Tại sao phải đọc những cuốn sách vĩ đại thời cổ?

02:56 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Năm, 2010

Thưa tiến sĩ Adler,

Tại sao phải đọc những tác phẩm vĩ đại đề cập đến những vấn độ và những mối bận tâm của thời đại quá khứ? Những vấn đề chính trị và xã hội của chúng ta quá cấp bách đến độ chúng hầu như độ đòi hỏi tất cả thời gian và nghị lực mà chúng ta có thể dành cho việc đọc nghiêm túc. Có bất kỳ giá trị nào, ngoài sự hấp dẫn về mặt lịch sử, trong việc đọc những cuốn sách được biết trong những nền văn hóa đã là cổ xưa của những thời đại trước không?

W.R.B.

W.R.B. thân mến,

Những ai coi thường quá khứ và những tác phẩm của nó thường cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại, và vì thế chúng ta chẳng học được điều gì đáng giá từ quá khứ. Nhưng thật không đúng khi cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ những dị biệt và tương đồng của nó.

Một sự thay đổi to lớn trong những điều kiện sống của con người và trong hiểu biết cùng khả năng điều khiển thế giới tự nhiên của chúng ta đã xảy ra ngay từ thời xa xưa. Người xem không tiên liệu về môi trường xã hội và kỹ thuật của chúng ta ngày nay, và vì thế không cho chúng ta lời khuyên nào về những vấn đề đặc biệt mà chúng ta đang đương đầu. Nhưng dù bối cảnh kinh tế và xã hội có thay đổi theo không và thời gian, thì con người vẫn là con người. Chúng ta và người xưa cùng có chung một bản chất người và vì thế chắc chắn cũng có chung những vấn đề và những kinh nghiệm của con người.

Các nhà thơ cũng xác nhận rằng người xưa cũng thấy mặt trời mọc và lặn, cũng cảm thấy gió trên má họ, bị ám ảnh bởi tình yêu và khát vọng, đã trải qua trạng thái sung sướng và phấn chấn cũng như thất vọng và vỡ mộng, và biết cái tốt và cái xấu. Các nhà thơ xưa nói với chúng ta qua nhiều thế kỷ, đôi khi trực tiếp và sống động hơn các nhà văn đương thời của chúng ta. Và các nhà tiên tri và triết gia xưa, trong khi đề cập đến những vấn đề cơ bản của con người đang sống cùng nhau trong xã hội, vẫn có một số điều để nói với chúng ta.

Ở chỗ khác tôi đã chỉ ra rằng người xưa không phải đối mặt với vấn đề chu cấp cho một nhóm đông những công dân lớn tuổi của chúng ta. Nhưng những đoạn trích dẫn từ Sophocles và Aristophanes cho thấy rằng người xưa, cũng, ý thức về cảnh thống khổ và bệnh tật của tuổi già. Người xưa cũng thấy rõ rằng những người lớn tuổi có những khả năng phán đoán rất thực tiễn và trầm tư triết học báo hiệu những khả năng mà có thể chúng ta không nghe ra nếu chỉ nhìn vào bức tranh xã hội hiện tại.

Thời đại trước đã không đối mặt với khả năng rằng cuộc sống trên trái đất có thể bị hủy diệt hoàn toàn bởi chiến tranh nguyên tử. Nhưng những thời đại quá khứ cũng biết đến chiến tranh, sự hủy diệt và nô dịch cả một dân tộc. Các nhà tư tưởng trong quá khứ đã suy ngẫm về những vấn đề chiến tranh và hoà bình và đưa ra những gợi ý đáng để lắng nghe. Cicero và Locke trưng ra rằng cung cách nhân bản để giải quyết những tranh chấp là bằng việc thảo luận và luật lệ, trong khi Dante và Kant đề xuất chính quyền toàn cầu như con đường đi tới hoà bình thế giới.

Những thời đại trước không trải qua những hình thái cụ thể của chế độ độc tài mà chúng ta biết trong thế kỷ này. Nhưng họ có kinh nghiệm trực tiếp về chế độ chuyên chế tuyệt đối và sự đàn áp tự do chính trị. Luận thuyết chính trị của Aristotle có một phân tích sâu sắc và hệ thống về những chế độ độc tài, cũng như giới thiệu những biện pháp cần thực hiện nhằm tránh những thái cực của tình trạng vô chính phủ và chuyên chế.

Chúng ta cũng học được từ quá khứ bằng việc xem xét những khía cạnh khác biệt với hiện tại. Chúng ta có thể khám phá ngày nay chúng ta đang ở đâu và chúng ta trở thành cái gì qua việc biết những gì mà con người trong quá khứ đã nghĩ và làm. Và phần của quá khứ - quá khứ riêng của mỗi người và của toàn chủng tộc - luôn sống trong chúng ta.

Ưu ái đặc biệt dành cho quá khứ hoặc hiện tại là một hình thức hoang phí và ngu ngốc của thói hợm hĩnh và đầu óc địa phương cục hộ. Chúng ta phải tìm xem cái gì là đáng giá nhất trong những tác phẩm của quá khứ và hiện tại. Khi chúng ta làm điều đó, chúng ta nhận ra rằng những nhà thơ, nhà tiên tri và các triết gia thời xưa cũng là những người đương thời với chúng ta trong thế giới trí tuệ không khác gì hầu hết các nhà văn sắc bén ngày nay. Một số văn phẩm xưa còn nói đến kinh nghiệm và tình cánh sống của chúng ta một cách trực tiếp hơn những tác phẩm bán chạy nhất mới đây.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • “Người ta hèn là do dân trí thấp”

    07/01/2010Đoan Trang (thực hiện)Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách.
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ