Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI

08:30 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Giêng, 2007

Vào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.

Chúng ta tin tưởng rằng tương lai của toàn cầu phụ thuộc vào những quyết định liên quan đến hoạt động của chúng ta nhìn từ quan điểm đạo đức học sinh thái. Những hoạt động của chúng ta là kết quả của sự suy ngẫm được giả định trong tam đoạn luận ứng dụng. Theo sự phân tích của GS. Imamichi, tam đoạn luận ứng dụng của Aristotle là như sau:

Tiền đề lớn rõ ràng là một mong muốn của con người, còn tiền đề nhỏ ở đây xác định những phương tiện qua đó liệt kê những cách thức có thể có nhằm hiện thực hoá cái mục đích mong muốn, qua sự đánh giá thực tiễn cũng như đạo đức những phương tiện đó. Nguyên tắc của sự lựa chọn này là kalista raista,thực chất là cái dễ dàng nhất và đẹp nhất.

Đặc trưng căn bản nhất của thế kỷ XX là việc đã tạo dựng nên một tình huống hoàn toàn mới, đó là hiện trạng liên kết công nghệ. Ngay cả trong thế kỷ XXI môi trường của chúng ta cũng không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường được gắn kết bởi công nghệ, một môi trường nhân tạo. Mục tiêu quan trọng nhất của hiện trạng liên kết công nghệ là ở chỗ phải cải tiến phương pháp sản xuất theo hướng tiết kiệm thời gian nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Ngày nay chúng ta đang sống trong một môi trường công nghệ vô cùng tiện ích được kết nối bởi máy tính và Internet. Dường như là chúng ta đang hạnh phúc hơn những đồng loại của chúng ta cách đây 100 năm bởi vì ngay lập tức chúng ta có thể có được những thông tin mà chúng ta cần cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nhìn từ quan điểm về sự thuận tiện, liệu chúng ta có thể nói rằng chúng ta hạnh phúc hay không?

GS. Imamichi đã khám phá ra cấu trúc tam đoạn luận ứng dụng mới trong bối cảnh liên kết công nghệ như sau:"Không phải mục đích hành động của chúng ta đang rõ ràng hơn mà là những quyền năng khổng lồ đang trở thành nguồn dữ liệu ngày càng hiển nhiên hơn. Ưu thế logic của những phương tiện này với tư cách là quyền năng nhằm đạt được mục đích của con người đã được thiết lập một cách vững chắc theo cách thức như vậy". Năm 1956 ông đã chỉ ra rằng tam đoạn luận ứng dụng của thế kỷ XX có hai con đường: Một là tam đoạn luận của Aristotle về cá nhân trong đời sống cá nhân, và cái còn lại là tam đoạn luận ứng dụng đã được biến đổi mang tính cách mạng:

Tiền đề lớn là sự thừa nhận những nguồn năng lượng lớn như là năng lượng điện, năng lượng hạt nhân, kỹ thuật nhân bản hay nguồn tư bản lớn. Và chúng ta phải hướng đến việc tìm ra một mục đích phù hợp nhất. Vậy mục đích mà chúng ta có thể đạt được bằng nguồn năng lượng khổng lồ như vậy là gì? "Tiền đề nhỏ chính là sự lựa chọn cái mục tiêu có thể được hiện thực hoá bằng nguồn năng lượng về cơ bản được đảm bảo nhờ công nghệ". Sự lựa chọn này được thực hiện dựa trên nguyên tắc hiệu quả.

Ở đây chúng ta có thể nhận thấy sự lặp lại đầy bi kịch cái cấu trúc logic liên quan đến những tiền đề của tam đoạn luận ứng dụng. Tại sao lại là bi kịch? Sở dĩ như vậy là vì một hành động bao giờ cũng là kết quả của sự suy nghĩ, nhưng kết quả này không phải bắt nguồn từ sự sâu sắc của ý thức sinh thái mà lại bắt nguồn từ cái chủ thể được tập hợp một cách thiếu logic không tính đến giá trị của cái dễ dàng nhất và đẹp nhất, mà chỉ xuất phát từ hiệu quả kinh tế. Nếu chúng ta suy ngẫm đến hành vi đạo đức thì rõ ràng là hiện trạng công nghệ ngày nay đang tỏ ra bất lực vì thiếu thời gian.

Sự trừu tượng hoá

Thuật ngữ trừu tượng hoá được sử dụng để chỉ quá trình logic hình thành nên khái niệm, bằng cách đưa lại cho khái niệm đó một nội hàm quan trọng qua việc rút ra những yếu tố chung và đồng thời loại bỏ cái riêng. Sự trừu tượng khái niệm mang tính bản thể luận này được thực hiện bởi các cảm giác nghe nhìn. Herbert Read đã viết trong tác phẩm Triết học về nghệ thuật hiện đại(Philosophy of Modern Art) của ông như thế này, "bằng sự trừu tượng hoá, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chính sự tách rời và thoát khỏi giới tự nhiên, hình thức cơ bản và thuần tuý này đã được trừu tượng khỏi những chi tiết cụ thể - trừu tượng hoá sẽ bao hàm trong nó dạng thức biểu hiện mà ở đó bỏ qua những biểu tượng mang tính hiện tượng, nó chỉ dựa vào những yếu tố biểu hiện mang tính quan niệm, siêu hình, trừu tượng và tuyệt đối”. Trừu tượng là một hoạt động có ý thức cao hơn hẳn hoạt động vô thức trong cùng một tình huống như vậy.

GS. Imamichi đã nói về sự trừu tượng trong thời kỳ công nghệ hiện đại, tức là trong thời kỳ đồ sắt, như sau:

"Một sự trừu tượng hoá mang tính cách mạng rộng lớn đã diễn ra trong vòng 200 năm qua: Có thể nói đó là sự trừu tượng công nghệ với ý nghĩa là sự trừu tượng năng lượng. Trước tiên con người tự rút những năng lượng vô hình từ nước, than đá, dầu lửa... Bản thân năng lượng thì không nhìn thấy được nhưng chúng lại được nuôi dưỡng bởi sức nóng sản sinh ra trong quá trình nhiệt động. Hơi, lửa và điện là những thứ hữu hình nhưng bản thân năng lượng lại là vô hình. Theo nghĩa này sự trừu tượng công nghệ phải được gọi là một sự trừu tượng năng lượng (Energetic Abstraction) bởi vì đối tượng của sự trừu tượng đó là hữu hình và chỉ có kết quả của nó là vô hình.

Sự vô hình theo chiều rộng này với tư cách là năng lượng đã trở thành đối tượng của một khoa học mới và khoa học công nghệ và khoa học hạt nhân. Mới đây, cụ thể là trong vòng 60 năm trở lại đây, trừu tượng công nghệ đã tạo ra năng lượng hạt nhân thứ mà có thể biến thành điện năng phục vụ cuộc sống hiện đại nhưng cũng có thể được sử dụng để sản xuất ra vũ khí hạt nhân. Điều này có nghĩa là kết quả của trừu tượng công nghệ tồn tại theo cả hai nghĩa, đó là, tạo ra sự thuận lợi theo nghĩa tích cực của nó và tạo ra sự huỷ hoại trên phạm vi toàn cầu theo nghĩa tiêu cực của nó.

Vậy trong bối cảnh công nghệ, sự trừu tượng hoá là gì?

Mục đích cuối cùng của hiện trạng liên kết công nghệ này chính là: tiết kiệm thời gian, tức là thực hiện một việc gì đó một cách nhanh chóng mà không cần suy xét đến hậu quả tác động của nó.

Đạo đức học sinh thái, nền đạo đức mới trong bối cảnh công nghệ hiện đại, hẳn phải được tìm kiếm bởi vì một xã hội công nghệ phát triển đồng thời cũng là giai đoạn khủng hoảng của ý thức con người. Hiện tượng toàn cầu và phổ biến bắt nguồn từ xã hội thống nhất công nghệ như vậy nhưng lại được liên kết và cắt nghĩa bởi một thứ ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh, ở đó những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh bị giết chết và biến mất vĩnh viễn. Đây chính là hiện tượng cái chết của một nền văn hoá. Vì thế đạo đức nhân loại phải được thực hiện đến cùng.

GS. Imamichi đã khẳng định sự cần thiết phải có một nền đạo đức học mới, đạo đức học sinh thái với tư cách là đạo đức của nhân loại nói chung. ông nói "Bản thân đạo đức học sinh thái phải được thay đổi một cách căn bản từ tầm quốc gia đến tầm nhân loại, chiều cạnh đạo đức phải được mở rộng đến tầm nhân loại phổ quát, chiều cạnh đạo đức cũng phải được mở rộng trên cả hai phương diện, không gian siêu vĩ mô (nguyên văn: the inter-sidereal cosmic space = không gian vũ trụ giữa các vì sao) và không gian siêu vi mô (nguyên văn: the microscopic nano-space = không gian na nô), tức là nền đạo đức học truyền thống phải được hợp nhất và cải biến thành đạo đức học sinh thái".

Siêu công nghệ

Siêu công nghệ là sự suy tư triết học về triển vọng phát triển mới đây của tồn tại người, sự tồn tại này phải được mở rộng vì tương lai của xã hội chúng ta. GS. Imamichi ủng hộ yêu cẩu cần phải phân tích công nghệ hiện đại trong phạm vi nghiên cứu của đạo đức học sinh thái. Ông gọi công việc đó là siêu công nghệ, vào năm 1998 ông cho rằng phải làm rõ khái niệm mới này, khái niệm phủ định công nghệ. Ông nói về sự phủ định công nghệ như sau:

Môi trường của chúng ta được sáng tạo bởi nhiều chiều cạnh, ít nhất chúng ta cũng thấy có ba chiều cạnh khác nhau, được đan xen rất phức tạp, đó là giới tự nhiên, công nghệ (artifacts = đồ tạo tác) và văn hoá. Chúng ta hoàn toàn đã có khoa siêu hình học với ý nghĩa là siêu khoa học về tự nhiên. Nhưng chúng ta còn thực sự chưa có siêu công nghệ với tư cách là siêu khoa học về công nghệ. Cho nên một trong những nhiệm vụ cấp thiết của siêu công nghệ là phải đưa ra được một kiến nghị nghiên cứu phủ định công nghệ cho những nhà khoa học công nghệ. Đó không phải là sự phủ định kỹ thuật và công nghệ mang tính đối lập theo nghĩa phủ định thần học là sự phủ định đã tạo dựng nên bằng chứng về sự tồn tại siêu phàm, sự phủ định thần học là nhiệm vụ của thần học, điều muốn nói ở đây chỉ là ý nghĩa tích hợp của thần học và phủ định công nghệ, theo GS. Imamichi, sự tích hợp đó có thể kiến tạo nên ý nghĩa tích hợp công nghệ một cách trọn vẹn.

Nhiệm vụ của phủ định công nghệ nằm ở ý nghĩa tích hợp công nghệ, đó chính là ý nghĩa tích hợp công nghệ hoàn hảo, chứ không phải chỉ là quá trình logic của sự phủ định hiện trạng liên kết công nghệ. Vậy sự phủ định công nghệ là gì? GS. Imamichi đã trả lời câu hỏi này như sau: Phủ đinhcông nghệ thì tương phản với khẳng đinh công nghệ,là thứ chỉ biết sản xuất ra nhữngđồ tạo tácđể sử dụng, phủ định công nghệ phải nhằm mục tiêubiến nhữngđồ tạo tác đượctrừu tượng khỏi giới tự nhiênđó thành cơsở của giới tự nhiên với tư cách là giới tự nhiên.

Theo GS. Imamichi, khẳng định công nghệ là sự phủ định những gì bắt nguồn từ tự nhiên, nó là sự tiên triển (Devenir).Nói một cách logic, hoạt động sáng tạo ra những đồ vật của con người chẳng hạn như việc sáng tạo ra những đồ tạo tác cũng là cưỡng lại tự nhiên.

Ông nói, "Khuynh hướng khẳng định công nghệ này đối lập với chu trình tự nhiên, có thể nói, khẳng định công nghệ là sự phủ đinh vậtlý (PhysicaNegativa)". Ông cảnh báo rằng, "Nếu con người cứ tiếp tục phá huỷ những bí ẩn của tự nhiên thì có thể con người sẽ bị sức mạnh khủng khiếp của quỷ Erdgeist(xem Faustcủa Goethe) tấn công để loại bỏ cái kiểu cải biến tự nhiên chỉ vì mình như vậy của con người (nguyên văn: kiểu cải biến tự nhiên lấy con người làm trung tâm = ego- centric transfomation of nature)". Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải suy xét xem làm thế nào để con người từ bỏ cái lối sống chỉ biết lấy mình làm trung tâm ấy mà chuyển sang lối sống hài hoà với tự nhiên. GS. Imamichi cũng khẳng định, "nguyên lý của tự nhiên là Thượng Đế (God), Thượng Đế có thể là người khởi xướng mọi hoạt động theo cái nghĩa tự nhiên rộng nhất của Aristotle, Thượng Đế cũng có thể là người sáng tạo ra toàn bộ giới tự nhiên theo như luận thuyết của những tôn giáo lấy Kinh thánh làm nền tảng (nguyên văn: Biblic religions = những tôn giáo tin vào Kinh thánh)".

Chúng ta phải đánh giá được chu trình của tự nhiên, còn lý thuyết phủ định công nghệ cũng như hoạt động ứng dụng lý thuyết đó của chúng ta là một chu trình nhân tạo, tức là sự tái tạo bằng cách biến những đồ tạo tác thành cơ sở của tự nhiên với tư cách là giới tự nhiên. GS. Imamichi cho rằng, "siêu công nghệ làm sáng tỏ nguyên lý công nghệ và đặc trưng của nguyên lý đó. Nguyên lý nền tảng của công nghệ là tính người (anthropos), loài người và đặc trưng của loài người phải được làm rõ giống như trong trường hợp con người với tư cách là kẻ sáng tạo thì đã được nghiên cứu bởi siêu hình học. Nguyên lý công nghệ cơ bản này, tức là xem con người với tư cách là nhân tố con người, đã chỉ ra đặc trưng căn bản của con người biểu hiện qua ý định chế tác ra các đồ vật của họ. Dự định sáng tạo những kỹ thuật cơ bản (gồm đồ tạo tác và phương pháp sản xuất hay sử dụng sản phẩm) được chia thành hai phần cơ bản:

Thứ nhất là vượt qua những điều kiện khắt khe của tự nhiên để tồn tại, con người phải tách mình khỏi những điều kiện tự nhiên để cải thiện điều kiện sống của mình.

Thứ hai, con người phải tách mình khỏi những sinh vật sống tự nhiên khác để có được một điều kiện sống tốt hơn. Ông thêm, "Bằng sự suy ngẫm siêu công nghệ như vậy con người trở nên siêu việt bởi chính đặc trưng mà chỉ riêng con người mới có, khuynh hướng siêu việt này cũng được con người sử dụng để tách biệt mình một cách ích kỷ với thế giới xung quanh".

Với tư cách là dẫn chứng về phẩm hạnh trong thời đại liên kết công nghệ ngày nay chúng tôi sẽ chỉ ra sự an toàn.

Bàn về sự an toàn

Chúng ta có thể tìm thấy từ an toàn trong tác phẩm của Hôpxơ (Hobbes) (Leviathan)"trong bản chất của con người chúng ta thấy có ba nguyên nhân tranh cãi chủ yếu như sau. Thứ nhất, đó là sự cạnh tranh (Competition). Thứ hai, đó là sự khác biệt (Difflrence) và thứ ba, đó là sự vinh quang (Glory). Cái thứ nhất khiến con người chiến đấu vì lợi lộc, cái thứ hai khiến con người chiến đấu vì sự an toàn và cái thứ ba khiến con người chiến đấu vì danh tiếng. Cái thứ nhất sử dụng bạo lực để làm cho bản thân mình trở thành ông chủ của những bà vợ, trẻ em và gia súc, cái thứ hai là để bảo vệ họ còn cái thứ ba là vì những thứ nhỏ nhặt như một lời nói, một nụ cười, một quan điểm khác và bất cứ một dấu hiệu nào tỏ ra đánh giá thấp họ, đó có thể là dấu hiệu trực tiếp từ chính bản thân người ấy nhưng cũng có thể là do những lời chỉ trích từ những người họ hàng, bạn bè, tổ quốc, từ những người đồng nghiệp và cả từ chính tên tuổi của họ". Hôpxơ cũng nói trong phần bàn về luật tự nhiên như thế này, "điều kiện sống của con người là tình trạng chiến tranh của tất cả chống lại tất cả, cái tình trạng mà ở đó mỗi người bị chi phối bởi chính lý trí của anh ta, không có gì mà anh ta sử dụng lại không phải là cái giúp cho anh ta duy trì cuộc sống của mình nhằm chống lại kẻ thù. Chừng nào cách đối xử của con người đối với mọi vật như vậy còn là một thói quen thi còn người không thể có được sự an toàn cho chính mình khi đó con người cũng chỉ tồn tại được trong chừng mực tự nhiên còn cho phép con người tồn tại". Ông cũng đề xuất một châm ngôn mang tính quy tắc xử thế như sau, "Con người phải cố gắng giữ gìn hoà bình chừng nào con người còn hy vọng có được hoà bình, còn khi nào con người không thể có được hoà bình thì anh ta có thể kiếm tìm và sử dụng sự. trợ giúp cũng như những ưu thế của chiến tranh".

Chúng ta phải tránh chiến tranh và tìm kiếm những khả năng đem lại hoà bình. Chúng ta phải nghĩ đến bộ luật thứ hai, "rằng một người sẽ sẵn lòng, khi mà những người khác cũng vậy, bảo vệ hoà bình, bảo vệ chính bản thân anh ta với bất cứ giá nào anh ta cho là cần thiết, khi đó con người sẵn sàng đặt quyền này lên trên hết, nhưng anh ta cũng tự do chống lại những người khác khi họ chống lại anh.

Chúng ta cũng phải bổ xung vào bổn phận về Quyền hạn thứ nhất của Kant, ấy là honeste vive"sống ngay thẳng". Thái độ ngay thẳng mang tính pháp lý, hay là danh dự hàm chứa trong đó cả việc bảo vệ giá trị của mình với tư cách là một cá nhân trong mối quan hệ với những người khác. Bổn phận này có thể được diễn đạt qua khẳng định: "Hãy đừng tự mình trở thành công cụ thuần tuý để người khác sử dụng, mà hãy đặt mình vào vị trí của họ một cách khôn ngoan". Trong quan hệ giữa người với người chúng ta phải lấy cá nhân làm mục tiêu. Những mối quan hệ không chỉ là mối quan hệ với người khác mà còn là quan hệ với các sự vật, kể cả những vật tạo tác, là thứ quan hệ chúng ta phải kiếm tìm. Vấn đề này phải được thảo luận với tư cách là vấn đề liên khách thể và liên chủ thể trong phạm vi của đạo đức học sinh thái.

Chúng ta phải cố gắng làm sáng tỏ sự kết hợp giữa đạo đức với tư cách là đạo đức của loài người trong quá trình tiến hoá và đạo đức (ethica ad rem) trong đạo đức học sinh thái. Trong xã hội thông tin, việc sử dụng điện thoại di động buộc chúng ta phải cân nhắc đến việc sử dụng hình ảnh là thứ có được một số giá trị mà con người cần, và bằng những hình ảnh của điện thoại di động tình hữu nghị và những mối quan hệ sẽ được củng cố.

Những phẩm hạnh người

Trong xã hội thông tin, chất lượng tri thức phải được thay đổi. Với tư cách là kết quả, giáo dục cũng nên thay đổi. Điều cần thiết là phải trở lại vôi những tác phẩm kinh điển và củng cố nền tảng đã có của chúng ta.

Năm 1872, YukichiFukuzawa, người sáng lập ra Đại học Keio, đã viết cuốn "Encouragement of Studies" (Khuyến học). Câu đầu tiên trong cuốn sách này là, "Người ta thường nói rằng: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người..." (Nxb Trẻ 2004), ông cũng thuyết phục chúng ta hãy nghiên cứu khoa học ứng dụng. Việc nghiên cứu cấu trúc kinh tế Mỹ và hệ thống đại học của Mỹ đã ảnh hưởng rất mạnh đến Fukuzawa. Tuy vậy, câu nói trên đây là sự diễn đạt đầu tiên về quyền con người ở Nhật Bản. Câu nói này chỉ rõ sự bình đẳng của con người. Ông nói, "Về bản chất không có sự phân biệt giữa giàu và nghèo. Sự phân biệt giữa một người khôn ngoan và một kẻ ngu ngốc chỉ là kết quả của việc người đó có được học hành hay không mà thôi". Trong tuyên bố của ông, chúng ta có thể nhận ra từ "Trời” (Heaven) với tư cách một tồn tại siêu nghiệm vượt trên mỗi cá nhân. Ông cũng giảng giải rất rõ sự cần thiết của giáo dục, với tư cách là kết quả của quá trình học tập qua đó bản thân tồn tại người được chia thành hai loại, đó là, khôn ngoan và ngu ngốc.

Trong triết học TrungQuốc, Khổng Tử (552/551-479 TCN) có một vai trò rất quan trọng. Ở những nước Đông Á nơi truyền thống suy nghĩ theo lối Khổng Giáo đã bị nghi thức hoá thành cách thức rất phổ biến trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải suy xét đến thực chất những tư tưởng của ông. Từ những câu chuyện liên quan đến thái độ của Khổng Tử tôi muốn chỉ ra hai trong số những câu chuyện đó như sau. 1) Khi thấy có đám cháy trong chuồng ngựa Khổng Tử không hề hỏi về ngựa mà hỏi "Có ai bị thương trong đám cháy đó không". 2) Khi một trong những môn đồ nói với ông, "Tốt hơn là nên huỷ bỏ cái lệ đòi hỏi có một con cừu làm vật hiến sinh trong nghi thức tế lễ bởi vì con cừu đó thật đáng thương". Khổng Tử nói, "Anh cảm thương cho tính mạng của một con cừu ư, như vậy là anh đã ra vẻ kẻ cả với nghi lễ, và cũng chính là nghĩa vụ rồi đấy”. Trong câu chuyện thứ nhất chúng ta có thể thấy rõ là Khổng Tử rất coi trọng con người. Còn ở câu chuyện sau, ta thấy ông trân trọng thái độ của con người đối với nghi lễ và tôn giáo. Tôi thì dám chắc rằng quyền con người phải nằm ở nơi mà con người tôn trọng sự siêu việt. Trong nghi lễ tôi nhận ra tôi là ai với tư cách một con người.

Thái độ của Khổng Tử có liên quan tới giá trị đạo đức thông qua vẻ bề ngoài là nghi lễ. Tôi cho rằng những quyền con người bằng cách này hay cách khác đều liên quan đến Tồn tại siêu nghiệm và cuối cùng thì cũng có quan hệ với thái độ đạo đứcchẳng hạn chúng có quan hệ với những phẩm hạnh trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi muốn dẫn chứng ra đây một phẩm hạnh, đó là trung. Trong thời kỳ phong kiến, trung xác định quan hệ xã hội của những người thuộc tầng lớp dưới với những người thuộc tầng lớp trên, những kẻ thống trị. Nhưng văn bản cổ này của TrungQuốc cũng nói, "Bạn phải tự vấn mình ba lẩn một ngày xem liệu bạn đã trung với con người hay chưa". Câu châm ngôn về trung này không chỉ nhằm vào tầng lớp trên mà còn là yêu cầu về sự thành thật ở con người nói chung.

Tôi cho rằng phẩm hạnh quan trọng nhất trong một xã hội thông tin là "phronesis" (đánh giá về mọi việc xung quanh trên cơ sở lý tính). Luật pháp của mỗi quốc gia đều nhằm bảo vệ quyền của mỗi cá nhân trong một đất nước. Nhưng trong một xã hội được kết nối bởi Internet thì luật pháp quốc gia tỏ ra không còn phù hợp nữa, đôi khi còn kém hiệu lực.Tôi cho rằng luật pháp quốc gia là cần thiết cho mỗi cá nhân nhưng như thế chưa phải là đủ. Lối suy nghĩ dựa trên tiền đề cho rằng một người càng có nhiều thông tin, thì càng sống tất hơn.Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là sốlượng thông tin mà còn là chất lượng thông tin. Trong trường hợp người nghèo và trẻ em thì ai sẽ là người bảo vệ họ khỏi sự thiếu thông tin như vậy? Là quốc gia ư? Điều này cũng có thể là quốc gia làm được, nhưng đôi khi chẳng hạn như chiến tranh và trao đổi thương mại hay việc buôn bán nội tạng...đã vượt khỏi phạm vi của luật pháp quốc gia. Ngày nay, việc bảo vệ quyền con người được thực hiện qua việc tấn công vào các sắc luật của Chính phủ.

Giáo dục triết học về quyền con người

Chúng ta phải tìm ra một số nguyên lý cơ bản để phát triển một hệ thống giáo dục mới nhằm hiện thực hoá tiềm năng của mỗi cá nhân.

1) Giáo dục phải là sự giải phóng gồm cả người giải phóng thoát khỏi sự ngây thơ.

2) Phẩm hạnh "phronesis" phải được tìm kiếm để trẻ em có được tự do.

3) Nghiên cứu các tác phẩm và các tác gia kinh điển giúp một người có thể vươn tới tầm khoa học nhân văn truyền thống và có được một tương lai mới.

4) Đạt được khả năng tưởng tượng và phản ánh bằng nền văn hoá của chính mình là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân.

5) Với tư cách là một cá nhân của xã hội hiện đại, mỗi người phải rèn luyện khả năng sáng tạo của bản thân.

Một thành ngữ TrungQuốc truyền thống nói rằng nhìn lại những cái cũ để tìm ra những cái mới (ôn cố tri tân - ND). Điều đó có nghĩa là, từ những cái cũ một cá nhân có thể có được những hình dung về văn hoá truyền thống. Với khả năng này một người có thể sáng tạo ra một tương lai mới và một lối sống mới.

Khi xem xét đến môn "paideia" (nhi đồng học) chúng ta phải xây dựng được một hệ thống giáo dục mới. Trong tiếng Hy Lạp, ở từ chỉ sự giáo dục, "paideia", chúng ta có thể nhận thấy nghĩa ban đầu của từ này, bắt đầu bằng từ "pais" (đứa trẻ) và từ "paideuo"- có nghĩa là làmcho "pais" lớn lên thành một người có lý trí, điều đó có nghĩa là, nuôi dưỡng trí tuệ cho trẻ em. Theo cách hiểu của Kitô giáo, Gregorius of Nyssa đã chỉ rõ rằng nền giáo dục Hy Lạp là quá trình hình thành nên con người, tức là sự hiện thực hoá một cách hoàn hảo nhân tính. Theo W. Jeager, hình thức giáo dục lý tưởng ở Hy Lạp là tạo lập những biến dị (morphosis), điều đó có nghĩa là, xây dựng và phát triển tính người và tinh thần con người song song với quá trình lớn lên về thể chất. Cùng một lúc giáo dục trẻ em (paideia) vừa là nỗ lực có ý thức của con người vừa là kết quả của những nỗ lực đó thông qua việc trang bị tri thức và qui tắc đạo đức đã được định hướng theo một quan niệm nhất định hoặc một khát vọng thực hiện.

Nhờ giáo dục một đứa trẻ có thể đạt được năng lực đủ sâu sắc để giải thích sự vật hiện tượng thông qua việc xem xét, đánh giá chúng nhờ vào tri thức mà nó có và đứa trẻ cũng đủ năng lực để lý giải tương lai mới từ chính vị trí của nó và của xã hội bao quanh nó, cái xã hội bao gồm cả sự tồn tại của những người khác. Trẻ em, với tư cách là những cá nhân đang trưởng thành phải đánh giá được những khả năng hiện thực hoá quyền con người của những cá nhân khác.

Mối quan hệ ảo

Theo sự giải thích của Tomonobu Imamichi, kỷ nguyên sau 1970 là giai đoạn vô định hình, đã là thời kỳ thế giới công nghệ bị chiếm giữ bởi quá trình điện toán mang tính khách quan. Trong xã hội công nghệ này, những hình thức cụ thể không cho thấy những chức năng của nó. Ví dụ, một chiếc hộp đen nhỏ, một chiếc máy quay bí mật: khái niệm - hình dạng với tư cách eidos (có thể hiểu là: thực thể, thấu niệm - ND) bắt nguồn từ sự đồng nhất hoá khi chức năng của nó bị loại bỏ. Trong một xã hội như vậy thì những hình ảnh động (moving images) quan trọng hơn những hình dạng (form). Ngày nay, dưới góc độ nghệ thuật, không chỉ những hình ảnh (images) mà còn cả những hình vẽ (figures), có nghĩa là một loạt những hình dạng chuyển động cụ thể, mới là những thứ đóng vai trò cơ bản. Sự giải thích nghệ thuật như thế là con đường để thấu hiểu được tư tưởng của nó, tức là nắm được "Ma" mà không mắc một sai lầm nào. Vì thế, nghệ thuật mà không có khả năng giải thích thì chỉ là thứ nghệ thuật không hiểu gì về “Ma". Nếu một người không hiểu "Ma" với tư cách là sự khác biệt được xác định với "Cosmic Chi", thì anh ta hay cô ta sẽ nhầm lẫn giữa thẩm mỹ học, đạo đức học và tôn giáo. Trong một số cuốn sách viết về "Geido"(Đạo Nghệ) chúng ta cũng tìm thấy những câu gợi ý đề cập đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và tôn giáo.

Chúng ta có thể tìm được một ví dụ rất hay trong tác phẩm Thuật bắn cung Nhật Bản(Japanese Archery) do Eugen Herrigel viết vào năm 1986. Ông viết về những trải nghiệm thần bí của mình trong thuật bắn cung Nhật Bản nhằm mục đích thưởng ngoạn qua những lời cầu nguyện của Thiền Phật giáo. Ông nhận ra con đường nghệ thuật chính là sự đồng nhất giữa ý thức và vô thức.

May mắn là (qua Thuật bắn cung Nhật Bản), chúng ta có thể biết được dạng thức đơn giản nhất trong cách suy ngẫm huyền bí mà những thày tu Thiền Phật giáo thực hành... Mục đích của cách suy ngẫm này, trong sự hoàn hảo cuối cùng của nó, là "nắm lấy mục tiêu và tấn công mà không cần cung tên". Đây là giai đoạn cuối cùng để đạt được mục đích, nếu một người thực hiện đường đi của mũi tên này một cách chính xác. Vì vậy, tồn tại vô thức hay ý thức khi chúng ta sử dụng cung tên để đắm chìm vào vô định thì cũng giống như thưởng ngoạn khi ta ngồi và nắm tay một người nào đó cùng cầu nguyện (Thuật bắn cung Nhật Bản).

Tại sao chúng ta lại phải suy ngẫm về tương lai dưới góc nhìn triết học? Bản thân triết học hẳn phải là mang tính tiên đoán (prophicic). Đạo đức học sinh thái là nhiệm vụ của những người nghiên cứu triết học nhằm thiết lập nên hệ thống đạo đức trong một không gian người, cái không gian mà gần đây đã được mở rộng bởi nhiều loại công nghệ hiện đại.

"Đạo đức sinh thái" là gì?

Đạo đức sinh thái được GS. TomonobuImamichi trình bày vào năm 1965, nghĩa đen của nó như sau: eco (bắt nguồn từ từ oikostrong tiếng Hy Lạp) có nghĩa là ngôi nhà hoặc theo nghĩa rộng hơn đó là nơi sống hay môi trường sống: còn từ ethica có nghĩa là đạo đức. Vì thế đạo đức sinh thái là một nền đạo đức môi trong môi trường người nơi mà con người mở rộng hết sức những khả năng của mình thông qua công nghệ.

Đạo đức sinh thái là đạo đức trong thế giới người được mở rộng bởi công nghệvà văn hoá. Một mặt thế giới người được mở rộng theo hướng không gian siêu vĩ mô và mặt khác theo hướng không gian siêu vi mô, ở những mức độ khác nhau trong không gian những nền văn hoá hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có thể liên hệ với người khác qua thế giới đó.

Đạo đức sinh thái là một thứ đạo đức triết học cơ bản trong môi trường mới với tư cách là không gian hoạt động mới của con người. Vì thế nó không phải là đạo đức môi trường, nó cũng không phải là đạo đức sinh học hay đạo đức toàn cầu hay bất kỳ thứ đạo đức ứng dụng nào, mà là đạo đức triết học cơ bản, thứ đạo đức tương phản một cách rõ ràng với đạo đức truyền thống là cái đã được xây dựng nên khi môi trường người chỉ thuần tuý là giới tự nhiên.

Nét đặc trưng nhất của thế kỷ này gần đây được tạo nên bởi hiện trạng liên kết công nghệ. Giờ đây ngay cả khi môi trường của chúng ta là giới tự nhiên thì sự cố kết công nghệ tự nhiên đó đã trở thành một môi trường nhân tạo mạnh mẽ. Hiện trạng công nghệ ngày nay đang hướng mục tiêu vào việc rút gọn quy trình, tức là giảm thiểu thời gian để đạt được hiệu quả. Việc phân tích hiện trạng công nghệ là rất khả quan, bởi vì chúng ta đã xác định được các khái niệm, chẳng hạn như khái niệm về người hàng xóm, gần đây khái niệm người hàng xóm được xác định là những người được kết nối với nhau bởi các loại máy như điện thoại, fax, và internet.

Nền đạo đức học truyền thống đã bao hàm cả siêu hình học, bởi vì trong lĩnh vực vật lý, đạo đức học sinh thái tương tác với siêu công nghệ, là thứ suy ngẫm triết học về công nghệ nói chung.

Bằng cách nghiên cứu siêu công nghệ chúng ta đã tìm ra một loại trừu tượng mới, trừu tượng về kết quả và đúc rút được cách thức sản xuất. Một sự phân loại mớiđã được xác lập: đó không phải là sự phân loại dựa theo các loài sinh học mà là sự phân loại chủ yếu dựa trên chức năng. Việc xây dựng mang tính nhận thức luận về thế giới đòi hỏi phải có những hệ thống phân loại mới trong bối cảnh công nghệ hiện đại.

Siêu hình học quan trọng là ở chỗ: bằng sự phân tích siêu hình học chúng ta có thể phân biệt hình thức, hoạt động mang tính hiện tượng bề ngoài và quyết định hành động mang tính đạo đức bên trong. Hành động không phải đơn thuần là sự phản ứng, mà là kết quả của suy nghĩ, là thứ đã được giả định trong tam đoạn luận ứng dụng. Qua sự phản ánh hiện tượng luận khi so sánh giữa hình thức logic của tam đoạn luận truyền thống với tình trạng hiện đại hay hậu hiện đại của hành động, chúng ta có thể luận giải được nhiều vấn đề đạo đức sinh thái.

Ngày nay người Nhật đang phải đối mặt với sự nguy hiểm của chủ nghĩa vị kỷ (nosism). Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đạo đức sinh thái là quy giản những xúc cảm cơ bản trong hoạt động của cá nhân thành mối quan tâm nội tại của chủ nghĩa cá nhân, về cơ bản xuất phát từ chủ nghĩa vị kỷ.

Trong nghiên cứu đạo đức sinh thái, GS. Imamichi đã đưa ra công thức cho những nghiên cứu được tiến hành gần đây về siêu công nghệ, về công nghệ dinh dưỡng, về đô thị hoá và nghiên cứu so sánh...

Những phát minh mang tính bản thể luận là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của đạo đức học sinh thái. Sự đúng giờ, nắm vững cách sử dụng máy móc (machinastike), khả năng thích ứng (corresponsibility), nắm vững ngoại ngữ (philoxenia), eutrapelia.. là những thứ được thảo luận với tư cách những phẩm hạnh mới.

Đạo đức sinh thái bao gồm đạo đức giữa con người vôi con người, đạo đức (ethica ad rem) và đạo đức đối với đồ vật (mương res). Điều cần thiết là phải phân biệt được res (đồ vật) và reale. Cái sau (reale) là công nghệ vôi tư cách là sản phẩm của con người. Nhưng có lẽ nghệ thuật không phải là công nghệ (reaie) mà là đồ vật (res), mặc dù nghệ thuật là những thứ do con người sáng tạo ra.

Thời gian và âm điệu là những chiều cạnh đối tượng môi của đạo đức sinh thái, bởi vì cuộc sống trong những thành phố hiện đại ngày nay đòi hỏi sự cá nhân hoá về thời gian. Kairos với tư cách là những khoảnh khắc (instants) mang tính giá trị luận là đối tượng cơ bản của những vấn đề đạo đức.

Nghiên cứu đạo đức sinh thái phải được phát triển với sự đóng góp của các khoa học liên ngành và triết học. Trong một xã hội toàn cầu hoá được hệ thống hoá bởi Internet vấn đề về quyền con người nhất thiết phải được suy ngẫm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

    21/12/2006Kim Jae YoulSự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lạibắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Xã hội tương lai

    13/09/2006Hạnh TâmTrong tạp chí Nhà Kinh tế 01/2001, Peter Drucker - người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, mô hình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ....
  • Kết nối kỹ thuật số: Biết chữ trong thế kỷ 21

    05/09/2006Barbara R.Jones-Kavalier và Suzanne L.Flannigan (Mỹ Hằng lược dịch - Tạp chí EDUCAUSE Quaterly số 2/2006)Trước thế kỷ 21, "biết chữ" được định nghĩa là khả năng biết đọc biết viết của một người. Nhưng bây giờ, trong thế kỷ 21 của chúng ta - xã hội đang tiến nhanh như vũ bão, bị bao bọc bởi truyền thông, được tự động hoá rất nhiều - thì đòi hỏi phải có một kiểu biết chữ mới, một kiểu biết chữ được định nghĩa rộng rãi hơn nhiều so với khả năng đọc và viết thông thường...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Thế kỷ XXI - thế kỷ sửa sai

    05/05/2006Lê SơnCuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giải quyết 8 bí ẩn lớn nhất của khoa học trong thế kỷ XXI

    04/04/2006Bá QuýCuộc sống vốn đầy rẫy những bí ẩn và các nhà khoa học đang cố gắng tìm lời giải đáp cho những bí ẩn đó. Bí ẩn về con người là những bí ẩn sâu thẳm nhất mà hiện nay các nhà khoa học cần phải làm rõ trong thế kỷ XXI này...
  • Xây dựng con đường tới tương lai

    23/01/2006Nguyễn Thúy HằngTừ khái niệm ô tô đến công nghệ, những nhà tương lai học và chuyên gia về văn hoá quần chúng vẫn muốn reo rắc cho các nhà chiến lược kinh doanh bằng những suy luận của họ về thế giới của chúng ta sẽ như thế nào trong 10, 20, và 50 năm tới...
  • Tương lai

    28/11/2005Trần Cao Dũng
    Tương lai sẽ đi về đâu? Con người sẽ sống ra sao khi chỉ có trí óc tưởng tượng bị giới hạn? Mọi thứ không ngừng thay đổi. Thời gian trôi đi một cách chóng mặt và nhân loại như đang chạy đua với nó. Kẻ nào sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vô hình này? ...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Năng lực cốt lõi của thế kỷ 21

    07/07/2005Các nhà lãnh đạo công ty hiện đang chấp nhận sự đổi mới trong toàn doanh nghiệp như là nguyên tắc hoạt động chủ yếu cũng giống như trước đây họ đã tuân theo những nguyên tắc về chất lượng, lập kế hoạch và quản lý...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Máy tính sẽ trở thành "oxy của tương lai"

    02/10/2004Tới năm 2010, các nhà khoa học dự đoán chúng ta sẽ ngập trong một biển máy tính tí xíu. Khi đó, người ta sẽ dùng chúng một cách tự nhiên mà không nhận ra điều đó...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • Chuẩn bị Tấm hộ chiếu vào thế kỷ 21 ở Việt Nam

    12/02/2003Nước ta có những người đã 22 năm nay hoạt động theo hướng "Thời đại của bộ não: khai thác những tiềm năng cực lớn của bộ não" một cách không ồn ào với hiệu quả cao. Khởi sự từ một lĩnh vực mới, tự trang trải từ đầu đến nay, nhân sự đếm chưa đủ số ngón tay của bàn tay, vậy mà họ đã thực hiện được gần 150 khoá học cơ bản và nâng cao, cùng nhiều buổi thuyết trình ở Việt Nam và nước ngoài với hơn 12.000 người tham gia...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ