Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

05:05 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Mười, 2005

Doanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: Nhân – Trí – Dũng .

Trong 2.000 năm lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam thì có đến 1.000 bị Trung Quốc đô hộ, đến năm 938 Ngô Quyền mới giành được độc lập: Một ngàn năm theo là cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ còn 15 năm cuối cùng của thế kỷ 20 là thời kỳ tiến hành đồi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chả nghĩa mới thực sự phát triển và tăng trướng kinh tế một cách năng đông. Sử sách của đất nước ghi tên biết bao trận đánh thắng quân thù, biết bao vị tướng lĩnh với những chiến tích vẻ vang nhưng lại ít ghi tên những doanh nhân trên lĩnh vực kinh tế. Nhà cách tân Hồ Quý Ly không mấy thành công, một Bạch Thái Bưởi ở đầu thế kỷ 20 chưa thể làm nổi mùa xuân. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói : "Trong những thiên niên kỷ trước, dân tộc ta đã biến lịch sử thành huyền thoại. Nay, trong thế kỷ 21, chúng ta phải biến huyền thoại thành lịch sử.

Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xóa được cái nhục đói nghèo và lạc hậu mục tiêu đó nhất thiết phải trở thành sự thật lịch sử sinh động của đất nước. Trọng trách đó trên mặt trận kinh tế, doanh nhân Việt Nam trong thế kỷ 21 phải đảm nhận trước dân Cha ông ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, xem nhẹ kinh doanh, buôn bán, trong khi chính người Trung Quốc đọc Khổng tử nhưng lại có truyền thống buôn bán, kinh doanh từ hàng ngàn năm nay với "con đường tơ lụa" qua Trung đông và sang tận châu âu và những thương thuyền nơi tiếng như hạm đôi của Trịnh Hòa. Ngày nay, gần 60 triệu người Hoa ở khắp thế giới rất thành thạo về kinh doanh, nắm vững công nghệ, đang đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc.

Có lẽ các nhà viết sử Việt Nam phải nghiên cứu về truyền thống buôn bán của Viêt Nam từ thời Lý, Trần ở bến Vân Đồn đến thời giao thương tấp nập ở Đàng Trong và Đàng Ngoài để gây dựng truyền thống về thương mại, kinh doanh của dân tộc. Và người Viêt Nam Phải học kinh doanh, giỏi kinh doanh và thắng lợi trong kinh doanh như ông cha ta đã giỏi đánh giặc.

Đầu thế kỷ thứ 21, doanh nhân là những tướng lĩnh thao lược trên mặt trận kinh tế như các tướng lĩnh trước kia đánh giặc cứu nước. Không phải tình cờ mà gần đây nhiều sách quản lý của phương Tây không chỉ vận dụng lý thuyết trò chơi hiện đại mà còn tìm tòi vận dụng các mưu kế của Binh pháp Tôn Tử cho kinh doanh. Doanh nhân Việt Nam ngày nay vừa mới lập nghiệp trong những năm đồi mời, vẫn còn mỏng, phạm vi kinh doanh còn rất hạn chế, trong khi còn phải đối phó hàng ngày với nhiều hạn chế, cản trở để nuôi người lao đông, bảo đàm sự phát triển an toàn cho doanh nghiệp, đã phải đối mặt với môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với những đối thử nặng ký hơn mình vượt bậc. Để thành đạt, doanh nhân không thể không có TRí để hiểu biết thị trường, nắm được khoa học công nghệ tiên tiến; không thể không có DũNG để dám dấn thân vào thương trường và quyết thắng. Biết bao doanh nhân đã trai qua bao chìm nồi, gian lao mới có ngày thành công. Nhưng trước hết và trên hết, doanh nhân phải có Nhân để lập thân, khẳng định nhân cách cửa mình qua kinh doanh, qua đó tạo việc làm và con đường phát triển cho người lao động, đóng góp cho đất nước, góp phần xóa đi cái nhục đói nghèo, lạc hậu.

Xưa kia, nếu Gia Cát Lương cứ nằm mãi trong lều cỏ ở núi Ngọa Long thì đâu có đề lại chiến tích gì cho hậu thế. Sự thành đạt của doanh nhân chỉ có thể là sự thành đạt thông qua cạnh tranh gay gắt trên thương trường, qua sự nghiêp, qua sự thừa nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế.

Trên thế giới ngày nay, những doanh nhân lớn thành đạt, có tiềm lực rất mạnh về vốn, khoa học, công nghệ, được các nước mời đến đầu tư, kinh doanh đối xử như quốc khách. Đó cũng là sự công nhận đóng góp của doanh nhân đối với xã hội. Các Mác đã từng viết trong Hệ tư tưởng Đức đại ý: Xét trên bình diện lịch sử thì sự đóng gớp của mỗi dân tộc vào nền văn minh nhân loại được đo chủ yếu bằng sự đóng góp vào sự phát triển lực lượng sản xuất, vào sự phát triển khoa học, công nghệ và văn hóa.

Nhân loại ngày nay không còn mấy ai biết đến một đế quốc Carthage lừng lẫy một thời nhưng đã tan biến trong lịch sử, song vẫn luôn nhớ đến những thành tựu của văn minh Hy Lạp- La Mã, ấn Độ và Trung Quốc, nói như Các Mác, nhờ những đóng góp vào phát triển lực lương sản xuất và văn minh nhân loại. Doanh nhân ngày nay phải tập hợp được các nhà khoa học, công nghệ, các chuyên gia kinh tế, người lao động trong một tập thể lớn, hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp, luôn sáng tạo, năng động, sản xuất ra những mặt hàng mới, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu cửa người dân là một giác độ quan trọng của phát triền lực lương sản xuất.

Chính trong chức năng này người ta thấy sự tương đồng rõ rệt giữa doanh nhân và người lính. Kinh doanh cũng giống như một trận đánh lớn, biết người, biết ta mới mong thắng trận. Đã kinh doanh thì phải mưu cầu lợi nhuận. Lợi nhuận chân chính chi có thề đạt được trong quá trình lao động sáng tạo, làm được những gì khác người và hơn người tìm được những nhu cầu chưa được đánh thức và những mảng thị trường chưa được khai phá. Ngày nay, đạt được lợi nhuận trên thương trường chú yếu phải phát huy trí tuệ, khoa học, công nghê, trong đó có khoa học kinh tế và quán lý.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt trong những năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây: điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa tối đa qua Luật Doanh nghiệp; cánh cửa xuất, nhập khẩu đã được mở rộng cho tất cà các doanh nghiệp, các thương nhân tham gia; điều kiện tiếp cận vốn, công nghệ, thông tin đã được cải thiện một bước. Song, trong khi vui mừng về những tiến bộ, cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế trong môi trường kinh doanh như tiếp cận về đất đai, về vốn; sự vận dụng luật pháp thiếu nhất quán; chi phí kinh doanh cao bất thường... đang cán trơ các doanh nghiệp cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài. Bộ máy hành chính phải chuyền mạnh hơn nữa đề hỗ trơ và phực vụ kinh doanh. Và khoa học) công nghệ cũng phải gắn kết với doanh nghiệp.

Trong cuộc trường chinh mới của dân tộc trong thế kỷ 21 vượt lên đói nghèo, lạc hậu, tiến tới văn minh, hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, xin chúc các doanh nhân Việt Nam đủ nghị lực, trí, dũng, nhân, để thành đạt, thành đạt cho cá nhân mình và cho đất nước.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác