9 sai lầm của văn hóa đọc
Chữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc.
Trên chiếc tàu điện ngầm cũ kỹ, một cô gái ăn vận bình thường, nhan sắc bình thường đang ngồi đọc một cuốn sách cũng bất bình thường. Bên cạnh cô, một ông già trông chẳng có gì đặc biệt cũng đang đọc một cuốn sách chẳng có gì đặc biệt. Chúng ta đang nói đến chuyện quái quỷ gì thế này? Bạn có thể hỏi thế, với mật độ rõ ràng là rất thiếu kiên nhẫn.
Quả thật, nếu tất cả chỉ có thế thì thật là vớ vẩn. Nhưng nếu bạn biết rằng chuyến tàu đó có 15 toa, mỗi toa có khoảng 50 người và mỗi người đều đang đọc một cuốn sách nào đó giống như cô gái và ông già kia, thì bạn sẽ thấy cả một khối lượng tri thức khổng lồ đang di chuyển dưới lòng đất. Chuyện sẽ không còn là bình thường nữa nếu chúng ta tính đến tất cả những chuyến tàu ngầm ở
Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật, bạn sẽ thấy hình ảnh này thay vì cảnh tượng người dân chúi mặt vào màn hình điện thoại.
Văn hoá đọc lớn hơn những gì chúng ta thấy trên tay cô gái bình thường hay ông già chẳng có gì đặc biệt kia rất nhiều.
Từ khi chữ viết ra đời, một mẩu giấy vụn cũng có thể trở thành vô giá. Lịch sử tri thức nhân loại từng ghi nhận không ít những tuyệt tác ra đời trên giấy lộn hoặc bên lề những trang viết nháp. Đó là bản giao hưởng của Bach, bản thảo thơ của
Với tôi, đó là một hành trình đi qua những bi kịch của Kafka, những tuyệt vọng của A.Tolstoy, những thử nghiệm của Appolinaire, những mơ mộng của Saint Exupery, những hoan lạc của Goethe, những ẩn ức của Matquez, những trắc ẩn của Kundera. Với vợ tôi hành hình đó lại đi qua những suy luận của Caonal Doyle, những tình tiết của Shidney Seldon (vĩnh biệt ông) những dẫn giải của Agatha Christle, những nhân vật của Gtaham Chase và những huyền thoại mafia của Mario Puzo. Với con gái tôi, đọc là hành trình lặp đi lặp lại nước mắt của
Hồ sơ văn hoá đọc của con người đồ sộ và dày dặn hơn tất cả các bảo tàng trên thế giới này cộng lại. Không thể nói văn học cổ điển và kinh điển, tiểu thuyết best-sellet, cổ tích hay chuyện tranh, cái nào hơn cái nào. Cũng không thể bó gọn văn hóa đọc trên giấy và những con chữ. (Thực tế là con người còn đọc nhau qua ánh mắt, bờ môi, những cử chỉ của cơ thể, và cả những sắc thái vô hình khác nữa). Thế nên, trong quan niệm của tôi, không có chuyện khủng hoảng văn hóa đọc mà chỉ có sự khủng hoảng cái nhìn về văn hóa đọc.
Nói một cách nôm na hơn, vấn đề không phải là đọc gì, mà đọc như thế nào? Và dưới đây là chín sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt.
1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách
Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí (Showgame và phim dã sử truyền hình cũng là một kênh, nhưng có lẽ xin bản ở bài khác). Với một số người hiện đại hơn, tri thức nằm trong những trang báo điện tử và các diễn đàn. Thông thái hơn nữa thì Wikipedia và Goodle hay Yahoo là những ông thánh sống.
2) Chúng ta đọc sách
Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là
3) Chúng ta rất lười ghi chép
Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó.
4) Chúng ta đọc
Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối". Đơn giản bởi rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc, cho mình.
5) Chúng ta giả vờ đọc
Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để bày cho sang phòng chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân trong đó. Ngày xưa
6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo
Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thể chúng ta viết ra nó.
7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi
Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề
8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót
Ngày trước, kèm
9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích
Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.
Hy vọng sự kiên nhẫn của bạn đọc vẫn đi cùng với tôi đến những dòng chữ này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)