Trạng thái bình thường của doanh nhân

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Investconsult Group
04:28 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2016

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam.

Tài kiếm tiền - tâm từ thiện?

Chúng tôi cho rằng, khái niệm Tài và Tâm hiện đang được hiểu thiếu chính xác, phản ánh sự đơn giản trong nhận thức về nlững khái niệm này. Xã hội mặc nhiên thừa nhận ai kiếm được nhiều tiền nghĩa là người đó có Tài, như thế, xã hội đã và đang khuếch trương phong trào kiếm tiền bằng mọi cách. Cái Tâm cũng được hiểu đơn giản như thế. Chúng ta đều biết rằng, khi có nhiều tiền mà chủ yếu bằng con đường không ngay thẳng thì từ trong thâm tâm con người cảm thấy áy náy. Làm từ thiện là một lối thoát tâm lý để con người giải toả sức ép đó. Bằng cách này, doanh nhân được đánh giá là có cái Tâm, là quan tâm tới đời sống cộng đồng, đặc biệt là với người nghèo. Và như thế các doanh nhân dù kiếm tiền bằng cách nào thì chỉ cần làm từ thiện có thể yên tâm sống và tiếp tục kiếm tiền với cảm giác trong sạch?

Nếu tất cả phẩm chất của doanh nhân được đánh giá dựa trên hai yếu tố tâm và tài như vậy thì không thể phát triển được, đơn giản là nó không thúc đẩy sự sáng tạo ở các doanh nhân, càng không thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để phát triển hơn nữa.

Tâm lý cơ bản của người kinh doanh là yêu tiền và yêu lợi nhuận. Trước hết phải yêu tiền, bởi làm kinh tế mà không yêu tiền thì kinh doanh cũng vô nghĩa. Yêu tiền rồi mới yêu lợi nhuận, tiền có được do lợi nhuận, sau khi có lợi nhuận thì mới bắt đầu nghĩ đến những thứ khác như giá trị xã hội, giá trị con người của nhà kinh doanh. Nhưng không phải lợi nhuận nào cũng gia tăng được giá trị con người vì không phải phương thức kiếm tiền nào, phương thức tạo ra lợi nhuận nào cũng chính đáng. Chỉ có phương thức tạo ra lợi nhuận một cách chính đáng và ngay thẳng mới tạo ra được giá trị con người hay làm nên chất lượng của doanh nhân. Đối với người kinh doanh, ý thức về điều này là vô cùng quan trọng, cần phải phát triển năng lực tinh thần để phân biệt giữa lợi nhuận và giá trị của con người.

Trạng thái tiêu chuẩn

Nhìn từ góc độ khác, sự tuyên truyền kiểu này có thể còn là thông điệp hướng dẫn sai đối với hoạt động của nhà kinh doanh, vì nó rất dễ tạo tiền đề để các doanh nhân móc ngoặc với hệ thống chính trị. Khi đó, các doanh nhân không còn là những nhà kinh doanh nữa mà họ là những nhà đầu cơ chính trị bằng tiền bạc và nó tạo ra một phong cách kinh doanh thiếu lành mạnh. Bản thân các nhà chính trị cũng có thể bị lợi đụng bởi các hành vi kinh tế như thế. Đó chính là sự liên minh giữa kinh tế và chính trị. Hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển ở khu vực Châu Á đều đã phải gánh chịu hậu quả của các hiện tượng tiêu cực khi có sự liên minh không minh bạch giữa kinh tế và chính trị như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia hay Malaysia. Hệ quả của liên minh này là tạo ra tâm lý dựa dẫm vào liên minh chính trị ở doanh nhân.

Chúng tôi cho rằng, tất cả mọi người đều phải ý thức một điều rằng hành vi của mình chỉ có ý nghĩa tiến bộ chừng nào nó tạo ra các giá trị gia tăng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền kinh tế được gợi là hoạt động gia tăng giá trị, bản chất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh chính là các giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động của nó. Động cơ kinh doanh của kinh tế tư nhân mang tính bản năng. Kinh doanh là kiếm lợi nhưng phải chính đáng, tức là phải tạo ra giá trị gia tăng. Ý thức về giá trị gia tăng thì người ta tìm con đường để gia tăng các giá trị. Mỗi người nếu làm gia tăng được các giá trị cho mình thì xã hội sẽ là người được hưởng những giá trị gia tăng đó. Cái Tài của doanh nhân cần phải được hiểu như thế, tức là doanh nhân có tài là những doanh nhân tạo ra được các giá trị gia tăng. Hơn thế nữa, bất kỳ doanh nhân nào nếu làm được như vậy thì không chỉ là có “cái Tài” và còn có cả “cái Tâm” vì họ đã có những đóng góp thật sự cho đất nước. Bản thân cái thiện được xúc tiến bởi chính mỗi người chứ không phải bởi sự xúc tiến của người khác. Nhiệm vụ của nhà chính trị, của người quản lý xã hội là khơi dậy những bản năng ấy trở thành lý tưởng phát triển kinh tế của xã hội. Xã hội càng nghiêm khắc, càng có những tiêu chuẩn rành mạch bao nhiêu thì bản năng ấy càng được gọt giũa và có giá trị văn hoá bấy nhiêu.

Về lý thuyết, lực lượng kinh doanh cũng chỉ là một bộ phận của lực lượng xã hội nói chung, do vậy cường điệu vai trò của doanh nhân không phải là một việc làm lành mạnh. Để phục vụ xã hội thì phải xây dựng trạng thái tiêu chuẩn, trạng thái yên tĩnh của cuộc sống chứ không phải xúc tiến, tuyên truyền thái quá. Nhà kinh doanh tư nhân là những người có hệ thống tâm lý kinh doanh riêng, họ buộc phải nhạy cảm, tích cực, chủ động và có tầm nhìn xa hơn so với những người khác. Nếu nhà nước và xã hội không có thái độ đúng, không nhận thức đúng về vai trò của doanh nhân thì dù có tạo ra một khối lượng đồ sộ các chính sách hay quy chế cũng vô ích. Nhà kinh doanh nhìn chính quyền không phải thông qua các văn bản chính sách mà chủ yếu qua thái độ chính trị. Bản năng của nhà kinh doanh giúp họ luôn nhận thúc về sự rủi ro, mà trong xã hội hiện đại, rủi ro chính trị là rủi ro cơ bản. Do đó, công việc mà các nhà lãnh đạo hay các nhà chính trị cần làm là xây dựng một xã hội dân sự hay đặt mỗi khu vực hoạt động vào trạng thái tự nhiên, trạng thái bình thường của nó trong đời sống. Các nhà kinh doanh cần có một môi trường lành mạnh và bình đẳng để cạnh tranh và phát triển. Đó chính là động lực của sự gia tăng giá trị trên phạm vi toàn xã hội, vì lợi ích của toàn xã hội.

Chúng tôi cho rằng, thái độ cần có của nhà nước và xã hội đối với các cộng đồng kinh doanh chính là thái độ bình đẳng, là tôn trọng sự hình thành và phát triển tự nhiên của đội ngũ doanh nhân. Chỉ với thái độ như vậy các doanh nhân mới tin tưởng và cống hiến hết mình cho sụ nghiệp phát triển đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • xem toàn bộ