ giá trung bình và những 97% thị phần đồng hồ cao cấp.

Năm 1985, Nicolas Hayek dành quyền điều hành của SMH – được hình thành bởi sự liên doanh giữa hai tập đoàn sản xuất đồng hồ tầm cỡ nhất của Thụy Sĩ. Ý tưởng của Swatch không sinh ra từ những đợt phân tích tài chính khắt khe mà từ một niềm ao ước muốn xây dựng lại nền công nghiệp đồng hồ trong nước. Một số ngân hàng đã khước từ đầu tư, họ cho rằng trong môi trường lao động quá đắt sẽ không thể nào cạnh tranh được với các công ty Nhật Bản với chi phí lao động rẻ mạt. Nhưng Nicolas Hayek có một ước mơ: „Ở mọi nơi trẻ em tin tưởng vào ước mơ. Chúng thường hỏi những câu hỏi giống nhau: Tại sao? Tại sao một số thứ lại như vậy? Tại sao chúng ta lại cư xử như vậy? Chúng tôi thường tự hỏi chính mình những câu hỏi như vậy. Mọi người có thể cười – Ông CEO của một tập đoàn Thụy Sĩ tầm cỡ đang bàn về những chuyện hoang đường. Nhưng đó cũng chính là bí mật thực tế nhất của những gì chúng tôi đã làm được. 10 năm trước, mọi người trong nhóm của Swatch đã hỏi một câu hỏi điên rồ: Tại sao chúng ta không thể thiết kế ra một loại đồng hồ chất lượng cao, bắt mắt, chi phí rẻ và sản xuất ngay tại trên đất nước Thụy Sĩ? Ngân hàng nào cũng ngờ vực, một số nhà cung cấp không muốn bán thiết bị. Cũng không ít người đã dự định rằng với ý tưởng điên rồ này không khéo cả nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ sẽ đi tong.”

Câu hỏi ngớ ngẩn của Hayek: Tại sao chúng ta không thể cạnh tranh với Nhật? cần những lời giải đáp sáng suốt. Để sản xuất được ra một chiếc đồng hồ đúng mốt và bán ra với giá trung bình 40 USD, phải cần có những sự đổi mới vượt chội trong khâu thiết kế, sản xuất và phân phối. Hayek đã áp dụng những phương pháp sản xuất tân tiến nhất của nền công nghiệp đồng hồ nước nhà để giảm giá chi phí cũng như nhân công. Ông dự đoán rằng với hệ thống và cung cách quản lý của Swatch, công ty vẫn có thu nhập cao ngay cả khi tất cả công nhân Nhật Bản đồng ý làm việc không lương. Swatch không chỉ là sự tân tiến trong marketing, nó là cả một sự thụ thai lại của toàn bộ nền công nghiệp đồng hồ.

Polaroid và Swatch cho ta thấy, khi nói đến sáng tạo tương lai, một con mắt của trẻ thơ có giá trị hơn nhiều so với 10 phòng kế hoạch phức tạp.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Thất bại là mẹ - vậy ai là cha?

    20/07/2014Tạ TúcThất bại là mẹ thành công - vậy ai là cha? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu...
  • Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp: Sử dụng kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác

    25/11/2005... quan niệm doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng phải nghĩ ra được cái gì mới và không nên coi các đối thủ cạnh tranh là kẻ thù mà phải tìm cách học hỏi từ họ...
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Vì sao doanh nghiệp nên có bản tin nội bộ?

    02/07/2005Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin nội bộ. Họ xem đó là kênh chuyển tải thông tin thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bản tin còn là nơi chia sẻ những giá trị văn hóa và quản lý của doanh nghiệp đó...
  • xem toàn bộ