Đọc sách để thay đổi số phận

01:39 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Tám, 2014

Với một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách

Anh từng nói mình hầu như là tự học, có phải tự học giúp anh thay đổi được tư duy và nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống?

Không sai, phải nói thật là thời đại học, tôi không đến lớp quá 30% tiết học, dù ngày đó, trường đại học Nông lâm Hà Nội khá nghiêm ngặt. Nhưng may mà tôi có quen với nhiều thầy trong trường nên cũng được “ưu ái”. Thời gian “cúp” học ấy tôi vào thư viện đọc sách. Đọc và tự hệ thống cho mình những kiến thức để tích cóp một “tài sản” riêng. Tôi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc. Tôi đã xin đi làm ở bộ Kế hoạch và đầu tư từ khi còn là sinh viên năm thứ 3. Làm ở đó năm năm thì tôi chuyển sang một tập đoàn viễn thông. Ngay cả viễn thông tôi cũng tự học và sau đó tôi đã trở thành một chuyên gia thiết kế xây dựng hạ tầng cơ sở viễn thông. Tôi cũng biết nhiều người nổi tiếng hiện nay cũng tự học mà thành công. Chẳng hạn như chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A, ông vốn học ngành điện tử viễn thông, nhưng hiện nay, tư duy về kinh tế thì ông đang là một trong những chuyên gia hàng đầu.

Tôi nhận ra thế hệ 7X chúng tôi thiệt thòi rất nhiều. Phần lớn chúng tôi được đào tạo trong một môi trường giáo dục yếu kém, thường xuyên phải học những thứ thử nghiệm, cải cách không phương hướng. Chúng tôi thiếu khả năng tư duy, khả năng tự học. Thời mở cửa, ngành sư phạm đi xuống vì ai cũng đua theo những ngành thời thượng, chỉ có những đứa bét nhất mới vào ngành sư phạm vì ra trường lương đã thấp, đạo đức thầy trò lại sa sút. Tôi thấy có vài người giỏi thì tìm cách du học và ở lại nước sở tại, hiếm ai trở về. Thế là vài thế hệ kế tiếp được đào tạo bởi những nhà giáo trẻ thiếu kiến thức. Tôi có thực tế, vài học trò của tôi, mới tốt nghiệp đại học hai, ba năm, được giữ lại trường giảng dạy. Giảng viên mới toe như vậy mà được giao giảng dạy những môn như An ninh quốc tế, Giải quyết xung đột… kinh nghiệm đâu mà giảng, kiến thức đâu mà truyền… Rồi nháo nhào đến chỗ tôi hỏi mượn sách, mượn tài liệu, rồi điện lại bảo: “Em chẳng hiểu gì cả”… Vậy mà cũng vẫn phải tiếp tục đi giảng cho sinh viên nghe những điều chính họ cũng không hiểu. Trách gì chuyện sinh viên bây giờ sẵn sàng chi tiền mua đồ đạc, sắm sửa, chơi bời thay vì mua sách để đọc. Vì đọc có hiểu gì đâu. Ngay cả khi nhà xuất bản Tri Thức có chương trình đem sách vào nhà trường bán thì chào thua ngay từ đầu, chẳng ma nào mua.

Riêng tôi, đã tự học tất cả những gì có thể, để ít nhất, cũng thấy được mình không phải là người quá tồi.

“Đến ngàn năm nữa thì quyển sách còn thơm mùi mực ẩn chứa những nhân vật sống động kia vẫn là thứ làm người ta mê đắm nhất”

Anh nói rằng mình thích đọc sách và sách giúp anh hoàn thiện quá trình hình thành nên con người của anh hiện nay, cụ thể là thế nào?

Hiện giờ, ngồi trước bạn tôi là một nhà kinh doanh. Nhưng thực ra, hơn mười năm nay tôi lại cố gắng trở thành một nhà nghiên cứu chính là vì tôi mê sách. Tôi đã và bây giờ vẫn nghĩ thế này: có thể tôi có rất nhiều tiền nhưng tôi không thể là một gã trọc phú được. Câu chuyện về một tổng giám đốc công ty nọ mua chiếc xe Rolls–Royce để ngồi trên đó cho nó hết thành “thằng cò” là một nỗi ám ảnh của doanh nhân. Vì thực ra, ngay cả khi đã ngồi trên chiếc xe đó hay ngồi trên chiếc xe đắt tiền hơn nữa, vị tổng giám đốc ấy vẫn chỉ là một “thằng cò” không hơn. Khát khao được hưởng thụ vật chất để tạm thời quên mình là ai thì sẽ chẳng bao giờ thoả mãn vì đó chỉ là đồ giả. Nếu anh là chính anh, anh sẽ tiếp tục vượt lên. Bằng không anh cũng chỉ mãi sống trong mông muội. Và tôi phát hiện có một kho tàng kiến thức để cho chúng ta thay đổi được số phận mình, đó là sách. Sách đã cứu tôi thoát khỏi những nguy cơ đổ vỡ. Năm ngoái, làm mất vài tỉ vì thua lỗ, tôi bị sốc. Tôi đóng cửa với mình, không bạn bè, không giao tiếp. Tôi tình cờ chạm vào một cuốn sách có tên là Khó trong khó. Sau khi đọc hết cuốn sách đó, tôi đứng dậy, bước ra ngoài và ngay lập tức tìm cho mình những đam mê mới. Có người hỏi: “Vậy ra cuốn sách đó dạy bạn vượt qua khủng hoảng à?” Không phải, giá trị cuốn sách đem lại không phải là nó dạy dỗ tôi điều gì, mà chính là nó trở thành người bạn của tôi, chia sẻ với tôi lúc khốn cùng. Từ đó, tôi nhận ra một triết lý kinh doanh khác: vấn đề là không phải bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng nữa mà chính là việc bạn chia sẻ được điều gì với họ. Đó cũng là slogan mới cho công việc kinh doanh của tôi hiện nay: Intergration and Sharing – kết nối và chia sẻ.

Không chỉ đọc sách, bây giờ anh còn kinh doanh sách, anh đang nuôi một tham vọng?

Thật ra chỉ là tôi đang thực hiện chiến lược đem sách tiếp cận mọi người. Ban đầu tôi mở chuỗi cà phê sách (Hub’s Book). Nơi đây như một thư viện nhỏ trưng bày sách. Sách trở thành một vật trang trí đẹp đẽ trên các kệ được thiết kế trang nhã. Tôi gọi phần đầu này là: tạo môi trường cho sách và người đọc được ở gần bên nhau, rồi dần trở nên thân thiết, rồi từ đó đem lại lợi ích bằng những chia sẻ gần gũi với nhau qua ngôn ngữ. Phần sau sẽ là “Nghệ thuật đọc sách”. Chúng tôi sẽ tư vấn cách đọc sách, kỹ thuật tiếp cận ngôn ngữ, những câu chuyện chung quanh cuốn sách cũng được trao đổi, bàn luận tại không gian này… Và cuối cùng là khiến mọi người đem theo sách bên mình như vật bất ly thân vậy. Thế là thành công và đó cũng có thể gọi đó là một trong nhiều giấc mơ mà tôi muốn nó thành hiện thực nhanh chóng.

Anh có cho rằng người ta có thể không cầm quyển sách trên tay mà vẫn đọc sách thường ngày, chẳng hạn như đọc sách điện tử?

Nếu chỉ đơn thuần tìm kiếm kiến thức, điều đó chẳng có gì khác. Nhưng tôi không gọi ebook là sách, nó thuần tuý là một phương tiện, vô hồn. Sách in thì khác. Cầm quyển sách, chạm vào nó, ngửi mùi nó, lật qua lật lại, và thậm chí rơi nước mắt lên nó, như thế mới là đọc và phiêu linh cùng với sách. Theo tôi, đến ngàn năm nữa thì quyển sách còn thơm mùi mực ẩn chứa những nhân vật sống động kia vẫn là thứ làm người ta mê đắm nhất.

Điều gì giúp anh có năng lượng sống mạnh mẽ, ngoài sách?

Một mối tình duy nhất 10 năm qua và chúng tôi sắp cưới nhau. Và những người bạn chân thành và chia sẻ. Và những khao khát không bao giờ lùi bước.

Nếu gặp trắc trở trong tình yêu, gặp rắc rối trong tình bạn, gặp sai lầm trong kinh doanh… anh sẽ làm gì?

Tình yêu thì chưa gặp trắc trở gì, nhưng cũng có khi phiền muộn. Những lúc ấy tôi nghĩ đến việc nhường cô ấy, vì tôi lớn tuổi hơn, mà cũng vì tôi nghĩ muốn đạt đến điều đẹp đẽ nhất của tình yêu thì phải biết khoan dung, đừng làm cho cái tôi lớn hơn ước muốn cao cả của mình. Và để giữ được người ấy lại bên mình, chính là nhờ sự tôn trọng tuyệt đối. Không thể yêu khi bạn không còn niềm tin.

Còn với bạn bè, tôi có một nguyên tắc: sẽ cùng nhau bước lên bậc thang chứ không vì bất cứ điều gì mà đẩy họ đi sau, hoặc nếu họ có tài năng, sẽ đưa họ lên trước. Như thế mình không phải cảm thấy ân hận khi có chuyện xảy ra. Còn kinh doanh ư? Dễ lắm, chẳng ai có thể gặm mối ưu sầu mà sống mãi được. Thay vì ngồi đó mà chôn vùi đời mình thì còn có cách hay hơn nhiều: làm hết sức để kiếm tiền trả nợ (cười). Và tôi cũng đang phải bỏ hết những thú vui ngày thường như thể thao, thư giãn… để dồn cho việc ấy đây. Chưa kể, ngày xưa đi làm thuê cho người ta, hết việc thì chẳng cần phải suy nghĩ gì, có thể về nhà yên ổn đọc sách, nghe nhạc, chơi tennis. Giờ thì làm chủ nhưng cực gấp mười lần xưa. Không làm không được, mới có ba tháng mà phải bỏ vài tỉ đồng, trong khi mấy anh em cũng chỉ mới quen biết nhau, ngồi cùng nhau chủ yếu là vì tin tưởng nhau. Vì thế không thể tiếp tục nếu không có một tình bạn chân thành.

Sống chân thành có khó không?

Khó chứ. Vì vốn dĩ ai cũng tư lợi. Và đã có rất nhiều trường hợp các cổ đông tan rã nhanh chóng vì có những người thấy cái lợi trước mắt mà sẵn sàng phá tan mối quan hệ. Nếu họ biết kiên nhẫn nhìn đường dài thì con đường đi đến thành công sẽ mau chóng hơn.

Cám ơn anh về những chia sẻ thú vị này.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Đọc để sống

    24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ

    05/07/2005Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ