Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

02:43 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười, 2005

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế.

Cơ chế thị trường đã thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế. Một quy trình mới cũng xuất hiện, đó là doanh nghiệp nuôi Nhà nước chứ không phải Nhà nước nuôi doanh nghiệp! Doanh nghiệp có tới 10 vai trò quan trọng, từ việc thu hút vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động, tăng đầu tư đổi mới thiết bị, kỹ thuật - công nghệ, đóng góp vào sự tăng trưởng cao lên của nền kinh tế nước nhà trong những năm qua, tăng hiệu quả của nền kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo ra một đội ngũ doanh nhân - những người thúc đẩy trình độ kinh doanh chung và từng bước đưa nền kinh tế nước ta sánh vai với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Doanh nghiệp, doanh nhân xứng đáng được tôn vinh. Song tôn vinh không chỉ về mặt danh dự, mà cần tháo gỡ những khó khăn trên con đường phát triển, nhất là những khó khăn ngoài tầm tay của doanh nghiệp, doanh nhân. Có 8 vướng mắc cần được tháo gỡ:

- Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, nhưng "mật độ" doanh nghiệp còn thấp so với nhiều nước khi bình quân tới 600 người dân mới có một doanh nghiệp. Cái chính là làm thế nào để những người có vốn yên tâm và "đua" nhau thành lập doanh nghiệp và khi thành lập cần được ưu đãi trong việc thuê đất, vay vốn, nộp thuế...

- Giá đất và bất động sản hiện quá cao; với giá này lợi nhuận làm ra gần như chạy vào túi của chủ đất, chủ nhà.

- Lãi suất vay ngân hàng của Việt Nam thuộc loại rất cao, hiện lên đến mười mấy phần trăm một năm, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn cả lãi suất đi vay.

- Thiết bị kỹ thuật - công nghệ còn cũ kỹ, lạc hậu.

- Lao động khá đông đảo, dồi dào, tiền công còn thấp, nhưng lao động giản đơn thì thừa, lao động có chất lượng cao thì thiếu.

- Môi trường kinh doanh tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng cũng còn không ít hạn chế. Vẫn còn tình trạng lạm dụng độc quyền nhà nước. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, làm hàng nhái, hàng giả, mua bán hóa đơn, gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng... diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng, làm mất động lực của cạnh tranh, làm méo mó thị trường.

- Với đà công nghiệp hóa, đô thị hóa và tầm nhìn hạn hẹp của quy hoạch như hiện nay đã làm cho vị trí của nhiều nhà máy chẳng mấy chốc đã phải di dời, gây tốn kém lớn.

- Các chi phí "bôi trơn", tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự tuy đã giảm nhưng vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân.

Nếu tháo gỡ được những vướng mắc trên là cách tôn vinh thực tế hữu hiệu các doanh nghiệp, doanh nhân.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác