Chuẩn bị Tấm hộ chiếu vào thế kỷ 21 ở Việt Nam
TTCN đã gặp tiến sĩ khoa học Phan Dũng - người sáng lập và là giám đốc trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật thuộc Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia tp. HCM để trao đổi về lĩnh vực mới: Phương pháp luận sáng tạo.
Hỏi. Ông có thể cho biết một cách tóm tắt và dễ hiểu phương pháp luận sáng tạo(PPLST) là gì?
- Chúng ta chỉ thực sự suy nghĩ khi gặp vấn đề. Đấy là tình huống chúng ta biết mục đích cần đạt nhưng chưa có lời giải sắn trong đầu hoặc phải lựa chọn lời giải tói ưu trong những lời giải đã biết. Nói cách khác, chúng ta suy nghĩ để giải quyết các vấn đề gặp phải, để ra quyết định. Người ta còn gọi quá trình suy nghĩ đó là tư duy sáng tạo(creative thinking), vì ở đây đồng thời có “tính mới” và “tính lợi ích”, ít ra đối với chính người giải quyết vấn đề. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn mọi người suy nghĩ theo phương pháp thử và sai kiểu “thua keo này thì bày keo khác”.
Vài chục năm gần đây, đặc biệt tại những nước tiên tiếnm để đối phó với các thách thức đã xuất hiện nhu cầu xã hội phải cải tiến, thay thế phương pháp thử và sai (vì phải trả giá quá đắt cho các quyết định sai) bằng những phương pháp suy nghĩ khác, được xây dựng trên cơ sở các thành tựu tổng hợp của các ngheanh khoa hoạc và kỹ thuật hiện đại. Điều này dẫn đến quá trình khoa học hóa lĩnh vực tư duy sáng tạo,hình thành và phát triển khá nhanh khoa học sáng tạo (creatology). PPLST là bộ phận ứng dụng của kho học nói trên. PPLST có thể là hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp mỗI ngườI tăng năng suất và hiệu quả, về lâu dài, tiến tớI điều khiển quá trình suy nghĩ giảI quyết vấn đề và ra quyết định (tư duy sáng tạo). PPLST dạy và học được cho tất cả mọI người với những giáo trình thích hợp, như các môn học truyền thống.
Hỏi. Vai trò của PPLST trong thế kỷ 21?
- Theo mội số dự báo khoa học, sau ba làn sóng phát triển của nề văn minh nhân loại (nông nghiệp hóa, công nghiệp hóa và tin học hóa) sẽ là làn sóng thứ tư: thời đại sáng tạo mang tính quần chúng nhờ việc sử dụng PPLST, được dạy và được dạy và được học một cách đại trà. Các doanh nghiệp trên thế giớI càng ngày càng nhận ra rằng vũ khí cạnh tranh ở thế kỷ 21 chính là phát triển nguốn nhân lực sáng tạo.
Làn sóng thứ 4 của sự phát triển thế giới: tư duy sáng tạo
- Làn sóng 1 - nông nghiệp hoá: tài nguyên - đất đai, công cụ - lao động chân tay
- Làn sóng 2 - công nghiệp hoá: tài nguyên - năng lượng, công cụ - máy móc công nghiệp
- Làn sóng 3 - cách mạng thông tin: tài nguyên - thông tin, công cụ - máy tăng cường hoạt động thông tin như mạng thông tin, máy tính
- Làn sóng 4 - cách mạng sáng tạo: tài nguyên - ý tưởng, conceptor, công cụ - máy phát ý tưởng, máy tăng cường khả năng sáng tạo...
Ở đây xảy ra chuyện: PPLST, ví dụ như ở Mỹ, được chú ý giảng dạy không phải trong các trường học mà trong các công ty trước. Theo số liệu 1995, một phần ba các công ty Mỹ đưa PPLST dạy cho các nhân viên của mình.
PPLST, theo tôi, không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa giáo dục và nhân đạo cao hơn nhiều: nhờ PPLST, mỗi ngườI có thể giải quyết tối đa các ván đề gặp phảI, ra các quyết định đúng trên mỗi bước đường đi của cuộc đời mình. Lúc đó thay vì đờI ta là “bể khổ” sẽ bớt khổ và tiến dần tới lý tưởng:”bể sướng”.
Hỏi. PPLST được dạy ở Trung tâm sáng tạo khoa học-kỹ thuật(TSK) có xuất xứ từ đâu?
- Năm 1971, đang học ngành vậ lý thực nghiệm ở Liên Xô, tình cờ tôi được biết: HộI các nhà chế toàn Liên Xô vừ thành lập ĐạI học sáng tạo sáng chế nhắm đào tạo các nhà sáng chế chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, giảng dạy PPLST và các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo sáng chế. Họ chiêu sinh chủ yếu những người đã tốt nghiệp đạI học, ít nhiều đã có thành tích sáng tạo trong công tác. Như người khát gặp nước uống, tôi vộI đến xin học thêm. Năm 1973 tôi bảo vệ luận án”Tính ì tâm lý trong tư duy sáng tạo” và nhữngận bằng tốt nghiệp số 32. Tôi vô cùng may mắn được học trực tiếp thầy Genrikh Saulovich Altshuller, một trong những người sáng lập ra khoa học sáng tạo trên thế giới. Thầy là tác giả của lý thuyết giảI các bài toán sáng chế-TRIZ(viết tắt theo tiếng Nga), một lý thuyết mang tính cách mạng trong lĩnh vực sáng tạo. Sau đó tôi còn tiếp tục trao đổI thư từ vớI thầy cho đến khi thầy bị bệnh nặng và qua đờI vào ngày 24-09-1998.
Hỏi. Ngoài Liên Xô trước đây(SNG hiện nay), các nước khác đánh giá TRIZ và ông Altshuller như thế nào?
- Đây xin mờI anh xem một số tài liệu.
(Trích dẫn các tài liệu)
Mỹ du nhập TRIZ từ năm 1991. Họ nhanh chóng nhận thấy đây là “công nghệ mới mang tính cách mạng được đưa vào nước Mỹ” và “tin rằng điều này sẽ làm tăng vị thế cạnh tranh cảu nước Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên kiến thức đang xuất hiện”. Kết quả, chỉ chưa đầy 10 năm đi học TRIZ, lôi kéo các chuyên gia TRIZ của Liên Xô, dịch các sách TRIZ từ tiếng Nga sang tiếng Ann, tự xuất bản tạp chí TRIZ riêng từ tháng 11-1996, thành lập Viện TRIZ( ở Calilfornia), Viện Altshuller(ở Masachussets), Đại học TRIZ...
Hiện nay khá nhiều các công ty nổi tiếng sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề của mình như: 3M, General Motors, Ford, BMW, Mobil Oil, Amomco Oil, Kodak, Motorola,...TRIZ cón được đưa vào các trường đại học ở Mỹ, Viện công nghệ Masachussets(MIT)...Nhiều nước khác như Anh, Đức, Thụy Điển,Tây Ban Nha,Úc, Pháp(du nhập TRIZ từ năm 1996), Nhật Bản(du nhập TRIZ từ năm 1997), Hàn Quốc ngày càng quan tâm đến TRIZ nhiều hơn.
Trong những lời thương tiếc về sự qua đời đột ngột của ông G.S. Altshuller,có những người Mỹ đã ví “ông đối với lĩnh vực giải quyết vấn đề như Mozart với âm nhạc, Deming với chất lượng” hoặc như Colombus tìm ra châu Mỹ cho những người châu Âu”
Hỏi. Ông còn là tiến sĩ khoa học toán lý, nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thực nghiệm: quang học các chất bán dẫn, nay ông...
- Tôi tốt nghiệp hai trường và sau đó làm cả 2 nghề trong khoảng thời gian gần 20 năm. Ở những nước có điều kiện làm việc, điều này không có gì đặc biệt. Còn ở VN, máy móc cần thiết để làm thí nghiệm không biết bao giờ mới có. Tôi cho rằng không nghiên cứu khoa học cơ bản thì thôi, còn nghiên cứu thì phải phấn đấu đạt trình độ thế giới. Do vậy, tôi quyết định tập trung cho nghề thứ hai. Theo quan niệm hiện nay, khoa học sáng tạo cũng là khoa học cơ bản. Một mặt chúng tôi có thể đạt được trình độ thế giới trong điều kiện tài chính eo hẹp của Việt Nam, mặt khác quan trọng hơn, khoa học cơ bản này nhanh chóng đem lại nhiều lợi ích thực tế vì ai cũng cần tư duy có hiệu quả. Sự phát triển của TSK dựa trên hoạt động tự trang trải từ đầu đến nay cho thấy rõ những điều đó.
Hỏi. Ông bắt đầu dạy PPLST ở Việt Nam năm 1977, một ngành học mới mẻ, hẳn phải trải qua nhiều thử thách để có thể đến với nhiều người. Hơn 20 năm qua ông đã gặp bao nhiêu "tình huống có vấn đề"? Các ông giải quyết chúng như thế nào?
- Chúng tôi gặp không ít các vấn đề. Chúng tôi tự xác định đây là công việc không ai bắt chúng tôi phải làm cả. Do vậy, "muốn ăn thì phải lăn vào bếp" và "mình làm mình chịu, kêu mà ai thương". Chính PPLST đã giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề đó để từ "số âm" về tài chính, chúng tôi tiến tới trả được nợ nần ban đầu rồi mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, in khá đầy đủ các giáo trình cho người học, đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế và có "hàng" xuất khẩu. Cần phải nói thêm rằng có PPLST là tốt nhưng có cả may mắn nữa thì tốt hơn. Chúng tôi có được một số may mắn. Ví dụ, khi chính thức thành lập TSK vào đầu năm 1991, các đồng nghiệp thuộc hai bộ môn vật lý chất rắn và bộ môn điện tử cho mượn luôn phòng để TSK có diện tích hoạt động. Gần đây, khi được nối Internet, máy tính tự mua đang dùng của chúng tôi không thích hợp, Trường đại học Khoa học tự nhiên đã cấp cho máy mạnh hơn. Chúng tôi luôn nhớ đến những người đã giúp đỡ chúng tôi với lòng biết ơn.
Hỏi. 22 năm kiên trì phổ biến PPLST, động lực nào giúp ông?
- Các niềm vui đời thường và lương tâm mình.
Hỏi. Xin ông nói rõ hơn.
- Các niềm vui đời thường từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, công việc... đặc biệt là từ các học trò đem lại. Đọc những dòng chữ, nhìn những nét mặt, ánh mắt khi họ kể về các ích lợi của PPLST đem lại cho chính họ, tôi như được nạp thêm năng lượng để đi tiếp.
- Còn lương tâm, theo cách hiểu của tôi, đấy là những giá trị vĩnh cửu chứ không phải các giá trị mang tính cơ hội đọng lại thành máu thịt của mình sau khi được giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) từ ngoài vào. Hổi nhỏ tôi được hưởng nền giáo dục thuận lợi. Ba má tôi là những tấm gương tận tuỵ và say mê với công việc. Tôi được học nhiều thầy ra thầy, được đọc những quyển truyện giúp hình thành những tình cảm tốt đẹp. Tôi trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Chính hoàn cảnh lúc ấy, chứ không chỉ những lời giáo huấn, làm tôi tự giác phải học bằng hai, học tất cả những gì thấy ích lợi đối với đất nước, dân tộc mình. Vì thế, học cùng lúc cả 2 trường và đi phổ biến PPLST là điều tự nhiên, như tằm được ăn dâu thì phải nhả tơ, nhả thật nhiều tơ.
Hỏi. Trong gần 150 khoá PPLST, ông nhớ những khoá nào nhất? Vì sao?
- Khoá một đánh dấu sự bắt đầu. Khoá 91 dạy cho các quan chức Bộ giáo dục Malaixia, chứng minh khả năng xuất khẩu PPLST là hiện thực. Khoá 126 dạy cho các cán bộ lãnh đạo và cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách Bộ khoa học - công nghệ & môi trường tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên được dạy lớp dành riêng cho quan chức cấp Bộ ở VN. Cũng như các quan chức PPLST cần cho mọi người, đặc biệt cho các nhà quản lý. Một số người còn cho rằng, PPLST giúp chúng ta tìm con đường tắt để rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Khoa 137 dạy cho cán bộ và nhân viên Công ty Unilever Việt Nam. Cách tổ chức, điều kiện vật chất dành cho dạy và học làm tôi liên tưởng: giá như các doanh nghiệp Việt Nam cũng chú ý bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình như thế.
Hỏi. Liên quan đến việc phát triển PPLST ở Việt Nam, điều gì làm ông lo lắng nhất?
- Nhân giống. Hiện nay TSK dạy PPLST để người học sử dụng vào cuộc sống và công việc của họ chứ chưa đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành như một số nước khác. Do vậy, nguy cơ "mất giống" luôn luôn hiện hữu.
Hỏi. Điều gì làm ông tiếc nhất?
- Chúng ta đã và đang bỏ lỡ thời cơ. Nếu 22 năm qua chúng ta chuẩn bị được một đội ngũ, chí ít một tập thể tương đối lớn có khả năng dạy PPLST ở trình độ quốc tế (mà đầu tư bằng VNĐ lại rất rẻ), chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu PPLST với lượng ngoại tệ thu được không phải là nhỏ. Ở Mỹ và Anh, một ngày học TRIZ trung bình một người phải trả 500 USD. Trừ một vài nước tiên tiến, thị trường PPLST trên thế giới, nhất là TRIZ đang là một vùng trắng nhờ chiếm lĩnh.
Hỏi. Trong các nghị quyết của Đảng, phần nói về giáo dục đào tạo thường nhấn mạnh đến sáng tạo, ví dụ "Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Xét về ý nghĩa này, TSK đang thực hiện nghị Đảng...
- Với tinh thần trách nhiệm, ngoài việc thường xuyên báo cáo cho cấp trên trực tiếp, tranh thủ những dịp có thể, chúng tôi đã cung cấp thông tin về PPLST cho nhiều đồng chí lãnh đạo ở những cấp cao hơn như thành phố, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ khoa học công nghệ & môi trường, Ban khoa giáo trung ương Đảng, chính phủ, Quốc hội và một số cơ quan, tổ chức như Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam... Tôi nghĩ trong quá trình phát triển của một đất nước, có những sáng kiến đi từ trên xuống, và ngược lại có lúc đi từ dưới lên. Như người ta thường nói, trên dưới gặp nhau thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn.
Hỏi. Câu hỏi cuối cùng: nếu một bạn trẻ muốn theo học PPLST nhưng còn do dự, ông sẽ nói gì với bạn ấy?
- Trước hết tôi phải tìm hiểu lý do vì sao bạn ấy do dự. Nếu do dự vì không biết PPLST có cần cho hành trang vào thế kỷ 21 không thì tôi sẽ kể hai mẩu chuyện kèm theo lời bình như sau:
1. Một buổi tối, Ernest Rutherford (nhà vật lý người Anh) ghé vào phòng thí nghiệm. Dù đã rất muộn, một học trò của ông vẫn miệt mài làm thí nghiệm. Ông hỏi anh ta: "Anh làm gì muộn vậy ?". Người học trò trả lời :"Thưa giáo sư, tôi làm việc".
- Thế ban ngày anh làm gì?
- Tôi làm việc.
- Và sáng sớm anh cũng làm việc?
Người học trò xác nhận và chờ đợi lời khen của thầy mình. Rutherford sa sầm nét mặt và bực bội hỏi :"Hãy nghe đây, khi nào thì anh suy nghĩ ?"
Thế kỷ 21 rất cần những người làm việc bằng cái đầu.
2. Có lần, công ty Siemens lắp ráp một cỗ máy rất quan trọng nhưng động cơ điện của nó không chạy. Công ty đã mời nhiều chuyên gia nổi tiếng nhưng không đạt được kết quả nào. Do vậy, công ty đưa ra giải thưởng 10.000 mác cho ai có thể làm động cơ hoạt động bình thường.
P. L. Kapitxa (nhà vật lý người Nga) đi vòng quanh xem xét động cơ. Ông cầm búa và gõ một nhát vào chân đế vòng bi: cả cỗ máy thình lình khởi động và từ đó trở đi hoạt động bình thường. P. L. Kapixa viết trong giấy biên nhận tiền như sau: "Tiền công một nhát búa - 1 mác và 9.999 mác là tiền trả cho việc suy nghĩ để biết cần đập nhát búa vào đâu".
Phần lương trả cho suy nghĩ để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả ngày càng lớn trong thế kỷ 21.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm