Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

Chủ tịch HĐQT Investconsul Group
08:10 SA @ Thứ Hai - 18 Tháng Năm, 2015

Khi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập.Đó là:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý thức công dân. Nói đến doanh nhân là nói đến khát vọng làm giàu, nhưng trước khi là doanh nhân thì họ phải là một công dân yêu nước. Một doanh nhân yêu nước phải biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích của đất nước. Chúng ta phải tôn vinh những người làm giàu chính đáng, bởi chính họ đem đến sự thịnh vượng cho đất nước.

- Các giá trị nhân bản. Doanh nhân là những người trực tiếp tổ chức, điều hành và quản lý quá trình vận hành của nền kinh tế, tức là quá trình sáng tạo và nâng cao các giá trị vật chất cho xã hội. Chính sứ mạng và vai trò đó khiến doanh nhân có một vị trí đặc biệt. Họ có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực, nguồn tài nguyên và tài sản vật chất của xã hội. Vì thế, hơn ai hết, họ phải là những người ý thức sâu sắc về những giá trị nhân bản, điều sẽ tạo nên tính cân đối trong đời sống.

- Quan hệ xã hội. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần túy, các doanh nhân, với tư cách là những người có tiềm lực về vật chất trong xã hội, cần có trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động chung. Doanh nhân phải đóng thuế đầy đủ và minh bạch, đồng thời tuỳ theo khả năng mà tham gia các hoạt động xã hội. Cũng nên hiểu rằng đó cũng là cách đầu tư dài hạn, bởi lẽ một xã hội phát triển ổn định và phồn vinh, có trình độ tổ chức và văn hóa cao, sẽ là điều kiện cần thiết để hoạt động kinh doanh thuận lợi.

- Vai trò chính trị. Cùng với sự khẳng định của kinh tế thị trường, vai trò của doanh nhân cũng tăng lên. Đã đến lúc doanh nhân cần phải có tiếng nói của mình trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Vai trò chính trị của doanh nhân thể hiện tập trung nhất thông qua vai trò người tham mưu cho nhà nước về đường lối, chiến lược và sách lược kinh tế. Với tư cách là những người trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, hiểu biết sâu sắc thị trường trong nước và thế giới nắm được các xu thế phát triển trên thế giới, đồng thời có quan hệ rộng rãi với các đối tác kinh tế và cả chính trị ở nước ngoài, các doanh nhân có thể đề xuất các giải pháp, đồng thời đóng vai trò cầu nối cho nhà nước trong các quan hệ đối ngoại.

- Tri thức kinh doanh: Tình trạng kinh doanh manh mún, chụp giật, thậm chí phi pháp của một số kẻ trong thời gian vừa qua, ngoài các lý do khách quan như hệ thống luật pháp lạc hậu, tình trạng quan liêu và tham nhũng tràn lan... còn có lý do chủ quan là kiến thức kinh doanh của doanh nhân quá thấp. Một số lượng đông đảo doanh nhân hoạt động tự phát, hoàn toàn không hiểu biết những kỹ năng thông thường, đó là chưa kể đến những kiến thức liên quan về pháp luật, môi trường và văn hóa... Tuy nhiên, kỹ năng và kiến thức cũng mới chỉ là những gì có thể học được trong các cơ sở đào tạo. Để trở thành một nhà kinh doanh giỏi còn phải có tinh thần sáng tạo. Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo tính đúng đắn của các giải pháp, cũng chính là thước đo tài năng của doanh nhân.

- Khả năng hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Đó là phẩm chất không thể thiếu của nhà kinh doanh hiện đại. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không một cá nhân hay quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa. Hợp tác tốt có nghĩa là có nhiều lợi thế và do đó có nhiều cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh.

Cuối cùng, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là hoạt động kinh doanh liên quan, thậm chí động chạm đến lợi ích - cả vật chất lẫn tinh thần - của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội, nên cần phải được điều chỉnh trên những cơ sở mang tính văn hóa. Những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh một mặt buộc doanh nhân tuân theo những tiêu chuẩn nhân bản phổ quát, mặt khác phải tạo cho doanh nhân một không gian tự do để hơn động có hiệu quả. Một nền văn hoá kinh doanh như vậy sẽ góp phần để nền kinh tế Việt Nam cùng cả nước hội nhập vào đời sống kinh tế chính trị toàn cầu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • Chữ tín không quan trọng

    11/11/2003Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình vì sự nặng lời. Ai cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu rằng điều đó không phải là không có lý.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác